Dàn ý Phân Tích Khổ 3 Với 4 Bài ánh Trăng Câu Hỏi 984334

logologoTìm×

Tìm kiếm với hình ảnh

Vui lòng chỉ chọn một câu hỏi

Tìm đáp án
    • icon_userĐăng nhập
    • |
    • Đăng ký
    icon_menu
avataricon

Hoidap247.com Nhanh chóng, chính xác

Hãy đăng nhập hoặc tạo tài khoản miễn phí!

Đăng nhậpĐăng ký
  • add
  • Đặt câu hỏiiconadd
  • logo

    loading

    +

    Lưu vào

    • +

      Danh mục mới

    Lưuavataravatar
    • hoangphong301logoRank
    • Chưa có nhóm
    • Trả lời

      0

    • Điểm

      10

    • Cảm ơn

      0

    • Ngữ văn
    • Lớp 9
    • 20 điểm
    • hoangphong301 - 21:15:43 09/07/2020
    dàn ý phân tích khổ 3 với 4 bài ánh trăng
    • Hỏi chi tiết
    • reportBáo vi phạm

    Hãy luôn nhớ cảm ơn và vote 5* nếu câu trả lời hữu ích nhé!

    TRẢ LỜI

    avataravatar
    • autumninaugust
    • Chưa có nhóm
    • Trả lời

      2757

    • Điểm

      57504

    • Cảm ơn

      3529

    • autumninaugust
    • Đây là một chuyên gia, câu trả lời của người này mang tính chính xác và tin cậy cao
    • 10/07/2020

    Đây là câu trả lời đã được xác thực

    Câu trả lời được xác thực chứa thông tin chính xác và đáng tin cậy, được xác nhận hoặc trả lời bởi các chuyên gia, giáo viên hàng đầu của chúng tôi.

    icon

    A. Mở bài

    - Giới thiệu tác giả: Nguyễn Duy

    + Lànhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước+ Phong cách sáng tác

    + Tác phẩm tiêu biểu

    - Giới thiệu tác phẩm: Ánh trăng

    + Bài thơ là lời tự nhắc nhở bản thân của nhà thơ về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính.

    + Vầng trăng gắn bó với tác giả suốt cả một quãng đời tuổi thơ. Trăng lại tiếp tục dõi theo từng bước chân hành quân trong suốt cuộc chiến, cùng chia sẻ những khó khăn gian khổ và cùng tận hưởng chiến thắng. Người và trăng lúc ấy gắn bó với nhau như những người bạn tri âm tri kỉ.

    + Xuất xứ

    + Nội dung, nghệ thuật

    - Giới thiệu khái quát về khổ thơ ba, bốn

    B. Thân bài

    1. Khổ thơ "Thình lình đèn điện tắt ... đột ngột vầng trăng tròn"

    - Đèn điện tắt, cuộc sống hiện đại xa hoa của chốn thị thành bất chợt dừng lại và bao quanh con người giờ đây chỉ là một màn đêm. Như là một bản năng, con người không bao giờ muốn ở trong bóng đêm, họ tìm mọi cách để có được ánh sáng thế là "vội bật tung cửa sổ".

    + Trước mặt người lính bây giờ là "vầng trăng tròn", người bạn tri âm tri kỉ đã bị lãng quên bấy lâu nay. Vầng trăng ấy vẫn cứ "tròn", vẫn lành lặn vẹn nguyên như hồi nào.

    + Trăng không bỏ đi dù người lính có lãng quên trăng. Trăng không trách cứ hờn dỗi dù có bị xem là "người dưng".

    2. Khổ thơ bốn

    - Cái lòng vị tha, bao dung của ánh trăng đã làm thức dậy trong nhà thơ những suy nghĩ bâng khuâng:

    "Ngửa mặt lên nhìn mặt

    Có cái gì rưng rưng

    Như là đồng, là bể

    Như là sông, là rừng"

    - Mặt người phải đối diện với mặt trăng hay chính tác giả đang phải đối diện với người bạn tri kỉ của mình?

    + Vầng trăng im lặng, chẳng nói, chẳng trách móc mà nhà thơ vẫn cứ cảm thấy "có cái gì rưng rưng".

    => Cảm xúc giờ đây như muốn trào ra thành từng giọt nước mắt.

    - Điệp từ "như là" cùng với cấu trúc song hành và nghệ thuật liệt kê đã làm nổi bật lên dòng kí ức tuôn trào, vỡ òa trong thâm tâm của nhà thơ. “

    - "Đồng, bể, sông, rừng", những cảnh vật đã gắn bó với người lính ngày xưa ùa về. Nó như là một thước phim chiếu lại những kỉ niệm thân thương mà bị lãng quên. Giọt nước mắt bây giờ khiến cho tâm hồn nhà thơ trở nên thanh thản, trong sáng lại, giúp ông nhận ra lỗi lầm của mình.

