Cảm Biến Tốc độ Là Gì? Cấu Tạo, Phân Loại, Dấu Hiệu Lỗi Và Cách Khắc ...

Cảm biến tốc độ được biết đến với vai trò quan trọng, gia tăng độ an toàn cho người lái xe. Tuy nhiên, mỗi loại có những đặc điểm riêng, thích hợp với các loại xe khác nhau. Khi cảm biến tốc độ gặp lỗi có thể gây nên nguy hiểm lớn. Dưới đây là một số thông tin tổng hợp về bộ phận này.

Nội dung

Toggle
  • 1. Cảm biến tốc độ là gì? Có chức năng gì?
  • 2. Cấu tạo của cảm biến tốc độ
  • 3. Nguyên lý hoạt động của cảm biến tốc độ
  • 4. Các loại cảm biến tốc độ
  • 5. Nguyên nhân lỗi cảm biến tốc độ
  • 6. Dấu hiệu nhận biết lỗi cảm biến tốc độ và cách xử lý
    • 6.1 Dấu hiệu khi hệ thống ABS hoạt động không chính xác
    • 6.2 Dấu hiệu khi đèn báo ABS bật sáng
    • 6.3 Dấu hiệu khi đèn báo hệ thống kiểm soát lực kéo bật sáng (đèn Check Engine)
  • 7. Cách vệ sinh cảm biến tốc độ
  • 8. Cảm biến tốc độ trên xe nâng hàng

1. Cảm biến tốc độ là gì? Có chức năng gì?

Cảm biến tốc độ là bộ phận trên phanh điện tử đảm nhận nhiệm vụ phòng chống nguy cơ hãm cứng phanh bánh xe khi xe ô tô đang di chuyển cần giảm tốc độ đột ngột. Theo đó, khi xe được cài đặt cảm biến tốc độ sẽ giúp hạn chế tối đa khả năng trượt, văng và hướng lái được kiểm soát trong những trường hợp người lái gặp vấn đề, không thể chủ động được.

Cảm biến tốc độ xe có vai trò quan trọng
Cảm biến tốc độ xe có vai trò quan trọng

Chức năng chính của bộ phận này là đo số km thực tế của ô tô đã và đang chạy. Đồng thời, chúng đưa ra cảnh báo, hiệu chỉnh nhất định, cụ thể như sau:

  • Điều khiển tốc độ không tải – Idle Speed Control (ISC).
  • Điều khiển hộp số khi người lái chuyển số.
  • Hiệu chỉnh tỉ lệ hòa khí nạp và động cơ.
  • Điều khiển mô tơ trợ lực lái để điều khiển hệ thống trợ lực lái điện tử.
  • Chức năng điều khiển mô tơ gạt mưa theo tốc độ.
  • Điều khiển hệ thống auto lock – lock cửa tự động.
  • Đảm nhận nhiệm vụ điều khiển độ cao của gầm xe trên hệ thống nâng hạ gầm điện tử.

2. Cấu tạo của cảm biến tốc độ

Với ô tô, cấu tạo cơ bản của bộ phận cảm ứng bao gồm nhiều chi tiết. Chúng thường được đặt ở hốc bánh xe khi sử dụng đĩa phanh ở cả 4 bánh. Với những trường hợp xe có thêm phanh tang trống ở bánh phía sau thì bộ phận cảm biến tốc độ của xe ô tô sẽ được đặt ở vị trí hộp vi sai.

Hiện tại, cảm biến tốc độ ô tô có nhiều loại, điển hình như dùng quang học, loại từ, công tắc lưỡi gà và phần tử điện trở MRE. Trong đó, vị trí cảm biến tốc độ với loại MRE được lắp đặt trực tiếp trên hộp số hoặc hộp số phụ và được bánh răng thứ cấp dẫn động. Chúng có cấu tạo bao gồm: 1 mạch tích hợp HIC, 1 phần tử từ trở MRE và 1 vành từ. Các bộ phận có sự phối hợp nhịp nhàng với nhau tạo nên sự hoàn chỉnh và đảm nhận nhiệm vụ cảm biến tốc độ một cách tốt nhất.

Cấu tạo của cảm biến tốc độ trên xe ô tô
Cấu tạo của cảm biến tốc độ trên xe ô tô

3. Nguyên lý hoạt động của cảm biến tốc độ

Đây là vấn đề đang được nhiều người quan tâm. Khi tìm hiểu về bộ phận này, chắc hẳn thông tin nguyên lý hoạt động sẽ được nhiều người tìm kiếm. Theo đó, hệ thống này của ô tô hoạt động dựa theo nguyên lý cảm ứng từ.

