Cảm Nhận Khổ Thơ 3. 4 Bài, "Ánh Trăng" - Ngữ Văn Lớp 9

+500k Đăng ký Đăng nhập +Gửi bài tập +Viết
  • Trang chủ
  • Giải bài tập Online
  • Đấu trường tri thức
  • Dịch thuật
  • Flashcard - Học & Chơi
  • Cộng đồng
  • Trắc nghiệm tri thức
  • Khảo sát ý kiến
  • Hỏi đáp tổng hợp
  • Đố vui
  • Đuổi hình bắt chữ
  • Quà tặng và trang trí
  • Truyện
  • Thơ văn danh ngôn
  • Xem lịch
  • Ca dao tục ngữ
  • Xem ảnh
  • Bản tin hướng nghiệp
  • Chia sẻ hàng ngày
  • Bảng xếp hạng
  • Bảng Huy hiệu
  • LIVE trực tuyến
  • Đề thi, kiểm tra, tài liệu học tập

Bài tập / Bài đang cần trả lời

Cấp học Đại học Cấp 3 (Trung học phổ thông) - Lớp 12 - Lớp 11 - Lớp 10 Cấp 2 (Trung học cơ sở) - Lớp 9 - Lớp 8 - Lớp 7 - Lớp 6 Cấp 1 (Tiểu học) - Lớp 5 - Lớp 4 - Lớp 3 - Lớp 2 - Lớp 1 Trình độ khác Môn học Âm nhạc Mỹ thuật Toán học Vật lý Hóa học Ngữ văn Tiếng Việt Tiếng Anh Đạo đức Khoa học Lịch sử Địa lý Sinh học Tin học Lập trình Công nghệ Giáo dục thể chất Giáo dục Công dân Giáo dục Quốc phòng và An ninh Ngoại ngữ khác Xác suất thống kê Tài chính tiền tệ Giáo dục kinh tế và pháp luật Hoạt động trải nghiệm Khoa học tự nhiên Khoa học xã hội Tự nhiên & xã hội Bằng lái xe Tổng hợp Xino FF Gaming TV Ngữ văn - Lớp 910/12/2020 22:02:56Cảm nhận khổ thơ 3. 4 bài, "Ánh trăng"

Cảm nhận khổ thơ 3,4 bài ánh trăng

3 trả lời + Trả lời +2đ Hỏi chi tiết Trợ lý ảoHỏi gia sư Học gia sư 15.086lazi logo×

Đăng nhập

Đăng nhập fb Đăng nhập với facebook gg Đăng nhập với google Đăng ký | Quên mật khẩu?

Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).

3 trả lời

Thưởng th.10.2024

Xếp hạng

Đấu trường tri thức +500K

813 Nguyễn Anh Minh10/12/2020 22:04:47+5đ tặng

Bài thơ “Ánh trăng” được Nguyễn Duy sáng tác như một lời tự nhắc nhở nhớ về những năm tháng gian lao đã qua của người lính. Đặc biệt, bốn khổ cuối của bài thơ đã làm rõ cảm xúc của nhân vật trữ tình khi gặp lại cái vầng trăng tình nghĩa:

“Từ hồi về thành phốquen ánh điện, cửa gươngvầng trăng đi qua ngõnhư người dưng qua đường”

Chiến tranh qua đi, người lính từ biệt nơi chiến trường đau thương để về với thành phố. Cuộc sống hiện đại của thành phố với “ánh điện”, “cửa gương” - đó là ánh sáng của văn minh hiện đại đã khiến con người dần quên đi cuộc sống ở chiến trường. Và sự thay đổi hoàn cảnh sống đã dẫn đến sự thay đổi về tình cảm. Những ánh sáng của văn minh, làm khuất đi ánh sáng quen thuộc của ánh trăng. Để rồi ngay cả khi vầng trăng vô tình đi qua ngõ, lại giống như người dưng qua đường. Nhà thơ đã sử dụng biện pháp tu từ so sánh: “vầng trăng” - “người dưng”. Hai chữ “người dưng” dùng để chỉ những người không quen biết, hoàn toàn xa lạ. Vậy mà ở đây, thật buồn làm sao khi “ánh trăng” đã từng là người bạn tri kỷ gắn bó suốt những năm tháng chiến tranh lại trở nên xa lạ. Để rồi chỉ khi rơi vào tình huống thật bất ngờ, nhân vật trữ tình mới chợt nhận ra:

