Kiểm Soát Chất Lượng Nước Nuôi Tôm
Có thể bạn quan tâm
Nước tự nhiên có thành phần hóa học rất phức tạp và có thể chứa hầu hết các chất được tìm thấy trong bầu khí quyển, trong lớp vỏ trái đất, hoặc trong các sinh vật sống. Nước tự nhiên cũng có thể chứa các chất tổng hợp bởi con người. Tuy nhiên, các thành phần hòa tan chính trong nước tự nhiên là một số chất vô cơ bao gồm canxi, magiê, kali, natri, bicarbonat, sulfate và clorua.
ĐẶC ĐIỂM CỦA NƯỚC BIỂNNgoài các thành phần vật chất hòa tan kể trên, trong nước biển còn có các chất hòa tan khác là bromine, strontium, silicon, và boron. Hàm lượng các chất vô cơ hòa tan chính có trong nước biển được trình bày trong bảng bên dưới. Ghi chú chữ trên bảng: Seawater – nước biển; River water – nước sông.
Độ mặn của nước là nồng độ của tất cả các ion hòa tan. Tổng số ion hòa tan trung bình của nước biển vào khoảng 34.500 mg/l hay 34,5 phần nghìn (ppt – part per thousand). Tổng độ kiềm của nước là nồng độ của base (ba zơ) được biểu thị tương đương với Calcium carbonate. Trong nước biển, base chính là bicarbonate và nồng độ trung bình của bicarbonate trong nước biển là 142 mg/l tương đương với tổng độ kiềm là 116 mg/lit.
Tổng độ cứng của nước là hàm lượng của các cation hóa trị hai được biểu thị tương đương với Calcium carbonate. Các cation hóa trị hai trong nước biển là calcium, Mg và Strontium. Độ cứng trung bình của nước biển là 6,569 mg/l. pH của nước biển bình quân dao động trong khoảng 8,1 – 8,3. Ngoài trừ Silicate và Bicarbonate, hàm lượng các chất hòa tan chính trong nước biển lớn hơn nhiều lần so với nước sông.
ĐẶC ĐIỂM CỦA NƯỚC LỢNước lợ là kết quả của sự pha loảng nước biển bởi dòng chảy của sông. Nồng độ các chất hòa tan chính của nước sông được trình bày trong bảng trên. Độ mặn trung bình của nước sông vào khoảng 0,12 ppt (120 mg/lit). Độ cứng và độ kiềm tổng cộng trung bình ở khoảng 55 mg/l và 48 mg/l. pH của nước sông có sự khác biệt lớn, tuy nhiên nó dao động trong khoảng 6 – 8.
TỶ LỆ PHA LOÃNGNước lợ là kết quả của sự pha loảng nước biển. Nồng độ chất hòa tan giảm tỷ lệ thuận với mức độ pha loảng nước ngọt. Chẳng hạn: pha loảng 50% nước ngọt với nước biển sẽ cho ra nước có độ mặn khoảng 17,25 phần ngàn và nồng độ Na khoảng 5.250 mg/l.
Một ứng dụng thực tiễn của khái niệm pha loảng là việc làm hậu ấu trùng thích nghi với điều kiện độ mặn thấp trong trại sản xuất giống. Khi pha loảng để có độ mặn tương đương với ao nuôi, các nhà quản lý trại giống có thể vô tình pha loảng cả độ kiềm đến mức chúng không còn khả năng đệm và làm giảm pH trong quá trình đóng gói, vận chuyển. Điều này có thể tránh được bằng cách đo độ kiềm trong nước pha loãng, sau đó điều chỉnh nó đến mức tương đương 100 mg/l trước khi đóng gói và vận chuyển.
Ở vài vùng nước sông có hàm lượng silicate và bicarbonate cao hơn nước biển, do đó mà nước lợ có thể có hàm lượng silicate và bicarbonate cao hơn nước biển. Trường hợp này thường gặp nhiều hơn với silicate, trong khi đó ít có trường hợp bicarbonate nước sông cao hơn nước biển. Nói chung, những con sông chảy từ vùng ẩm ướt sẽ có tỷ lệ pha loảng cao hơn những con sông chảy từ những vùng khô hạn và sông lớn thì có tỷ lệ pha loảng cao hơn.