    => Thể thơ năm chữ cùng với nhịp thơ trôi chảy, tự nhiên và nhịp nhàng theo lời kể đã thể hiện được tâm trạng suy tư của tác giả. Giọng điệu tâm tình tự nhiên của nhà thơ cùng kết cấu độc đáo của đoạn thơ tạo nên tính chân thực, có sức truyền cảm sâu sắc cho người đọc. Cùng với phép nhân hóa và so sánh, vầng trăng hiện lên như một con người có tri giác, một người bạn tri âm tri kỉ không bao giờ bỏ rơi người lính.

    C. Kết bài

    - Khẳng định giá trị của ba khổ thơ cuối nói riêng và bài thơ nói chung

    - Tình cảm của em dành cho tác phẩm

    Bài thơ "Ánh trăng" không chỉ là lời tự nhắc nhở bản thân của tác giả mà đó còn là thông điệp mà nhà thơ muốn gửi gắm đến mọi người. Bài thơ đồng thời củng cố ở người đọc về thái độ sống "Uống nước nhớ nguồn", ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ.

    Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?

    starstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstar5starstarstarstarstar1 voteGửiHủy
    • hertCảm ơn
    Đăng nhập để hỏi chi tiếtavataravatar
    • giabao1686logoRank
    • Chưa có nhóm
    • Trả lời

      350

    • Điểm

      5355

    • Cảm ơn

      147

    • giabao1686
    • 09/07/2020

    1. Mở Bài

    - Trăng từ xưa đến nay đã trở thành đề tài có nhiều sức gợi trong thi ca.

    - Bài thơÁnh Trăngcủa Nguyễn Duy vẫn khơi gợi trong tâm hồn của mỗi độc giả những cảm xúc mới mẻ, sâu sắc và nhiều ý nghĩa.

    2. Thân Bài

    * Tác giả, tác phẩm:

    - Nguyễn Duy tên thật là Nguyễn Duy Nhuệ, sinh năm 1948, ông là một nhà thơ chiến sĩ, đã từng tham gia phục vụ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Sáng tác tiêu biểu là tập thơ Ánh trăng.

    ­- Ánh trăng được sáng tác ở thành phố Hồ Chí Minh, vào năm 1978, ba năm sau ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước.

    * Phân tích:

    - Khổ 3: Sự thay đổi của cuộc sống, khiến người ta quên đi kỷ niệm xưa cũ

    + Quen “ánh điện cửa gương”, cuộc sống xa hoa, phố thị tách biệt với thiên nhiên.

    + Ánh trăng trở thành người xa lạ, bị người lính vô tình quên mất

    - Khổ bốn: Tình huống bất ngờ và cuộc hội ngộ với vầng trăng.

    + Mất điện, là lý do bất ngờ dẫn đến cuộc hội ngộ đầy cảm xúc giữa nhà thơ và vầng trăng.

    + Kỷ niệm ùa về, vầng trăng tri kỷ sắt son, cánh đồng, sông, bể, những ngày chiến đấu gian khổ nhưng đầy ắp kỷ niệm không quên, điều ấy khiến nhà thơ xúc động trào nước mắt.

    - Khổ cuối: Sự thức tỉnh của tâm hồn

    + Vầng trăng “im phăng phắc”, tròn vành vạnh, hiên ngang, đối diện khiến người lính phải giật mình xấu hổ.

    + Bài học về sự ghi nhớ những ân tình, những kỷ niệm trong cuộc đời của mỗi con người, quên đi là sự vô tình đầy tội lỗi.

    3. Kết Bài - Ánh trăng của Nguyễn Duy là một bài thơ dẫu câu từ có vẻ đơn giản, mộc mạc nhưng lại hàm súc những ý nghĩa lớn, ấy là bài học về sự ghi nhớ những ân tình trong quá khứ, là lời khuyên, là tấm gương về lối sống nhân nghĩa, luôn trân quý, biết ơn những người, những cảnh vật xưa cũ.

    Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?

    starstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarGửiHủy
    • hertCảm ơn
    • reportBáo vi phạm
    Đăng nhập để hỏi chi tiết

    Bạn muốn hỏi điều gì?

    questionĐặt câu hỏi

    Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

    Bảng tin

    Bạn muốn hỏi điều gì?

    iconĐặt câu hỏi

    Lý do báo cáo vi phạm?

    Gửi yêu cầu Hủy

    logo

    Cơ quan chủ quản: Công ty Cổ phần Công nghệ Giáo dục Thành Phát

    • social
    • social
    • social

    Tải ứng dụng

    google playapp store
    • Hướng dẫn sử dụng
    • Điều khoản sử dụng
    • Nội quy hoidap247
    • Góp ý
    • Tin tức
    • mailInbox: m.me/hoidap247online
    • placeTrụ sở: Tầng 7, Tòa Intracom, số 82 Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
    Giấy phép thiết lập mạng xã hội trên mạng số 331/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông.

    Từ khóa » Khổ 3 ánh Trăng