"Thình lình đèn điện tắtphòng buyn-đinh tối omvội bật tung cửa sổđột ngột vầng trăng tròn"

Tình huống bất ngờ xảy ra ở đây là mất điện, khiến cho “phòng buyn-đinh” trở nên tối om. Nhân vật trữ tình vội vàng “bật tung cửa sổ” - một hành động mạnh mẽ, quyết liệt để tìm kiếm ánh sáng. Và rồi ánh trăng hiện ra ngay trước mắt. Không phải đến hôm nay ánh trăng mới xuất hiện, trăng vẫn ở đó, chỉ có con người là không để ý. Cách dùng từ “đột ngột” gợi ra một cảm giác bất ngờ, không báo trước khiến con người thấy bàng hoàng và xúc động. Thì ra biết bao lâu nay, ánh trăng vẫn ở đó, tròn đầy và sáng rõ. Nếu trước đó chỉ là sự tình cờ “đi qua ngõ” thì ở đây, nhân vật trữ tình đã đối mặt trực tiếp với anh trăng:

“Ngửa mặt lên nhìn mặtcó cái gì rưng rưngnhư là đồng là bểnhư là sông là rừng”

Đối mặt với ánh trăng, bỗng nhiên mọi kỉ niệm xưa cũ lại quay về. “Có cái gì rưng rưng” - sự xúc động nghẹn ngào khi nhớ về kỉ niệm tuổi thơ hòa mình với thiên nhiên, nhờ về những ngày tháng chiến đấu gian khổ bên vầng trăng hiện về. Để rồi, nhân vật tự trách móc bản thân:

“Trăng cứ tròn vành vạnhkể chi người vô tìnhánh trăng im phăng phắcđủ cho ta giật mình”

Ánh trăng thì vẫn tròn đầy như vậy, mang trong nó một tình cảm thủy chung chân thành. Còn con người thì lại vô tình thay đổi. Nhưng trước sự thay đổi ấy, ánh trăng lại không một lời trách móc - “im phăng phắc”, mà bao dung và tha thứ. Điều đó khiến cho con người phải cảm thấy “giật mình” - thức tỉnh trước ánh trăng. Con người nhận ra sự vô tâm, có phần bội bạc của bản thân và rồi tự nhắc nhở mình không được quên đi thứ tình nghĩa tốt đẹp ấy.

