Sự Thật Cần Biết Về Cảm Biến Tốc độ Bánh Xe | DPRO Việt Nam
Có thể bạn quan tâm
Bạn có biết cảm biến tốc độ bánh xe ô tô là gì ? Nó nằm ở đâu và có nhiệm vụ như thế nào ?
Nếu bị hư hỏng thì kiểm tra và sửa chữa ra sao?
Tất cả thông tin mà bạn cần sẽ có đầy đủ trong bài viết dưới đây của DPRO.
Mục lục nội dung bài viết
- Chức năng và nhiệm vụ của cảm biến tốc độ xe
- Phân loại cảm biến tốc độ bánh xe
- Cấu tạo của cảm biến tốc độ bánh xe và nguyên lý hoạt động
- Vị trí lắp đặt của cảm biến tốc độ xe
- Dấu hiệu cảm biến tốc độ xe hư hỏng trên
- Vệ sinh bảo dưỡng cảm biến tốc độ
Chức năng và nhiệm vụ của cảm biến tốc độ xe
Cảm biến tốc độ xe có nhiệm vụ nhận biết tốc độ thực tế mà xe đang chạy. Nó là bộ phận nằm bên trong bộ phận phanh điện tử.
Cảm biến có mục đích phòng chống sự hãm cứng phanh của bánh xe trong trường hợp cần giảm tốc độ đột ngột để hạn chế tối đa khả năng bị trượt khi đạp phanh.
Khi bánh xe có dấu hiệu bị trượt khi đạp phanh thì tín hiệu từ bộ xử lý được gửi đi để yêu cầu nhả phanh ra, khi bánh xe lăn được má phanh lại ép vào.
Quá trình nhả, ép má phanh được thực hiện tự động bởi cảm biến cho đến khi xe dừng hẳn hoặc chân người điều khiển không còn ở vị trí đạp phanh.
Phân loại cảm biến tốc độ bánh xe
Hiện có hai loại cảm biến tốc độ ô tô, đó là cảm biến kín và cảm biến hở.
Cảm biến hở
Các chi tiết của cảm ứng như đầu đọc và vòng kim sẽ được tách rời với nhau.
Loại này dễ bị bám bụi và các chất bẩn bắn vào làm ảnh hưởng đến độ chính xác và quá trình hoạt động của cảm biến tốc độ.
Vì vậy, sau một thời gian sử dụng cảm biến hở sẽ bị gặp trục trặc, và sẽ làm cho đèn của hệ thống chống bó cứng phanh ABS phát sáng.
Cảm biến kín
Cảm biến kín sẽ khắc phục được nhược điểm của cảm biến hở. Chúng không cần phải bảo dưỡng, lau chùi thường xuyên và hoạt động ổn định, chính xác hơn.
Để có thể biết chính xác xe của mình là sử dụng loại cảm biến nào, bạn cần tháo khối quay kiểm tra hệ thống phanh và lật mặt sau để quan sát.
Nếu thấy cảm biến với nam châm và bánh răng kim loại rời nhau, đó chính là cảm biến kiểu hở, và nếu không có thì là cảm biến kín.
Cấu tạo của cảm biến tốc độ bánh xe và nguyên lý hoạt động
Sơ đồ dưới đây thể hiện cấu tạo và nguyên lý hoạt động của cảm biến tốc độ
Nguyên lý làm việc của cảm biến tốc độ bánh xe abs cũng dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ.
Dù cho được lắp đặt ở bất cứ đâu thì chức năng chính của chúng là cung cấp thông tin về tốc độ quay giữa các bash.
Cảm biến bao gồm một cực nam châm điện gắn gần bánh răng.
Khi xe chuyển động, bánh xe quay, bánh răng sẽ quay theo và nam châm sẽ tạo ra dòng điện xoay chiều và truyền vào bộ mạch cảm biến tốc độ.
Từ đó chúng được tính toán và biết vận tốc của xe, điều chỉnh tốc độ của xe rồi điều chính các bash trở lại bằng nhau để tránh hiện tượng bó cứng.
Vị trí lắp đặt của cảm biến tốc độ xe
Đối với những xe đời cũ vẫn sử dụng dây cáp xoắn truyền động từ hộp số lên đồng hồ tap lô thì cảm biến tốc độ xe là loại công tắc lưỡi gà hoặc loại quang nằm ngay tại đồng hồ kim báo Km
Với những xe sử dụng cảm biến tốc độ xe loại MRE thì chúng được đặt tại đầu ra của hộp số và được dẫn động bằng bánh răng của trục thứ cấp.
