NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC NUÔI TÔM

Skip to contentNHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN PHẢI BIẾT KHI BẮT ĐẦU NUÔI TÔM

Trang chủ » Kiến Thức » NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN PHẢI BIẾT KHI BẮT ĐẦU NUÔI TÔM

Tôm nuôi chỉ sinh trưởng tốt và cho năng suất cao khi điều kiện môi trường phù hợp với đặc điểm sinh học và phải luôn ổn định. Vì vậy, cần phải theo dõi các yếu tố môi trường thường xuyên, biết được những diễn biến để từ đó có những tác động kỹ thuật tạo ra môi trường thuận lợi, phù hợp với sự phát triển tôm nuôi. Trong những điều kiện về môi trường thì chất lượng nước là một trong những yếu tố quan trọng nhất mà những ai khi bắt đầu nuôi tôm đều cần phải biết. Chất lượng của nước chiếm hơn phân nửa sự thành công của một vụ nuôi. Để tôm phát triển bình thường thì nước cần phải sạch, phải đủ dinh dưỡng, không bị ô nhiễm thì tôm mới phát triển được. Và tôm khỏe mạnh hay không, ưa bệnh hay không, mau lớn hay không đều do chất lượng nước quyết định. Mà chất lượng nước lại chịu sự ảnh hưởng lớn từ thời tiết, nước tự nhiên, chất đất và chế độ quản lý đầm nuôi khiến các chỉ số của nước thay đổi thường xuyên. Nên đòi hỏi người nuôi tôm cần phải luôn luôn theo dõi chất lượng nước để có hướng xử lý nước kịp thời thì năng suất tôm nuôi mới đạt hiệu quả cao.

Dưới đây, METROTECH xin gửi đến bạn những thông tin vô cùng quan trọng liên quan đến các chỉ số cần phải biết khi nuôi tôm cũng như thủy hải sản nói chung. 

Chất lượng nước và chất đất

người nuôi cần phải làm là kiểm tra tính đất và tính nước
Người nuôi cần phải làm là kiểm tra tính đất và tính nước

Khi mới bắt tay vào nuôi tôm, vấn đề đầu tiên mà người nuôi cần phải làm là kiểm tra tính đất và tính nước. Trong nuôi tôm nên tránh đất phèn. Vì đất phèn có tính axit khiến cho pH trong ao nuôi tôm thường xuống thấp và bất lợi cho tôm. Nếu có thể, nên tránh nuôi tôm ở loại đất này. Những vùng đất ven biển có nước lợ và nước mặn thuận lợi cho tôm nhưng thường là đất phèn. Để hạn chế những ảnh hưởng của đất phèn thì người nuôi nên thiết kế ao nuôi và có chế độ quản lý nước thích hợp. Chính vì thế, trước khi đào ao nuôi tôm, nên biết rõ chất lượng đất và chiều sâu của các lớp đất.

TOP SẢN PHẨM BÁN CHẠY

Máy Đo Độ Mặn Dạng Bút - TC9104 - Trans Instruments

Bút đo độ mặn KoiMedic – TC9104 – Trans Instruments

1.455.000Thêm vào giỏ hàng Bút đo pH - HI98103 - Hanna

Bút đo pH – HI98103 – Hanna

919.000Thêm vào giỏ hàng

Máy Đo Oxy Hòa Tan DO – MW600 – Milwaukee

6.958.000Thêm vào giỏ hàng Máy Quang Đo Độ Cứng Tổng - HI97735 - Hanna

Máy Quang Đo Độ Cứng Tổng – HI97735 – Hanna

7.751.000Thêm vào giỏ hàng

Nhiệt độ

Nhiệt độ tốt nhất cho tôm là 26 – 32°C. Vì nhiệt độ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng và tỉ lệ sống của tôm. Nhiệt độ không nên thay đổi đột ngột, nhiệt độ trong ngày nếu biến động nhiều quá sẽ làm cho tôm giảm ăn.Tôm nhỏ (1gr) lớn nhanh hơn trong nước ấm (30 độ C), tôm lớn (12-18gr) lớn nhanh nhất ở nhiệt độ nước 27 độ C. Khi nhiệt độ thấp hơn 15 độ C hoặc cao hơn 33 độ C trong 24 giờ hoặc lâu hơn, tôm sẽ chết..Tôm bị ngạt khi nhiệt độ từ 15-22 độ C và 30-33 độ C.

Có nhiều cách để kiểm tra nhiệt độ như: kiểm tra nhiệt độ bằng nhiệt kế và các máy đo pH, độ muối, DO đều có chức năng đo nhiệt độ.