Như vậy, bốn khổ thơ cuối là bước chuyển biến lớn trong mạch cảm xúc của bài thơ. Nguyễn Duy đã tạo ra một tình huống độc đáo để từ đó gửi gắm những bài học sâu sắc.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời(?) Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ Đăng nhập bằng Google Đăng nhập bằng Facebook Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập 174 Tú Uyên10/12/2020 22:05:44+4đ tặngTừ lâu, trăng và người đã trở thành những đôi bạn tri kỉ, thân thiết: ”Trăng thương, trăng nhớ, hỡi trăng ngần” thì đến ”Ánh trăng” của Nguyễn Duy quy luật ấy vẫn không hề thay đổi,trăng và người, người và trăng, họ vẫn vậy, vẫn gắn bó không rời. Khổ thơ thứ ba là cuộc sống hiện tại của trăng và còn người; đến khổ thơ thứ tư là một tình huống bất ngờ xảy ra làm thay đổi mạch cảm xúc của tác giả.Khổ thơ thứ ba bài Ánh trăng là cuộc sống hiện tại với những thay đổi trong mối quan hệ của nhà thơ với vầng trăng: Từ hồi về thành phố quen ánh điện cửa gương vầng trăng đi qua ngõ như người dưng qua đường Khổ thơ đã nêu rõ đước hoàn cảnh sống lúc bấy giờ là khi đất nước hòa bình. Hoàn cảnh sống thay đổi: xa rời cuộc sống giản dị của quá khứ, con người được sống sung túc trong “ánh điện cửa gương” – hoán dụ cho cuộc sống đầy đủ, tiện nghi, khép kín trong những căn phòng hiện đại,xa rời thiên nhiên. “Vầng trăng đi qua ngõ – như người dưng qua đường”: Vầng trăng bây giờ đối với người lính năm xưa giờ chỉ là dĩ vãng, dĩ vãng nhạt nhòa của quãng thời gian xa xôi nào đó. Với biện pháp nhân hóa và so sánh, “Vầng trăng tình nghĩa” trở thành “người dưng qua đường”. Vầng trăng vẫn “đi qua ngõ”, vẫn tròn đầy, vẫn thủy chung tình nghĩa, nhưng con người đã quên trăng, hờ hững, lạnh nhạt, dửng dưng đến vô tình. Vầng trăng giờ đây bỗng trở thành người xa lạ, chẳng còn ai nhớ, chẳng còn ai hay biết. Rõ ràng, khi thay đổi hoàn cảnh, con người có thể dễ dàng quên đi quá khứ, có thể thay đổi về tình cảm. Nói chuyện quên nhớ ấy, nhà thơ đã phản ánh một sự thực trong xã hội thời hiện đại. Đến khổ thơ thứ ba, tác giả đã tạo ra sự đối lập về hoàn cảnh sống của con người giữa hiện tại và quá khứ. Hình ảnh “ánh điện của gương” là cách nói hoán dụ tượng trưng cho cuộc sống đầy đủ, tiện nghi, khép kín trong căn phòng hiện đại, xa rời thiên nhiên. Trước đây con người sống với sông, đồng, bể, rừng, thiên nhiên, còn giờ đây lại sống với tiện nghi đầy đủ: ánh điện, cửa gương, phòng buyn-đinh.Từ đó nhà thơ diễn tả sự đổi thay trong tình cảm của con người lãng quên vầng trăng từng một thời tri kỉ. Câu chuyện tâm tình được kể rất giản dị, mộc mạc, giọng thơ thì thầm như đang trò chuyện, giãi bày tâm sự, lời thơ trữ tình, sâu lắng, qua đó tác giả đã thể hiện những cảm xúc hết sức chân thành. Nhịp thơ chậm, những chữ đầu không viết hoa diễn tả dòng suy nghĩ miên man của nhà thơ. Ánh trăng đã đựơc tác giả nhân hoá để gửi gắm suy tư về nhân tình thế thái.Lời thơ so sánh của Nguyễn Duy “vầng trăng đi qua ngõ, như người dưng qua đường” như xoáy vào lòng người một nỗi niềm xót xa nhức nhối,bới sự phản bội ở đây không chỉ với lịch sử,với thiên nhiên mà còn với chính bản thân mình nữa Người đọc bị cuốn theo mạch cảm xúc của tác giả và cảm thấy có chút gì đó bàng hoàng như vừa nghe một lời thú tội. Đó chắc hẳn phải là những lời “thú tội” rất mực chân thành và dũng cảm. Từ hồi về thành phố có lẽ là khi chiến tranh đã qua rồi, cuộc sống yên bình đã trở lại và cũng có nghĩa là những gian khổ, ác liệt của cuộc chiến đấu đã lùi xa. Những no đủ hạnh phúc của cuộc sống mới hấp dẫn hơn vầng trăng tri kỉ năm nào. Có lẽ vì thế mỗi khi vầng trăng đi qua chỉ như người lạ mặt, dường như tác giả không còn nhận ra đó đã từng là người bạn tri kỉ năm nào, từng là người bạn nghĩa tình ngày trước. Lời thơ pha chút chua xót, dường như tác giả đang cố giữ nguyên không để cho những lời tâm tình kia xao động. Mỗi khổ thơ lại gợi mở trong lòng ta những cảm xúc khác nhau. Với cách viết giản dị, mộc mạc, thật khó tìm ra những lời thơ hoa mĩ hay những biện pháp tu từ nghệ thuật đặc biệt nhưng những lời thơ ấy có sức hấp dẫn lôi cuốn người đọc đến kì lạ. Thời gian trôi qua cuốn theo mọi thứ như một cơn lốc, chỉ có tình cảm là còn ở lại trong tâm hồn mỗi con người như một ánh dương chói loà. Thế nhưng con người không thể kháng cự lại sự thay đổi đó. Người lính năm xưa nay cũng làm quen dần với những thứ xa hoa nơi “ánh điện, cửa gương”. Và rồi trong chính sự xa hoa đó, người lính đã quên đi người bạn tri kỉ của mình, người bạn mà tưởng chừng chẳng thể quên được, “người tri kỉ ấy” đi qua ngõ nhà mình nhưng mình lại xem như không quen không biết. Phép