CÂN BẰNG ION VÀ ĐỘ CỨNG NƯỚC AO NUÔI TÔM - SDMD 2045

Thành phần ion trong nước đóng vai trò rất quan trọng trong nuôi tôm, đặc biệt là đối với nuôi tôm công nghệ cao. Thiếu một vài ion thiết yếu là có thể ảnh hưởng đến quá trình điều hòa áp suất thẩm thấu, lột xác của tôm. Bài viết sẽ hướng dẫn một vài vấn đề trong tính toán cân bằng ion và độ cứng của nước ao nuôi.

 

  1. CÂN BẰNG ION TRONG MÔI TRƯỜNG NƯỚC:

Một kết quả phân tích một số ion chính của nước như sau:

STT

Ion +

Kết quả (mg/L)

 

STT

Ion -

Kết quả (mg/L)

1

Ca2+

39

1

HCO3-

121

2

Mg2+

8,7

2

SO42-

28

3

Na+

8,2

3

Cl-

17

4

K+

1,4

 

Kết quả phân tích có phù hợp không?

 

Trước tiên, xác định nồng độ đương lượng của 2 nhóm ion âm và dương: (lưu ý: meq = mili đương lượng)

Ion âm:

121 mg HCO3/L         ÷ 61 mg HCO3/meq               = 1.98 meq HCO3/L

28 mg SO4/L               ÷ 48 mg SO4/meq                  = 0.58 meq SO4/L

17 mg Cl/L                  ÷ 35.45 mg Cl/meq                 = 0.48 meq Cl/L

Tổng cộng                                                                 = 3.04 meq ion âm/L

Ion dương:

39 mg Ca/L                 ÷ 20.04 mg Ca/meq                = 1.95 meq Ca/L

8.7 mg Mg/L                ÷ 12.16 mg Mg/meq                = 0.72 meq Mg/L

8.2 mg Na/L                ÷ 23 mg Na/meq                     = 0.36 meq Na/L

1.4 mg K/L                  ÷ 39.1 mg K/meq                    = 0.04 meq K/L

Tổng cộng                                                                 = 3.07 meq ion dương/L

Kết luận: cân bằng ion âm và dương gần bằng nhau, do đó kết quả phân tích rất đúng.

  1. ĐỘ CỨNG CỦA NƯỚC LÀ BAO NHIÊU KHI BIẾT Ca2+ VÀ Mg2+:

Một mẫu nước có kết quả phân tích:

Ca2+ = 20 mg/L

Mg2+ = 3 mg/L

Hỏi độ cứng tổng cộng của nước là bao nhiêu?

Câu hỏi nay thường gặp khi sử dụng các bộ test kit đo Ca2+ và Mg2+ trên thị trường.

Ta biết 1 mol Ca2+ = 40,08 g; 1 mol Mg2+ = 24,31 g; 1 mol CaCO3 = 100,08 g

Độ cứng Ca2+ = 100,08 ÷ 40,08 = 2,5. Þ độ cứng CaCO3 do Ca+ = 20 mg Ca2+/L × 2,5 = 50 mgCaCO3/L.

Độ cứng Mg2+ = 100,08 ÷ 24,31 = 4,12. Þ độ cứng CaCO3 do Mg2+ = 3 mg Mg2+/L × 4,12 = 12,4 mgCaCO3/L

Kết luận: độ cứng tổng cộng của nước = 50 + 12,4 = 62,4 mgCaCO3/L.

Tuy nhiên, nếu phần tích độ cứng tổng cộng thì không thể biết hàm lượng Ca2+ và Mg2+ lần lượt là bao nhiêu mà phải có thêm vào bước phân tích mới xác định được từng loại Ca2+ và Mg2+ riêng lẻ.

Nguồn: PGS. TS. Huỳnh Trường Giang lược dịch từ Water Quality – An introduction (Claude E. Boyd, 2015).

Từ khóa » độ Cứng Của Nước Nuôi Tôm