Phân Tích Bài Thơ Ánh Trăng Của Nguyễn Duy ( Bài 3). - Tài Liệu Text
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ >>
- Giáo Dục - Đào Tạo >>
- Trung học cơ sở - phổ thông
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (69.5 KB, 3 trang )
Ánh trăng là một bài thơ hay. Thể thơ năm chữ được vận dụngsáng tạo, tài hoa. Sự phong phú vần điệu, ngôn ngữ trong sáng,giọng thơ tâm tình vừa hướng nội vừa hướng ngoại. Nhà thơ tâmsự với người đọc những sâu kín nhất nơi lòng mình.Cát trắng và Ánh trăng là hai tập thơ của Nguyễn Duy, nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chốngMĩ. Một hồn thơ tươi trẻ tỏa mát bóng tre, như con sóng vỗ dòng sông thơ ấu phảng phất hương vị đồngquê:Thuở nhỏ tôi ra cống Na câu cáNíu váy bà đi chợ Bình LâmBắt chim sẻ ở vành tai tượng PhậtVà đôi khi ăn trộm nhãn chùa Trầm.(Đò Lèn)Tre Việt Nam, Hơi ấm rơm, Ánh trăng, Đò Lèn... là những bài thơ nổi tiếng của Nguyễn Duy. Bài thơÁnh trăng rút trong tập thơ cùng tên, được tác giả viết vào năm 1978, tại Thành phố Hồ Chí Minh, 3 nămsau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng. Bài thơ như một lời tâm sự chân thành: vầng trăng không chỉ làvẻ đẹp thiên nhiên đất nước mà nó còn gắn bó với tuổi thơ, với những ngày kháng chiến gian khổ. Vầngtrăng đối với mỗi chúng ta không bao giờ có thể quên và đừng vô tình lãng quên.Nếu như trong bài thơ Tre Việt Nam câu thơ lục bát có khi được tách ra thành 2 hoặc 3 dòng thơ để tạonên hiệu quả nghệ thuật biểu đạt gây ấn tượng thì ở bài thơ Ánh trăng này lại có một nét mới. Chữ đầucủa dòng thơ, câu thơ không viết hoa. Phải chăng nhà thơ muốn cho cảm xúc được dào dạt trôi theo dòngchảy của thời gian, kỉ niệm?Hai khổ thơ đầu nói về vầng trăng của tuổi thơ và vầng trăng thời chiến tranh, vầng trăng tuổi thơ trảirộng trên một không gian bao la: Hồi nhỏ sống với đồng - với sông rồi với bể". Hai câu thơ 10 tiếng, gieovần lưng (đồng - sông); từ "với" được điệp lại 3 lần nhằm diễn tả một tuổi thơ đi nhiều, được hạnh phúccảm nhận những vẻ đẹp kì thú của thiên nhiên, từng được ngắm trăng trên đồng quê, ngắm trăng trêndòng sông và ngắm trăng trên bãi bể. Tuổi thơ của chúng ta dễ có mấy ai được cái cơ may ấy như nhàthơ? Thuở bé nhà thơ Trần Đăng Khoa cũng chỉ được ngắm trăng nơi sân nhà: "Ông trăng tròn sáng tỏ Soi rõ sân nhà em... Chỉ có trăng sáng tỏ - Soi rõ sân nhà em..." (Trăng sáng sân nhà em).Tuổi thơ được ngắm trăng thích thế, như một chút hoài niệm xa vời. Hai câu thơ tiếp theo nói về hồi máulửa, trăng với người lính, trăng đã thành "tri kỉ":Hồi chiến tranh ở rừngVầng trăng thành tri kỉ."Tri kỉ": biết người như biết mình; bạn tri kỉ là người bạn rất thân, hiểu biết mình. Trăng với người lính,với nhà thơ trong những năm ở rừng thời chiến tranh đã trở thành đôi bạn tri kỉ - người chiến sĩ nằm ngủdưới trăng "Ôi khuya ngon giấc bên song trăng nhòm" (Hồ Chí Minh). Giữa rừng khuya sương muối,người chiến sĩ đứng chờ giặc tới "đầu súng trăng treo" (Chính Hửu). Nẻo đường hành quân của ngườichiến sĩ nhiều đêm đã trở thành "nẻo đường trăng dát vàng". Trăng đã chia sẻ ngọt bùi hân hoan trongniềm vui thắng trận với người lính tiền phương. Đất nước trải qua những năm dài máu lửa, trăng với anhbộ đội đã vượt lên mọi tàn phá hủy diệt của bom đạn quân thù:Và vầng trăng, vầng trăngĐất nước vượt qua quầng lửa, mọc lên cao.