nhân hoá vầng trăng trong câu thơ thật sự có cái gì đó làm rung động lòng người đoc bởi vì vầng trăng ấy chính là một con người. Cũng chính phép nhân hoá đó làm cho người đọc cảm thương cho một “người bạn” bị chính người bạn thân một thời của mình lãng quên. Sự ồn ã của phố phường, những công việc mưu sinh và những nhu cầu vật chất thường nhật khác đã lôi kéo con gười ra khỏi những giá trị tinh thần ấy, một phần vô tâm của con người đã lấn át lí trí của người lính, khiến họ trở thành kẻ quay lưng với quá khứ. Con người khi được sống đầy đủ về mặt vật chất thì thường hay quên đi những giá trị tinh thần, quên đi cái nền tảng cơ bản củacuộc sống, đó chình là tình cảm con người. Cuộc sống hiện đại với ánh sáng chói loà của ánh điện cửa gương,với những vật dụng ngày càng hiện đại dường như đã làm lu mờ ánh sáng của vầng trăng.Tác giả đã tạo ra sự đối lập giữa vầng trăng nghĩa tình trong quá khứ với vầng trăng xa lạ như người dưng qua đường bây giờ.Là ánh trăng đã khác ánh trăng của ngày xưa? Không! Ánh trăng vẫn thế vẫn gần gũi thân thương dịu dàng,chỉ có hoàn cảnh sống của con người đã thay đổi khiến họ không nhận ra vẻ đẹp của vầng trăng tri kỉ ngày xưa hay chính họ đã thờ ơ,họ quên đi.Thật xót xa cho vầng trăng tuổi thơ vầng trăng đi bên nhau một thời chinh chiến như tri kỉ,vậy mà khi người ta sống giữa phồn hoa đô thị thig nó lại bị lãng quên.Mấy chục năm về trước Tố Hữu cũng đã từng băn khoăn, trăn trở về sự thay đổi của lòng người như thế trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu: Mình về thành thị xa xôi Nhà cao còn nhớ núi đồi nữa chăng Phố cao còn nhớ bản làng Sáng đèn còn nhớ ánh trăng giữa rừng Thế rồi đến khổ thơ thứ tư, cái tâm hồn – vầng trăng ấy sẽ phải làm quen với môt hoàn cảnh sống hoàn toàn mới mẻ: Thình lình đèn điện tắt phòng buyn-đinh tối om vội bật tung cửa sổ đột ngột vầng trăng tròn Đó là một tình huống hết sức bất ngờ: mất điện, phòng tối om. Các động từ mạnh “vội bật tung” cho thấy thái độ vội vàng, khẩn trương của con người khi bắt gặp vầng trăng. Đây là khổ thơ quan trọng trong cấu tứ toàn bài. Chính cái khoảnh khắc bất ngờ ấy đã tạo nên bước ngoặt trong mạch cảm xúc của nhà thơ. Sự xuất hiện bất ngờ của vầng trăng khiến nhà thơ ngỡ ngàng, bối rối, gợi cho nhà thơ bao kỉ niệm nghĩa tình. Đây là khổ thơ quan trọng trong cấu tứ của toàn bài,là sự chuyển biến có ý nghĩa bước ngoặt của mạch cảm xúc, bộc lộ rõ chủ đề tư tưởng của bài thơ. Ở đây không chỉ là sự thay thế ánh trăng cho ánh điện mà còn là sự thức tỉnh trong tiềm thức của con người. Các từ “bật tung”, “đột ngột” diễn tả cảm xúc mạnh mẽ bất ngờ có cái gì như là thoảng thốt âu lo trong hình ảnh”Vội bật tung cửa sổ” Vầng trăng ấy đâu phải chỉ khi đèn điện tắt mới xuất hiện mà nó vẫn nguyên vẹn như thế, tròn đầy như thế, dịu lành như thế, vẫn lặng lẽ đi bên cạnh cuộc đời con người,nó làm sáng lên cái góc tối đánh thức sự quên lãng trong cái đời sống đủ đầy đến thừa thãi của con người. Lãng quên vô tình có thể sẽ là mãi mãi nếu không có một bất ngờ. Hoàn cảnh bài thơ được đẩy đến bước ngoặt mới khi “thình lình đèn điện tắt – phòng buyn – điện tối om”. Đây là một tình huống rất quen thuộc, rất thực nhưng cũng chính tình huống ấy đã tạo nên bước ngoặt để tác giả bộc lộ cảm xúc, thể hiện chủ đề của tác phẩm. Khi đèn điện tắt, cũng là khi không còn được sống trong cái xa hoa, đầy đủ về vật chất, người lính bỗng phải đối diện với cái thực tại tối tăm. Trong cái “thình lình”, “đột ngột” ấy, người lính vôi bật tung cửa sổ và bất ngờ nhận ra một cái gì đó. Đó chẳng phải ai xa lạ mà chính là người bạn tri kỉ năm xưa của mình đây hay sao? Con người ấy không hề biết được rằng cái người bạn tri kỉ, tình nghĩa, người bạn đã bị anh ta lãng quên luôn ở ngoài kia để chờ đợi anh ta. “Người bạn ấy” không bao giờ bỏ rơi con người, không bao giờ oán giận hay trách móc con người vì họ đã quên đi mình. Vầng trăng ấy vẫn rất vị tha và khoan dung, nó cũng sẵn sàng đón nhận tấm lòng của một con người biết sám hối, biết vươn lên hoàn thiện mình. Cuộc đời mỗi con người không ai có thể đoán biết trước được. Không ai mãi sống trong một cuộc sống yên bình mà không có khó khăn, thử thách. Cũng như một dòng sông, đời người là một chuỗi dài với những quanh co, uốn khúc. Và chính trong những khúc quanh ấy, những biến cố ấy, con người mới thật sự hiểu được cái gì là quan trọng, cái gì sẽ gắn bó với họ trong suốt hành trình dài và rộng của cuộc đới. Dường như người lính trong bài thơ đã hiểu được điều đó! Điểm từ người đăng bài:0 1 2 3 Tặng xu Tặng quà Báo cáo Bình luận: 0 Gửi136 ★彡кιиz︵²ᵏ⁵10/12/2020 22:15:29+3đ tặng