Thành phần chất lượng nước và bón vôiNgười nuôi tôm thường thích bón vôi vào ao nuôi. Tuy nhiên, một số trường hợp thì rất hợp lý, nhưng một số khác thì không.
Ở hàm lượng cao (khoảng 01 tấn/ha), vôi hoạt động như một nhân tố lọc sạch nước và qua đó cải thiện chất lượng nước trong những ao nuôi phú dưỡng bởi sự lắng đọng của thực vật phù du (tảo và phiêu sinh động vật), vi khuẩn và vật chất hữu cơ lơ lửng. Người nuôi tôm ở châu Á thường lợi dụng ưu điểm này của vôi để giải quyết khẩn cấp các tình trạng bất lợi hay gặp trong ao nuôi như tảo phát triển quá mức, chất lượng nước giảm và thiếu oxy.
Thông thường, một lượng nhỏ vôi không có ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng nước. Hàm lượng cân bằng của tổng độ cứng và tổng độ kiềm trong một hệ thống mở có trạng thái cân bằng của Carbon dioxide (CO2) và Calcium Carbonate (CaCO3) là 60 – 80 mg/lit. Chính vì thế mà bón vôi vào ao nuôi đã được bơm đầy nước biển hoặc nước lợ thường không hữu ích bởi vì vôi sẽ khó hòa tan.
Điều này đúng với tất cả các loại vôi (CaCO3, CaO và Ca(OH)2). pH ao tôm thường dao động trong khoảng 7,5 đến 8,5 và việc bón vôi CaO hoặc Ca(OH)2 sẽ loại bỏ Carbon dioxide và là nguyên nhân làm cho pH tăng lên. Việc này có thể gây ra hậu quả không mong muốn là làm giảm năng suất ao nuôi do hạn chế tảo phát triển.
Bón vôi và lột xác tôm trong chất lượng nướcNhiều người nuôi nghĩ rằng, bón vôi sẽ làm gia tăng hàm lượng can – xi trong nước và giúp tôm lột xác. Điều này có vẻ không đúng lắm. Trong nước biển và nước lợ luôn rất dồi dào Calcium. Ví dụ, bón 50 kg CaO vào ao 1 ha có độ sâu 01 met nước. CaO có chứa 28 kg Calcium, ngay cả khi CaO tan hoàn toàn, nó cũng chỉ cung cấp tối đa 2,8 mg/l Can – xi trong ao.
Bón vôi và ph ảnh hưởng chất lượng nướcDo nồng độ cao của các ion trong nước biển, do đó đất ao thường trở nên bảo hòa với các ion cơ bản như Ca, Mg, Na, và K. Như vậy đất đáy ao có chứa muối với pH vào khoảng 8 hoặc cao hơn. Người nuôi thường có xu hướng bón vôi giữa các vụ nuôi, việc làm này không cần thiết ngoại trừ trường hợp đất đáy ao có pH nhỏ hơn 7. Nhiều chi phí và công sức sẽ tránh được một cách đơn giản bằng cách đo pH đáy ao và chỉ bón vôi với đất chua.
Silicate, Kali và thực vật phù du ảnh hưởng chất lượng nướcMột số người nuôi thường sử dụng phân bón Silicate để kích thích phát triển tảo khuê. Các tài liệu chỉ ra rằng, khi nồng độ Silicate lớn hơn 1 mg/l thì tảo sẽ không bị giới hạn phát triển bởi yếu tố này. Tuy nhiên, hàm lượng Silicate trong nước biển và nước lợ vào khoảng 3 – 6 mg/l, do đó mà có lẽ silicate không phải là yếu tố đáng quan tâm, đặc biệt trong ao có độ mặn thấp.
Kali là yếu tố dinh dưỡng tối quan trọng cho thực vật phù du phát triển, nhưng thực phật phù du không bị giới hạn phát triển bởi Kali ở nồng độ 1 – 2 mg/l. Do vậy mà việc bón Kali trong ao nuôi tôm là không cần thiết.