Cụ thể, bộ phận trên có cấu tạo nam châm liên kết với bánh răng kim loại. Vì vậy, khi bánh xe quay, phần bánh răng này sẽ chuyển động theo và các răng trượt qua nam châm sẽ tạo nên dòng điện xoay chiều (chúng được hiểu là tín hiệu điện). Tiếp theo các tín hiệu sẽ được báo thông qua số lượng xung, truyền vào bộ mạch cảm biến tốc độ và tính toán vận tốc của xe. Vận tốc thực tế của xe sẽ được so sánh với tốc độ cài đặt sẵn để kiểm soát tài xế có vượt quá tốc độ cho phép hay không. Đây là nguyên lý hoạt động cơ bản của hệ thống cảm biến tốc độ trên xe ô tô.

Phân tích cụ thể có thể thấy đối với loại điện trở từ MRE thì chúng sẽ thay đổi theo hướng của đường sức từ tác dụng lên nó. Cụ thể, khi nam châm lắp trên vành quay làm cho điện áp đầu ra của MRE phát ra dạng sóng xoay chiều và sóng sẽ được chuyển hóa thành một dạng tín hiệu số. Sau đó, chúng biến đổi qua transistor trước khi đưa thông tin tới bảng taplo được lắp đặt trên xe ô tô.

Cảm biến có nguyên lý hoạt động đồng bộ
Cảm biến có nguyên lý hoạt động đồng bộ

4. Các loại cảm biến tốc độ

Có nhiều cách phân loại hệ thống cảm biến tốc độ, trong đó có 2 cách phổ biến nhất như sau:

Cách 1: Phân loại theo hở và kín, có 2 loại sau:

  • Cảm biến hở: Có cấu tạo bao gồm vòng kim loại và đầu đọc tách rời. Loại cảm biến này có nhược điểm là dễ bám bụi, các mảnh kim loại hay cát. Chính vì vậy chúng gây nên những tác động không tốt cho quá trình hoạt động của hệ thống mà điển hình là làm biến đổi dòng điện cảm ứng thu được. Vì vậy, loại này ít được sử dụng.
  • Cảm biến kín: Bao gồm nam châm và bánh răng kim loại khít với nhau. Loại cảm biến này nhờ thiết kế đặc biệt mà khắc phục được tình trạng bám bụi bẩn,.. Vì thế, chúng ít khi cần bảo dưỡng và phương tiện hoạt động được ổn định hơn, mượt mà hơn. Đây là loại cảm biến được sử dụng khá phổ biến hiện nay.
Có nhiều loại cảm biến tốc độ
Có nhiều loại cảm biến tốc độ

Cách 2: Phân loại theo cách cảm biến, bao gồm :

  • Cảm biến tốc độ xe loại công tắc lưỡi gà: Đây là loại cảm biến đời cũ nên chúng sử dụng chủ yếu là dây cáp truyền động từ hộp số lên đồng hồ taplo và được lắp trong bảng đồng hồ loại kim. 
  • Cảm biến quang học: Đây là cảm biến được làm từ đèn LED chiếu vào transistor quang học. Đây là loại cảm biến được lắp trong bảng đồng hồ và hiện được sử dụng khá phổ biến.
  • Cảm biến xe loại điện từ: Trong các loại cảm biến tốc độ xe thì đây cũng chính là một trong những cảm biến được ứng dụng rộng rãi. Khi trục thứ cấp của hộp số quay thì khoảng cách giữa lõi của cuộn dây và roto tăng hoặc giảm bớt các răng, số lượng đường sức từ đi qua lõi tăng hay giảm tương ứng sẽ tạo ra điện áp xoay chiều AC trong cuộn dây. Khi tần số của điện áp xoay chiều này tỷ lệ với tốc độ quay của roto sẽ giúp nhận biết tốc độ xe và kiểm soát chúng ở mức độ cho phép.
  • Cảm biến tốc độ bánh xe loại MRE (phần tử từ trở): Thông thường chúng được lắp trên hộp số hoặc hộp số phụ và được dẫn động bằng bánh răng trục thứ cấp.

5. Nguyên nhân lỗi cảm biến tốc độ

Cảm biến tốc độ trên xe có thể bị lỗi xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Trong đó, chủ yếu là do cảm biến lâu ngày không được vệ sinh, chịu tác động từ nội và ngoại lực, do va chạm,… điển hình như sau:

  • Bánh răng của cảm biến bị bào mòn, vỡ.
  • Vòng điện trở bị mòn.
  • Cảm biến bị bẩn do bụi, các mạt kim loại.
  • Đầu cắm, mạch điện bị hở, ngắn mạch dẫn đến kết nối điện bị kém.
  • Cảm biến gặp các lỗi hư hỏng
  • Do hộp PCM hoặc EBCM(Electronic Brake Control Module) bị lỗi.
  • ….
Lỗi cảm biến tốc độ có thể do nhiều nguyên nhân
Lỗi cảm biến tốc độ có thể do nhiều nguyên nhân

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên lỗi cảm biến tốc độ trên xe ô tô. Chính vì vậy, người dùng khi nhận thấy các dấu hiệu báo lỗi cần tìm hiểu rõ nguyên nhân để có hướng xử lý, khắc phục chuẩn nhất.