Trăng vốn là đề tài quen thuộc trong thơ ca truyền thống để giãi bày tâm sự, vẻ đẹp thánh thiện, sự chiêm nghiệm... và trong mỗi thể loại thơ trăng lại mang một nét đẹp riêng. Đặc biệt là trong bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy. Đến với bốn khổ thơ cuối, người đọc sẽ cảm nhận được thông điệp mà nhà thơ muốn gửi gắm.

Quỹ đạo của cuộc sống và dòng đời trong đục khiến con người cứ tất bật, hối hả, chìm trong nhịp sống gấp gáp làm ăn. Nhưng cuộc đời lại là một chuỗi những quy luật nhân - quả nối tiếp nhau, con người có lúc may, lúc rủi, lúc thành công, khi thất bại, lúc vui buồn và sự đổi ngôi là tất yếu để mỗi người tự hoàn thiện mình hơn: “thình lình đèn điện tắt/phòng buyn đinh tối om”. Một sự kiện bình thường, ngẫu nhiên trong cuộc sống hiện đại được Nguyễn Duy đưa vào trong thơ và sử dụng tài tình thành điểm thắt nút, đẩy bài thơ lên đến cao trào. Bởi nếu như không có cảnh hôm ấy chắc mấy ai đã nhìn lại mình mà suy xét bản thân để nhận ra sự thay đổi vô tình của mình. Bốn khổ cuối bài thơ đã làm nổi bật lên điều đó:

“Thình lình đèn điện tắtphòng buyn đinh tối omvội bật tung cửa sổđột ngột vầng trăng tròn”

Cả khổ thơ là một chuỗi những hành động liên tục, kế tiếp nhau, nhanh, dồn dập gấp gáp để rồi ngỡ ngàng, ngạc nhiên không nói thành lời: “đột ngột vầng trăng tròn”.