Sulfate và Hydrogen Sulfide ảnh hưởng chất lượng nước Nước ao nuôi tôm có nồng độ sunfat rất cao. Khi điều kiện yếm khí phát triển trong đáy ao đất, một số vi khuẩn có thể sử dụng oxy từ sulfate cho hô hấp của chúng. Các sinh vật sản xuất hydrogen sulfide như một chất thải trao đổi chất đó cực kỳ độc hại cho tôm. Vì tính sẵn sàng cao của sulfat trong nước ao tôm, người nuôi phải đặc biệt cảnh giác để tránh sự phát triển điều kiện yếm khí trong ao nuôi của mình. Quản lý chất lượng nước trong nuôi tôm nói chungYếu tố | Phương pháp kiểm tra | Thời gian kiểm tra |
độ đục | đĩa Secchi | 3 giờ chiều mỗi ngày |
oxy hòa tan | Máy đo D.O hoặc test kit Sera | 4 giờ sáng và 4 giờ chiều mỗi ngày |
pH | Máy đo hoặc pH-test sera | 4 giờ sáng và 4 giờ chiều mỗi ngày |
độ mặn | Khúc xạ kế | hàng ngày |
độ kiềm | test kit sera | hàng tuần |
amoni, nitrat. nitrit | test kit sera | hàng tuần |
sulfat | test kit sera | 2 tuần đo 1 lần |
Vi khuẩn Vibro | TCBS agar – test kit | hàng tuần |
Vi khuẩn Vibrio phát sáng | TCBS agar – test kit | hàng tuần |
Tảo | Kính hiển vi | hàng tuần |
Các yếu tố chất lượng nước | Khoảng đề nghị cho phép |
Nhiệt độ | 28 – 32 oC |
Oxy hòa tan | 5,0 – 9,0 ppm |
Khí Carbonic CO2 | ≤ 20 ppm |
pH | 7,0-8,3 |
Độ mặn | 0,5 – 35 ppt |
Chloride | ≥ 300 ppm |
Sodium (Na+) | ≥ 200 ppm |
Tổng độ cứng (CaCO3) | ≥ 150 ppm |
Độ cứng canxi (CaCO3) | ≥ 100 ppm |
Độ cứng Magiê (CaCO3) | ≥ 50 ppm |
Tổng độ kiềm | ≥ 100 ppm |
Ammonia dạng độc (NH3) | ≤ 0,03 ppm |
Nitrite (NO2-) | ≤ 1 ppm |
Nitrate (NO3-) | ≤ 60 ppm |
Tổng sắt | ≤ 1 ppm |
Khí H2S | ≤ 2 ppb |
Chlorine | ≤ 10 ppb |
Cadmium | ≤ 10 ppb |
Chromium | ≤ 100 ppb |
Copper (Đồng) | ≤ 25 ppb |
Lead | ≤ 100 ppb |
Mercury | ≤ 0,1 ppb |
Zinc | ≤ 100 ppb |
Từ khóa » độ Cứng Của Nước Nuôi Tôm
-
Phân Biệt Độ Kiềm KH Và Độ Cứng GH Trong Nước Ao Nuôi - Tin Cậy
-
Một Số Vấn đề Về độ Cứng Và độ Kiềm Trong Ao Nuôi Tôm
-
Ảnh Hưởng Của độ Kiềm Và độ Cứng đến Năng Suất Nuôi Tôm Thâm ...
-
Tìm Hiểu Về độ Kiềm KH Và độ Cứng GH Trong Nước Ao Nuôi
-
Những Chỉ Tiêu Nước Nuôi Tôm Quan Trọng Người Nuôi Cần Nắm
-
Vai Trò Của Ca Và Mg Cho Ao Nuôi - Tạp Chí Thủy Sản
-
XL-Kiểm Soát độ Mặn, độ Cứng Và độ Trong Của Nước Hồ Nuôi Tôm
-
Chỉ Tiêu Nước Nuôi Tôm - Những Yếu Tố ảnh Hưởng đến Sự Sống Còn ...
-
Những Quy Chuẩn Nước Nuôi Tôm Mà Người Nông Dân Cần Biết
-
CÂN BẰNG ION VÀ ĐỘ CỨNG NƯỚC AO NUÔI TÔM - SDMD 2045
-
Độ Cứng Của Nước Nuôi Tôm
-
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC NUÔI TÔM
-
Kiểm Soát Và điều Chỉnh độ Mặn, độ Cứng Của Nước
-
Phân Biệt độ Kiềm KH Và độ Cứng GH Trong Nước Ao Nuôi • Tin Cậy ...