Một số loại xe khác sử dụng tích hợp với cảm biến tốc độ đầu ra của hộp số (output sensor).
Các dòng xe đời mới hiện nay sẽ sử dụng tín hiệu từ 4 cảm biến tốc độ bánh xe thông qua mạng giao tiếp CAN.
Dấu hiệu cảm biến tốc độ xe hư hỏng trên
- Đồng hồ báo tốc độ và số Km xe chạy không hoạt động
- Tính năng kiểm soát hành trình không hoạt động hoặc hoạt động không chính xác.
- Đèn báo ABS sáng:
- Đèn CHECK ENGINE phát sáng báo lỗi cảm biến tốc độ xe.
- Sáng một số đèn báo liên quan đến hệ thống trên xe có sử dụng tín hiệu cảm biến tốc độ xe. (tùy vào từng dòng xe).
Vệ sinh bảo dưỡng cảm biến tốc độ
Cũng như các bộ phận khác cũng như các loại cảm biến khác, cảm biến tốc độ xe ô tô cũng cần phải kiểm tra và bảo dưỡng thường xuyên.
Đầu tiên việc cần làm là xác định chính xác xe là dẫn động cầu trước hay dẫn động bốn bánh để biết vị trí lắp cảm biến.
Với những dòng xe sử dụng dẫn động cầu trước hoặc dẫn động 4 bánh, người dùng phải tháo toàn bộ cụm chứa cảm biến rồi rút từng cảm biến ra để kiểm tra.
Xe sử dụng loại cảm biến kín hoặc hở cũng ảnh hưởng nhiều đến chế độ kiểm tra.
Đối với loại cảm biến kín, bạn không cần phải thường xuyên phải thay thế, trừ khi có dấu hiệu hỏng.
Đối với loại cảm biến rời, bạn nên kiểm tra thường xuyên, tránh các bụi bẩn, mảnh kim loại phanh gây ra những lỗi ở cảm biến.
Để vệ sinh bạn cần tháo rời cảm biến và lau sạch bằng chất tẩy chuyên dụng.
Sử dụng khăn lau mềm và chổi lông để lau chùi một cách cẩn thận, tránh chữa “ lợn lành thành lợn què”.
Sau khi lau xong, lấy máy nén để thổi bụi bẩn còn sót lại ra ngoài.
Cụ thể quy trình vệ sinh gồm 3 bước:
- Tháo bánh xe
- Tháo cảm biển tốc độ
- Vệ sinh và lắp lại cảm biến
Trên đây là những thông tin về cảm biến tốc độ ô tô mà DPRO tổng hợp và cung cấp cho các bạn. Hy vọng nó sẽ có ích trong việc tìm hiểu và chăm sóc các bộ phận trên xe.
Từ khóa » Bộ Biến Tốc Là Gì
-
Tìm Hiểu Biến áp, Biến Tốc Và Biến Tần - 3CElectric
-
Interval Run Là Gì - IMSPORTS
-
Cảm Biến Tốc độ ô Tô Là Gì? Cấu Tạo Nguyên Lý Hoạt động - Kata Vina
-
BIẾN TỐC THỦY LỰC - Xe Tải Dongben Chính Hãng
-
Cảm Biến Tốc độ ô Tô Là Gì? Nguyên Lý Hoạt động Và Dấu Hiệu Hư Hỏng
-
đề án Bộ Biến Tốc Ma Sát - Tài Liệu Text - 123doc
-
Thuật Ngữ: Interval Run Là Gì? • Yêu Chạy Bộ
-
Dẫn động điều Tốc – Wikipedia Tiếng Việt
-
Cảm Biến Tốc độ Là Gì? Cấu Tạo, Phân Loại, Dấu Hiệu Lỗi Và Cách Khắc ...
-
Bộ Tăng Tốc,biến Tốc Của Xe đạp địa Hình
-
# Interval Run Là Gì ? - Chạy Biến Tốc Là Gì? - Ohmygiay
-
Từ điển Tiếng Việt "bộ điều Tốc" - Là Gì?
-
Bộ điều Tốc Là Gì? Cấu Tạo Và Nguyên Lý Hoạt động Của Bộ điều Tốc
-
Chạy Interval Cho Tất Cả Cấp độ: Hướng Dẫn Bắt đầu Dành Cho ...
-
Biến Tần Là Gì, Cấu Tạo Biến Tần, Lợi ích Của Biến Tần
-
Bài Tập Biến Tốc (Interval Workout) - CHẠYBỘ.VN