Độ mặn (độ muối).

Cách sử dụng tỷ trọng kế đo độ mặn nước ao thủy sản
Cách sử dụng tỷ trọng kế đo độ mặn nước ao thủy sản

Độ nặm là nồng độ của tất cả các muối khoáng có trong nước. Độ mặn của nước rất quang trong, ảnh hưởng rất nhiều đến sự tồn tại, phát triển và giúp duy trì các chức năng sinh lý của tôm.Mỗi loại tôm có yêu cầu về độ mặn khác nhau và thay đổi tuỳ theo từng thời điểm trong chu trình sinh sống. Tôm có thể thích ứng với điều kiện độ mặn môi trường thay đổi từ từ. Độ mặn cao hơn 35 phần ngàn sẽ làm màu nước đậm khó điều chỉnh.

Tôm sú: Tôm sú có thể chịu được độ mặn từ 3-45 phần ngàn, độ mặn tốt nhất cho tôm sú là 15-20 phần ngàn. Biến động trong ngày không quá 5ppt. Nếu độ mặn thấp hơn 5 phần ngàn nên bổ sung vitamin, khoáng chất, C vào thức ăn cho tôm, nhất là khi tôm đã trên 45 ngày tuổi. Nếu độ mặn cao hơn 35 phần ngàn, tôm sẽ giảm ăn, ngưng ăn nên chậm lớn.

Tôm thẻ chân trắng: Tôm thẻ chân trắng có thể chịu được độ mặn từ 2-40 phần ngàn, độ mặn tốt nhất là 10-25 phần ngàn. Có thể đo độ mặn bằng bằng tỉ trọng kế, khúc xạ kế, dẫn điện kế hay kit đo nhanh.

Nếu bạn có nhu cầu tìm mua những sản phẩm này thì hãy liên hệ ngay với METROTECH. Tư vấn bán hàng: 0888 203 779

pH

Độ pH trong nước ao
Độ pH trong nước ao

Độ pH trong nước ao là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sức khỏe tôm. Khi độ pH quá thấp hoặc lên quá cao người nuôi cần tìm cách hạ pH trong ao nuôi tôm xuống mức ổn định từ 7,5 đến 8,3 để được phát triển khỏe mạnh. Độ pH trong ngày không nên biến động quá 0,5. Nếu pH biến động lớn có thể làm tôm bị sốc, yếu và bỏ ăn. Nếu độ pH cao hay thấp kéo dài sẽ làm cho tôm chậm phát triển, còi cọc, dễ nhiễm bệnh, hao hụt. Vì vậy khi độ pH không ổn định người nuôi cần sử dụng một số cách làm hạ pH trong ao nuôi tôm để tôm nuôi được phát triển bình thường.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm để cho người nuôi có thể kiểm tra được độ pH trong ao nuôi tôm nhưng đo độ pH bằng máy đo, bút đo là phương pháp có độ chính xác cao nhất . Ưu điểm của dùng bút và máy đo là các bước đo rất nhỏ, tăng từng 0,1 độ pH, ví dụ 7,0 – 7,1 – 7,2. Tuy nhiên để có được giá trị đúng thì phải thường hiệu chỉnh một tuần một lần. Chất lượng của bút và máy rất dễ thay đổi. Các máy và đặc biệt các bút pH rẻ tiền rất nhanh hỏng phần đầu dò, dù có sử dụng hay không, nên không còn hiệu chỉnh được dù máy vẫn cho ra số, nhưng độ pH là sai.

Ôxy hòa tan, BOD và COD

Hàm lượng oxy hòa tan (DO)
Hàm lượng oxy hòa tan (DO)

Hàm lượng oxy hòa tan (DO) là yếu tố quan trọng quyết định đến quá trình sinh trưởng, phát triển của tôm. Vì vậy, người nuôi cần thường xuyên theo dõi, thực hiện tốt các biện pháp quản lý để duy trì DO thích hợp cho ao nuôi. Nước nuôi tôm phải đảm bảo ôxy hòa tan > 3,5 mg/l, nhưng tối ưu là > 5 mg/l.