Ta bỗng dưng tự hỏi tại sao lại là trăng tròn mà không là trăng khuyết? Một câu hỏi thật khó trả lời bởi tròn khuyết vốn là quy luật của tự nhiên. Còn trăng ở đây đã được nhân cách hóa với những suy nghĩ, tâm tư rất con người, rất đời thường vậy mà: “trăng vẫn tròn vành vạnh/kể chi người vô tình”. Cái khuyết trong tâm hồn con người bỗng trở nên ngại ngùng xấu hổ trước trăng, trước sự vẹn tròn; chung thủy trước sau như một của trăng. Phải chi trăng khuyết đi cho lòng người đã ân hận, đỡ hổ thẹn với trăng:

“Ngửa mặt lên nhìn mặtcó cái gì rưng rưngnhư là đồng là bểnhư là sông là rừng”

Một khoảnh khắc im lặng trong hiện thực nhưng trong nội tâm con người nổi xúc động trào dâng đến đỉnh điểm. Mọi ký ức của một thời xa xăm, một thời gian khó, gắn bó thuở nào bỗng dội về trước mặt:

Ánh trăng, đó là những kỷ niệm tuổi thơ êm đềm hạnh phúc. Hay là đồng là bể, là quê hương làng xóm và những người thân yêu ruột thịt. Cũng còn là sông là rừng, là những người đồng chí anh em. Đó còn là những vui buồn - hạnh phúc, những đắng cay ngọt bùi một thuở. Thế mà lòng người đã sớm quên mau để bây giờ chợt giật mình, chợt sực tỉnh, xót xa ân hận, để phải rưng rưng không nói thành lời.

Lại một lần nữa hình ảnh trăng được nhân hóa. Đó không phải là mặt trăng bình thường nữa. Đó là khuôn mặt của một người bạn đã từng tri kỷ với những người đang sống, đang hiển hiện trước trăng. Qua bao nhiêu biến động thăng trầm, người bạn ấy vẫn thủy chung son sắt, bao dung độ lượng, nhân ái như thuở nào.

Nhà thơ Nguyễn Duy đã tìm được một điểm nhìn vừa thông minh vừa sắc sảo; tinh tế mà cụ thể, chi tiết. Tại sao không phải là trăng chênh chếch; trăng xa xa hay trăng lấp ló mà lại là trăng trên đỉnh đầu để phải ngửa mặt lên nhìn mặt?

Phải chăng đó cũng là dụng ý của tác giả? Bởi trăng bao dung, độ lượng là thế. Từ điểm nhìn của nhà thơ, ánh trăng cứ lan tỏa ra mênh mông; soi rọi chiếu sáng. Một không gian mênh mông rộng lớn phủ đầy ánh trăng, ngập chìm trong ánh trăng - thánh sáng ngọc ngà tinh khiết. Thời gian và không gian (trăng rọi đỉnh đầu) trong khổ thơ đã khiến ta nhận thấy nó không phải là sớm nhưng cũng chưa đến nỗi muộn để không nhận ra mọi thứ. Phải chăng nhà thơ đã đồng nhất thời gian trong hiện thực và thời gian trong tâm tưởng con người? Hình ảnh trăng ở đây đã lên đến đỉnh điểm thành công của tác giả. Nó chứa đựng một ý nghĩa thật lớn lao sâu sắc, một giá trị nhân văn to lớn. Trăng không còn là trăng của thiên nhiên; không phải là trăng ví như một con người mà nó mang ý nghĩa tượng trưng cho cả một lớp người, một thế hệ. Một thế hệ với bao cống hiến hy sinh trong những thời khắc gian khó, ác liệt; những năm tháng cam go thử thách khi đất nước lâm nguy để đến khi trở về cuộc sống đời thường - đất nước thanh bình, họ lại bình dị đến đạm bạc, không chút đòi hỏi, bon chen danh vọng. Trong số họ có những người không may mắn được trở về; có những người còn gửi lại nơi chiến trường một phần cơ thể và những di chứng chiến tranh cho thế hệ con cái; có những người được Tổ quốc quê hương biết đến song vẫn còn có những người tài sản chỉ là chiếc ba lô sờn vai vì trận mạc và cuộc sống của họ chỉ diễn ra âm thầm lặng lẽ bình dị như bao người bình thường khác nhưng họ vẫn sống và giữ trọn nghĩa tình với quê hương, đất nước, với những người đồng chí đồng đội của mình. Một tấm lòng cao cả, bao dung, độ lượng, một niềm lạc quan tin tưởng vào cuộc sống. Tình cảm của họ vẫn tròn vành vạnh, trước sau như một đâu kể cho những người vô tình, những người lãng quên. Trăng lại trở về với chính nó; giản dị tự nhiên, mộc mạcLời thơ không triết lý, chỉn chu nhưng đã để lại trong lòng người đọc dòng suy nghĩ về nhân tình thế thái; quá khứ và hiện tại luôn song hành nhắc nhở hoàn thiện mỗi con người; chính nghệ thuật dùng sự hồi tưởng, tự đấu tranh, suy nghĩ trong nội tâm con người đã làm nên thành công, khiến bài thơ còn mãi với thời gian.