6. Dấu hiệu nhận biết lỗi cảm biến tốc độ và cách xử lý

Khi cảm biến tốc độ bị lỗi sẽ có những biểu hiện điển hình như sau:

6.1 Dấu hiệu khi hệ thống ABS hoạt động không chính xác

Hệ thống ABS đảm nhận nhiệm vụ hạn chế hiện tượng bó cứng khi phanh cũng như áp suất dầu sẽ được áp dụng cho từng bánh xe với sự điều khiển của ECU phù hợp với tốc độ của bánh xe đó. Chính vì vậy, ECU phải nhận được tín hiệu từ bộ phận cảm biến tốc độ. Nếu bộ phận này gặp vấn đề sẽ khiến hệ thống làm việc không chính xác, bánh xe có thể bị bó cứng, vô cùng nguy hiểm cho người lái. Đặc biệt, khi lái xe di chuyển ở tốc độ cao.

Để khắc phục lỗi này, tốt nhất lái xe hãy mang ngay tới gara để được đội ngũ kỹ thuật viên kiểm tra và khắc phục. Đây không phải lỗi đơn giản mà người dùng có thể xử lý ngay tại nhà.

6.2 Dấu hiệu khi đèn báo ABS bật sáng

Có thể nhiều người chưa biết, mối quan hệ giữa hệ thống ABS nói chung và cảm biến tốc độ là vô cùng mật thiết. Khi không nhận được tín hiệu từ tốc độ của bánh xe thì hệ thống ABS sẽ dừng hoạt động. 

Trường hợp tín hiệu bị mất có thể do hư hỏng mạch cảm biến, giắc cắm lỏng hoặc dây điện bị đứt. Ngoài ra, áp suất dầu phanh thấp, có không khí trong đường dầu, má phanh quá mòn,… đều có thể khiến đèn ABS sẽ phát sáng. Loại đèn này sẽ giúp cảnh báo người lái xe về hư hỏng. Lúc này, hãy mang xe tới gara để được kiểm tra kỹ càng.

Cần chú ý đến các dấu hiệu cảnh báo lỗi cảm biến tốc độ
Cần chú ý đến các dấu hiệu cảnh báo lỗi cảm biến tốc độ

6.3 Dấu hiệu khi đèn báo hệ thống kiểm soát lực kéo bật sáng (đèn Check Engine)

Khi người lái xe tắt hệ thống TCS thì đèn sẽ được bật sáng. Tuy nhiên, trường hợp nếu người lái xe không tắt hệ thống trên mà đèn vẫn bật sáng thì nguyên do đến từ lỗi cảm biến tốc độ.

Tương tự như ABS thì hệ thống kiểm soát lực kéo sinh ra với nhiệm vụ đảm bảo an toàn cho xe thông qua việc kiểm soát sự trượt ở các bánh xe nhờ việc phân bố công suất động cơ tới các bánh xe một cách hợp lý và theo tốc độ của bánh xe đó. Chính vì vậy, khi cảm biến tốc độ gặp lỗi phát sinh hư hỏng thì đèn 

Đôi khi cảm biến tốc độ xe bị hư hỏng thì đèn Check Engine cũng có thể bật sáng. Bên cạnh đó, đồng hồ đo tốc độ xe trên cụm đồng hồ cũng có thể không hoạt động. Đây cũng là dấu hiệu rõ ràng nhận biết lỗi cảm biến tốc độ mà người lái xe nên chú ý.

7. Cách vệ sinh cảm biến tốc độ

Như thông tin được cập nhật phía trên, cảm biến tốc độ có thể phát sinh lỗi do không được vệ sinh thường xuyên, chịu tác động từ môi trường bên ngoài. Chính vì vậy, việc vệ sinh cảm biến tốc độ xe cũng là việc làm cần thiết, đảm bảo bộ phận này có thể hoạt động tốt nhất. Những bước vệ sinh cơ bản được tiến hành như sau:

  • Bước 1: Mở bánh xe

Người lái chỉ cần để xe ở vị trí bằng phẳng, rộng rãi, đảm bảo an toàn và bắt đầu quá trình vệ sinh bằng cách dùng kích nâng gầm lên và mở lốp xe ra. Lưu ý, nếu tiến hành vệ sinh cảm biến bên lái thì đánh vô lăng hết qua bên phụ và ngược lại.