BOD (Biochemical oxygen Demand- nhu cầu oxy sinh hoá) là lượng oxy cần cung cấp để oxy hóa các chất hữu cơ trong nước làm cho sinh vật trong nước sạch, có ít tạp chất hữu cơ hơn, do đó vi sinh vật không hoạt động nhiều và không tiêu tốn oxy hòa tan nhiều. Ngược lại, trong nước ô nhiễm, có nhiều tạp chất hữu cơ hơn, các vi sinh vật hoạt động nhiều và sử dụng hết oxy trong nước. COD (Chemical Oxygen Demand – nhu cầu oxy hóa học) là lượng oxy cần thiết để oxy hoá các hợp chất hoá học trong nước bao gồm cả vô cơ và hữu cơ. Như vậy, COD là lượng oxy cần để oxy hoá toàn bộ các chất hoá học trong nước, trong khi đó BOD là lượng oxy cần thiết để oxy hoá một phần các hợp chất hữu cơ dễ phân huỷ bởi vi sinh vật. COD càng cao thì nước càng giàu các hợp chất hữu cơ, nghĩa là càng bẩn, và làm ôxy hòa tan giảm.

BOD và COD ít khi được dùng để quản lý chất lượng nước trong quá trình nuôi, nhưng được dùng để quản lý nước thải. Việc xác định BOD và COD phải được tiến hành trong các phòng thí nghiệm có đủ điều kiện.

Tiêu chuẩn Việt nam quy định cho nước thải từ các ao nuôi tôm thì BOD không được vượt quá 50 mg/l và COD không được vượt quá 150 mg/l.

Độ kiềm ( KH)

Độ kiềm là thông số rất quan trọng trong nuôi tôm
Độ kiềm là thông số rất quan trọng trong nuôi tôm

Độ kiềm là thông số rất quan trọng trong nuôi tôm do có liên quan trực tiếp đến độ ổn định của pH nước và hoạt động lột xác của tôm. Và được tính bằng đơn vị mg/l. Độ kiềm càng lớn, pH của nước càng ổn định. Độ kiềm thấp của vùng nước ngọt hoặc có độ mặn thấp ảnh hưởng rất lớn đến khả năng lột xác và tỷ lệ sống của tôm nuôi. Độ kiềm cho ao tôm nên trong khoảng 100 – 150 mg/l. Độ kiềm rất dễ thay đổi, do đó từ 3 – 5 ngày cần kiểm tra độ kiềm.

Độ cứng tổng (GH) và khoáng chất

Độ cứng của nước được xác định là tổng hàm lượng Ca2+ và Mg2+ có trong nước, 2 ion này chính là tác nhân gây ra độ cứng của nước. Canxi và Magie là 2 ion chủ yếu và quan trọng đối với tôm. Sự hiện diện ion tự do canxi trong nước còn giúp ngăn ngừa quá trình thất thoát muối Natri và Kali ra khỏi màng tế bào trong cơ thể tôm. Độ cứng tối ưu cho nuôi tôm là từ 100 – 250 mg/l CaCO3.

Độ khoáng và tỉ lệ khoáng trong nước biển (độ mặn 35 ‰) được cho trong bảng. Nước lợ từ sông ngòi có tỉ lệ các khoáng tương tự như trong muối biển. Hàm lượng khoáng trong nước lợ được tính như sau: Khoáng trong nước biển × độ muối (ppt) : 35.

Độ mặnCa (mg/l)Mg (mg/l)K (mg/l)Mg:Ca:K
35%o40012903803,2:1:0,9

Với tôm nuôi trong môi trường nước lợ thì quan trọng hơn cả là tỉ lệ Mg:Ca:K. Tỉ lệ này phải bằng với trong nước biển để tôm phát triển bình thường.

Nước sông và nước biển tự nhiên đảm bảo các yếu tố khoáng, là nước tốt nhất cho tôm. Tuy nhiên, hàm lượng khoáng Magiê trong nước cũ lâu ngày giảm do bị đất hấp thu, nên cần bổ xung muối Magiê Clorua hay Magiê Sulphat

Nước giếng khoan rất khác với nước sông và nước sông hồ và nước biển. Cụ thể, hàm lượng kali, magiê và canxi thường thấp hơn trong nước nước biển và nước lợ từ sông ngòi. Do đó, nhất thiết phải kiểm tra Kali, Magiê, và Canxi và điều chỉnh về giá trị cần thiết.

Với tôm nuôi trong môi trường nước lợ thì quan trọng hơn cả là tỉ lệ Mg:Ca:K. Tỉ lệ này phải bằng với trong nước biển để tôm phát triển bình thường.

Nước sông và nước biển tự nhiên đảm bảo các yếu tố khoáng là nước tốt nhất cho tôm. Tuy nhiên, hàm lượng khoáng Magiê trong nước cũ lâu ngày giảm do bị đất hấp thu, nên cần bổ xung muối Magiê Clorua hay Magiê Sulphat.