(Phạm Tiến Duật)Các tao nhân ngày xưa thường "đăng lầu vọng nguyệt", còn anh bộ đội Cụ Hồ một thời trận mạc đã nhiềuphen đứng trên đồi cao, hành quân vượt núi cũng say sưa ngắm vành trăng cao nguyên. Thật là thú vị khiđọc vần thơ Nguyễn Duy vì nó đã mở ra trong lòng nhiều người một trường liên tưởng: "hồi chiến tranh ởrừng - vầng trăng thành tri kỉ”Khổ thơ thứ hai như một lời nhắc nhở của tác giả về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời ngườilính gắn bó với thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu. Lại một vần lưng nữa xuất hiện - một ẩn dụ sosánh làm nổi bật chất trần trụi, chất hồn nhiên người lính những năm tháng ở rừng. Đó là cốt cách của cácanh:Trần trụi với thiên nhiênHồn nhiên như cây cỏVầng trăng là biểu tượng đẹp của những năm tháng ấy, đã trở thành "vầng trăng tri kỉ", “ vầng trăng tìnhnghĩa" ngỡ như không bao giờ có thể quên. Một ý thơ làm động đến đáy tâm hồn, như một sự thức tỉnhlương tâm đối với những kẻ vô tình: "Ngỡ không bao giờ quên - vầng trăng tình nghĩa".Sự thay đổi của lòng người thật đáng sợ. Hoàn cảnh sống đổi thay, con người dễ thay đổi, có lúc dể trởnên vô tình, có kẻ dễ trở thành "ăn ở bạc". Từ ở rừng, sau chiến thắng về thành phố, được trưng diện vàxài sang: ở buyn đinh, cao ốc, quen ánh điện, cửa gương... và "vầng trăng tri kỉ", "vầng trăng tình nghĩa"đã bị người lãng quên, dửng dưng. Cách so sánh thấm thía làm chột dạ nhiều người:Từ hồi về thành phốquen ánh điện, cửa gươngvầng trăng đi qua ngõnhư người dưng qua đường.Trăng được nhân hóa, lặng lẽ đi qua đường, trăng như người dưng đi qua, chẳng còn ai nhớ, chẳng còn aihay. Người có lương tâm, lương tri mới biết sám hối. Biết sám hối để tự hoàn thiện nhân cách, tự vươnlên, hướng tâm hồn về ánh sáng và cái cao cả. Không đao to búa lớn, không đại ngôn, mà trái lại, giọngthơ thầm thì như trò chuyện, giãi bày tâm sự, nhà thơ đang trò chuyện với mình. Chất trữ tình của thơ catrở nên sâu lắng, chân thành.Cũng như dòng sông có thác ghềnh, có quanh co, uốn khúc, cuộc đời cũng có nhiều biến động li kì. Ghilại một tình huống "cuộc sống thị thành" của những con người mới ở rừng về thành phố, nhà thơ chỉ sửdụng 4 câu thơ 20 từ. Các từ "thình lình", "vội", "đột ngột" gợi tả tình thái đầy biểu cảm. Có nhà triết họcnói: "Cuộc đời dạy ta nhiều hơn trang sách" vần thơ của Nguyễn Duy nói với ta rất nhiều:Thình lình đèn điện tắtphòng buyn - đinh tối omvội bật tung cửa sổđột ngột vầng trăng tròn.Trăng xưa đã đến với người, vẫn "tròn", vẫn "đẹp", vẫn thủy chung với mọi người, mọi nhà, với thi nhân,với người lính. Người ngắm trăng rồi suy ngẫm bâng khuâng:Ngửa mặt lên nhìn mặtcó cái gì rưng rưngnhư là đồng, là bểnhư là sông, là rừng.Nguyễn Tuân từng coi trăng là "cố nhân", nhà thơ Xuân Diệu, trong bài Nguyệt cầm viết cách đây hơn 60năm cũng có câu: "Trăng thương, trăng nhớ, hỡi trăng ngần”. Trở lại với tâm trạng người lính trong bàithơ này, một cái nhìn đầy áy náy xót xa: "Ngửa mặt lên nhìn mặt". Hai chữ "mặt" trong vần thơ: mặttrăng và một người cùng "đối diện đàm tâm". Trăng chẳng nói, trăng chẳng trách, thế mà người lính cảmthấy "có cái gì rưng rưng". "rưng rưng" nghĩa là vì xúc động, nước mắt đang ứa ra, sắp khóc. Giọt nướcmắt làm cho lòng người thanh thản lại, trong sáng lại, cái tốt lành hé lộ. Bao kỉ niệm đẹp một đời ngườiùa về, tâm hồn gắn bó, chan hòa với thiên nhiên, với vầng trăng xưa, với đồng, với bể, với sông, với rừng,với quê hương đất nước. Cấu trúc câu thơ song hành, với biện pháp tu từ so sánh, với điệp từ (là) cho thấyngòi bút của Nguyễn Duy thật tài hoa:... "như là đồng là bể - như là sông là rừng". Đoạn thơ hay ở chấtthơ bộc bạch chân thành, ở tính biểu cảm, ở tính hình tượng và hàm súc, từ ngôn ngữ hình ảnh đi vào lòngngười, khắc sâu điều nhà thơ muốn tâm sự với chúng ta một cách nhẹ nhàng mà thấm thía.Khổ thơ cuối bài thơ mang tính hàm nghĩa độc đáo, đưa tới chiều sâu tư tưởng triết lí:Trăng cứ tròn vành vạnhkể chi người vô tìnhánh trăng im phăng phắcđủ cho ta giật mình."Tròn vành vạnh" là trăng rằm, một vẻ đẹp viên mãn. “Im phăng phắc" là im như tờ, không một tiếngđộng nhỏ, vầng trăng cứ tròn đầy và lặng lẽ "kể chi người vô tình" là biểu tượng của sự bao dung độlượng, của nghĩa tình thủy chung trọn vẹn trong sáng mà không hề đòi hỏi đền đáp. Đó cũng chính làphẩm chất cao cả của nhân dân mà Nguyễn Duy cũng như nhiều nhà thơ cùng thời đã phát hiện và cảmnhận một cách sâu sắc trong thời kì chiến tranh chống Mĩ.Ánh trăng là một bài thơ hay. Thể thơ năm chữ được vận dụng sáng tạo, tài hoa. Sự phong phú vần điệu,ngôn ngữ trong sáng, giọng thơ tâm tình vừa hướng nội vừa hướng ngoại. Nhà thơ tâm sự với người đọcnhững sâu kín nhất nơi lòng mình. Chất triết lí thâm trầm được diễn tả qua hình tượng "ánh trăng" đã tạonên giá trị tư tưởng và nghệ thuật của bài thơ. Không nên sống vô tình. Phải thủy chung trọn vẹn, phảinghĩa tình sắt son với bạn bè, đồng chí, với nhân dân - đó là điều mà Nguyễn Duy nói thật hay, thật cảmđộng qua bài thơ này.Trích: loigiaihay.com
Tài liệu liên quan
- Phân tích “Đất Nước” của Nguyễn Đình Thi để thấy rõ những cảm hứng về đất nước của nhà thơ - văn mẫu
- 8
- 1
- 2
- Phân tích truyện ngắn Vi hành của Nguyễn Ái Quốc - văn mẫu
- 3
- 1
- 5
- Ôn thi đại học môn văn – Phân tích đoạn trích "Đất nước" của Nguyễn Khoa Điềm ppsx
- 13
- 1
- 49
- Phân tích nghệ thuật tả người của nguyễn du qua đoạn trích chị em thúy kiều
- 4
- 9
- 55
- Phân tích tư tưởng nhân đạo của nguyễn trãi trong bài bình ngô đại cáo
- 3
- 5
- 25
- Phân tích truyện ngắn Vi hành của Nguyễn Ái Quốc
- 4
- 299
- 0
- Em hãy phân tích tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi trong tác phẩm Bình Ngô Đại Cáo
- 4
- 2
- 11
- Phân tích Triết lí nhân sinh của Nguyễn Bỉnh Khiêm trong bài thơ Nhàn.
- 2
- 1
- 3
- Tại sao nguyễn trung thanh lại đặt tên cho cậu chuyện về làng xô man đánh mỹ là rừng xà nu? phân tích hình tượng cây xà nu để chứng tỏ hình tượng này là một sáng tạo nghệ thuật đặc sắc củ
- 2
- 560
- 1
- Phân tích "Đất Nước" của Nguyễn Đình Thi để thấy rõ những cảm hứng về đất nước của nhà thơ
- 8
- 1
- 0
Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về
(14.82 KB - 3 trang) - Phân tích bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy ( bài 3). Tải bản đầy đủ ngay ×Từ khóa » Khổ 3 ánh Trăng
-
Phân Tích Khổ Thơ Thứ Ba Và Thứ Tư Bài Thơ Ánh Trăng Của Nguyễn Duy
-
Qua Khổ Thơ 3 Bài Thơ Ánh Trăng, Cảm Nhận Sự Vô Tình Của Con ...
-
Phân Tích 3 Khổ đầu Ánh Trăng Của Nguyễn Duy | Văn Mẫu 9
-
Cảm Nhận 4 Khổ Cuối Bài Thơ Ánh Trăng (6 Mẫu) - Văn 9
-
Viết đoạn Văn Phân Tích Khổ 3 Bài Ánh Trăng - Ngữ Văn Lớp 9
-
Cảm Nhận Khổ Thơ 3. 4 Bài, "Ánh Trăng" - Ngữ Văn Lớp 9
-
Cảm Nhận Khổ 3 4 Bài Thơ Ánh Trăng - Bài Giảng Miễn Phí 2022
-
Phân Tích Khổ Ba Bài Ánh Trăng - Cam Ngan
-
Cảm Nhận Về 3 Khổ Cuối Bài Thơ Ánh Trăng - Nguyễn Duy
-
Dàn ý Phân Tích Khổ 3 Với 4 Bài ánh Trăng Câu Hỏi 984334
-
Dàn ý Phân Tích Bài Thơ Ánh Trăng Nguyễn Duy
-
Phân Tích Khổ Thơ Cuối Bài Thơ Ánh Trăng Của Nguyễn Duy
-
Top 7 Mẫu Cảm Nhận Về Bài Thơ Ánh Trăng Hay Chọn Lọc