Tặng xu Tặng quà Báo cáo Bình luận: 0 Gửi Trả lời nhanh trong 10 phútnhận thưởng Đấu trường tri thức +500K Cảm nhận khổ thơ 3. 4 bài"Ánh trăng"Ngữ văn - Lớp 9Ngữ vănLớp 9

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎIHọc tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội
Fanpage: https://www.fb.com/lazi.vn
Group: https://www.fb.com/groups/lazi.vn
Kênh FB: https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB
LaziGo: https://go.lazi.vn/join/lazigo
Discord: https://discord.gg/4vkBe6wJuU
Youtube: https://www.youtube.com/@lazi-vn
Tiktok: https://www.tiktok.com/@lazi.vn
Bài tập liên quan

Cho đoạn thơ, hãy chỉ ra các biện pháp tu từ ở đoạn thơ trên và nêu các dụng  (Ngữ văn - Lớp 9)

2 trả lời

Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về tình hình dịch bệnh covid ở Việt Nam (Ngữ văn - Lớp 9)

2 trả lời

Làm bài văn tưởng tượng về cuộc gặp gỡ của em và bé Thu trong văn bản: "Chiếc lược ngà" (Ngữ văn - Lớp 9)

1 trả lời

Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức (Ngữ văn - Lớp 9)

1 trả lời

Xác định biện pháp tu từ trong 2 dòng thơ sau "từ hồi về thành phố, quen ánh điện cửa gương", và phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ (Ngữ văn - Lớp 9)

1 trả lời

Lặng lẽ Sapa, Tình huống truyện (Ngữ văn - Lớp 9)

1 trả lời

Viết một đoạn văn tự sự kể về một kỉ niệm, trong đó có sử dụng yếu tố nghị luận (Ngữ văn - Lớp 9)

1 trả lời

Viết đoạn văn khoảng 1 trang giấy thi nêu suy nghĩ của em về 1 đức tính của Bác (Ngữ văn - Lớp 9)

2 trả lời

Viết một bài tập làm văn phân tích bài Bếp Lửa của Bằng Việt (Ngữ văn - Lớp 9)

1 trả lời

Viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của Nguyễn Khoa Điểm, trong đó sử dụng ít nhất một biện pháp tu từ (Ngữ văn - Lớp 9)

1 trả lờiBài tập Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Viết dàn ý nêu cảm nhận của em về nghệ thuật của đoạn trích trên bằng một đoạn văn khoảng 200 chữ (Ngữ văn - Lớp 9)

0 trả lời

Viết đoạn văn (6 - 8 câu) nêu suy nghĩ của em về nhân vật Phạm Tử Hư. Trong đó có sử dụng lời dẫn trực tiếp (Ngữ văn - Lớp 9)

2 trả lời

Hãy viết bài văn (khoảng 400 chữ) nếu suy nghĩ của em về tuyên ngôn tình yêu trong những năm kháng chiến chống Mỹ: Khi Tổ quốc cần, họ biết sống xa nhau… (Ngữ văn - Lớp 9)