  • Bước 2: Tháo cảm biến

Thông thường cảm biến tốc độ được đặt ngay ở vị trí gần bánh xe. Vì vậy, sau khi mở bánh, cần tìm đúng vị trí của cảm biến để tháo ra. Lưu ý không kéo mạnh cảm biến mà hãy tháo các bu lông cố định dây cáp cảm biến và bu lông cố định cảm biến. Sau đó mới tiến hành tháo cảm biến.

Cần vệ sinh cảm biến thường xuyên
Cần vệ sinh cảm biến thường xuyên
  • Bước 3: Vệ sinh cảm biến

Hãy sử dụng dung dịch vệ sinh cảm biến tốc độ chuyên dụng để tiến hành làm sạch chúng. Việc sử dụng chất tẩy rửa thông thường là hoàn toàn không được. Riêng đối với phần bánh răng thì người dùng có thể sử dụng chổi lông để cọ sạch hơn. 

  • Bước 4: Lắp cảm biến, lắp bánh xe

Sau khi tiến hành vệ sinh cảm biến sạch sẽ thì hãy lắp lại chúng vào bánh xe. Lưu ý cần siết chặt các bu lông và lắp bánh xe vào vị trí ban đầu. Đây cũng là bước cuối cùng để hoàn thành quá trình vệ sinh cho bộ phận này.

8. Cảm biến tốc độ trên xe nâng hàng

Có thể nhiều người chưa biết, với xe nâng hàng thì cảm biến tốc độ cũng chính là bộ phận quan trọng. Chúng có vai trò hỗ trợ tăng tính an toàn khi vận hành xe nâng, giúp người lái nắm được tốc độ chính xác khi vận hành, hỗ trợ đèn báo hiệu, còi,… giảm thiểu tai nạn và những rủi ro khi vận hành xe nâng hàng.

Đặc điểm:

  • Có thể cài đặt tốc độ tối đa cho xe
  • Kiểm soát nhân viên vận hành
  • Chức năng khoá thông minh
  • Cài đặt số điểm kiểm tra
  • Có đèn và còi báo hiệu cho người vận hành theo từng cấp độ 
  • Hiệu chuẩn tốc độ theo tốc độ thực của xe
  • Lưu trữ số lần vượt tốc độ của từng nhân viên vận hành trong suốt quá trình làm việc
Cảm biến tốc độ trên xe nâng rất quan trọng
Cảm biến tốc độ trên xe nâng rất quan trọng

Có thể nói, với xe nâng hàng nói chung hay các loại xe ô tô, xe máy,… thì cảm biến tốc độ cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Chúng không chỉ nhận biết tốc độ mà còn kiểm soát chúng ở mức độ cho phép theo cài đặt, nâng cao an toàn cho lái xe.

Phía trên là những thông tin chúng tôi cung cấp về cảm biến tốc độ. Hy vọng bài viết hữu ích cho nhiều người. Với khách hàng có nhu cầu mua xe nâng chính hãng, giá rẻ có thể liên hệ hotline 0869 285 225 để được đội ngũ chuyên viên tư vấn chi tiết.

Xem thêm:

  • Cảm biến áp suất lốp và những thông tin cần nắm rõ!
  • Hệ thống làm mát bằng không khí là gì?
4.8/5 - (39 bình chọn) Tin cùng chuyên mục Dầu thủy lực là dầu gì Dầu thủy lực là gì? Nguồn gốc, cấu tạo, và ứng dụng Hộp số là gì Hộp số là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hộp số  Gạch xi măng bao gồm nhiều loại GẠCH XI MĂNG: Ưu điểm, Phân loại, Giá bán CHUẨN 100% dộng cơ dốt trong Động cơ là gì? 2 loại động cơ phổ biến nhất [Chi tiết] Tác dụng bơm khí nito vào lốp ô tô Tác dụng bơm khí nitơ vào lốp ô tô, xe nâng. Có nên làm như vậy không? Hệ thống đánh lửa hoạt động theo nguyên lý nhất quán Hệ thống đánh lửa là gì? Nhiệm vụ, cấu tạo, phân loại và sự cố thường gặp DEM là gì DEM là gì? DET là gì? Cách phân biệt Dem, Det và Storage Nganh cong nghe thong tin Xu hướng ngành công nghệ thông tin | Giai đoạn 2023 – 2025

Từ khóa » Bộ Biến Tốc Là Gì