1 trả lời

Từ những hành động và tình cảm của Tử Hư dành cho người thầy của mình, anh /chị có suy nghĩ gì về truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta? Trình bày đoạn văn (6-8 câu) (Ngữ văn - Lớp 9)

1 trả lời

Viết bài văn phân tích truyện ngắn "Nhát đinh của bác thợ" của Phong Thu (Ngữ văn - Lớp 9)

3 trả lời

Phân tích truyện ngắn Người Ăn Xin (Ngữ văn - Lớp 9)

3 trả lời

Phân tích các nhân vật phụ trong truyện ngắn " anh Hai" của Bùi Quang Minh (Ngữ văn - Lớp 9)

2 trả lời

Viết đoạn văn phân tích nhân vật Ngư Ông trong tác phẩm "Vân Tiêu gặp nạn" (Ngữ văn - Lớp 9)

2 trả lời

Trả lời các câu hỏi trong khi đọc ở các thẻ màu vàng (Ngữ văn - Lớp 9)

1 trả lời

Đoạn trích trên thuộc thể thơ nào? Phương thức biểu đạt chính là gì? (Ngữ văn - Lớp 9)

2 trả lời Xem thêm Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Nhân dân coi sự khôi phục ấy là gì?

Trong truyện cổ tích thần kì, điều gì là động lực tự thân đã giúp nhân vật có sự khôi phục ấy?

Những nhân vật nào không bao giờ có sự khôi phục sự tương ứng về bản chất và ngoại hình?

Theo tác giả, những nhân vật đội lốt xấu xí có bản chất như thế nào?

Ya. Prốp gọi sự thay đổi của các nhân vật đội lốt xấu xí là?

Đối với những nhân vật mang lốt xấu xí, ở phần kết thúc truyện sẽ như thế nào?

Theo tác giả, truyện cổ tích đưa các nhân vật lí tưởng vào lâu đài, triều đình, nhưng trong cách ứng xử, trong lời ăn tiếng nói và thói quen sinh hoạt, nó vẫn thuộc về ai?

Theo tác giả, dù là ông vua, là hoàng hậu, nó vẫn thuộc về ai?

Theo tác giả, hầu hết các tác phẩm đều kết thúc bằng mô-típ gì?

Đâu là nội dung chính của Phần 3 (phần còn lại)?

Xem thêm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

Bảng xếp hạng thành viên11-2024 10-2024 Yêu thích1Ngọc10.105 điểm 2ღ_Hoàng _ღ8.860 điểm 3Vũ Hưng7.903 điểm 4Đặng Mỹ Duyên7.659 điểm 5Little Wolf7.269 điểm1Little Wolf11.289 điểm 2Chou9.506 điểm 3Đặng Mỹ Duyên7.094 điểm 4Quyên6.310 điểm 5Thanh Lâm6.021 điểm1Pơ3.626 sao 2ღ__Thu Phương __ღ3.342 sao 3Hoàng Huy3.211 sao 4Nhện2.834 sao 5BF_ xixin1.959 sao
Thưởng th.10.2024
Bảng xếp hạng
Trang chủ Giải đáp bài tập Đố vui Ca dao tục ngữ Liên hệ Tải ứng dụng Lazi
Giới thiệu Hỏi đáp tổng hợp Đuổi hình bắt chữ Thi trắc nghiệm Ý tưởng phát triển Lazi
Chính sách bảo mật Trắc nghiệm tri thức Điều ước và lời chúc Kết bạn 4 phương Xem lịch
Điều khoản sử dụng Khảo sát ý kiến Xem ảnh Hội nhóm Bảng xếp hạng
Tuyển dụng Flashcard DOL IELTS Đình Lực Mua ô tô Bảng Huy hiệu
Đấu trường tri thức Thơ văn danh ngôn Từ điển Việt - Anh Đề thi, kiểm tra Xem thêm
Đơn vị chủ quản: Công ty CP Công nghệ LaziMã số doanh nghiệp: 0108765276Địa chỉ: Trần Quốc Hoàn, Cầu Giấy, Hà NộiEmail: lazijsc@gmail.com - ĐT: 0387 360 610Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Văn Cao© Copyright 2015 - 2024 Lazi. All rights reserved.×Trợ lý ảo Trợ lý ảo× Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k

Từ khóa » Khổ 3 ánh Trăng