Nước giếng khoan rất khác với nước sông và nước sông hồ và nước biển. Cụ thể, hàm lượng kali, magiê và canxi thường thấp hơn trong nước nước biển và nước lợ từ sông ngòi.

Do đó, nhất thiết phải kiểm tra Kali, Magiê, và Canxi và điều chỉnh về giá trị cần thiết.

Độ trong

Độ trong của nước ao
Độ trong của nước ao

Độ trong của nước ao chủ yếu phụ thuộc vào số lượng và đặc tính khối chất cái (seston) trong nước, đó là tập hợp các sinh vật và các phù du lơ lửng trong nước. Độ trong của ao chứng tỏ nước ao nuôi nghèo dinh dưỡng, sinh vật phù du kém phát triển, lượng thức ăn tự nhiên cho tôm không có. Đôi khi sẽ làm tôm bị stress, giảm ăn. Nếu độ trong của nước quá cao, người nuôi cần kết hợp kiểm tra pH. Nếu pH thấp thì phải bón thêm vôi, kết hợp bón phân và sử dụng các loại hóa chất gây màu nước nhằm cung cấp chất dinh dưỡng, kích thích tảo phát triển làm giảm độ trong của nước ao. Tốt nhất là nên giữ nước ao nuôi có màu xanh đọt chuối non, đây là màu đặc trưng của tảo lục, rất thích hợp cho sự phát triển của tôm. Độ trong 30 – 35 cm là tối ưu cho nước nuôi tôm.

Sunphua hyđrô (H2S)

(H2S) là một khí gây độc, có mùi đặt trưng của lưu huỳnh là mùi trứng thối được tạo thành trong điều kiện kỵ khí gây ảnh hưởng đến hô hấp và phát triển của thủy sản, làm giảm hiệu quả nuôi của các nông hộ. Sự tiếp xúc của tôm với các độc tố như: Hydrogen Sulfide, NH3, CO2,…dễ làm tôm bị stress và từ đó có thể dẫn đến dịch bệnh.

Tôm ưa sống gần lớp bùn, nên sự tích tụ H2S trong bùn đáy và lớp nước đáy ảnh hưởng rất lớn. Tôm mệt mỏi khi H2S 0,1 –0, 2 mg/l; chết từ từ và chìm xuống đáy khi nồng độ H2S trong nước đáy là 0,9 mg/l, cho dù ôxy cao; và chết ngay lập tức khi H2S lên 4 mg/l

Tiêu chuẩn Việt nam quy định nồng độ H2S trong nước nuôi tôm cá không được vượt quá 0,05 mg/L. Ngưỡng này ứng với các ngưỡng Sunphua tổng khác nhau ở các pH và nhiệt độ khác nhau.

Nitrat (NO3–)

Nitrat (NO3–)
Nitrat (NO3–)

Tôm sẽ không bị ảnh hưởng của nồng độ NO3- ở 900 mg/l. Nitrat (NO3–) chỉ gây độc với tôm nuôi trong ao khi hàm lượng tích luỹu ở mức cao. Vì thế, Nitrat không phải là vấn đề mà người nuôi tôm phải lo ngại quá nhiều trong quá trình nuôi tôm

Amôniac (NH3)

Nếu nhiệt độ tăng cao (320C) sẽ gây tăng lượng amoniac (NH3/NH4+) trong ao, đồng thời làm rối loạn một số chức năng sinh lí của tôm gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của tôm nuôi. Amoniac là chất độc trong ao nuôi thủy sản nói chung, amoniac được hình thành thông qua việc phân hủy các chất hữu cơ như thức ăn thừa, mùn bã hữu cơ, chất thải của tôm, hàm lượng amoniac trong ao tôm tăng lên khi nhiệt độ hoặc pH tăng lên trong điều kiện 300C pH < 8.0 thì NH3 thường dưới 10%. Amonia trong môi trường tăng cao dẫn đến việc đào thải amoniac trong máu giảm xuống, gia tăng pH máu và làm bất hoạt một số enzyme, ngăn cảng quá trình đào thải CO2 trong máu, cản trở quá trình hô hấp xảy ra. Do đó tôm bị thiếu hụt oxy cho dù môi trường có đủ oxy nếu ngộ độc quá nặng có thể dẫn đến chết.

Muốn đo amôniac trong ao tôm nước lợ, ta cần dùng các kit đo dành cho cả nước ngọt và nước mặn bằng phương pháp salicilat.

Nitrit

Nitrit trong ao nuôi bắt nguồn từ: NH4+/NH3 qua giai đoạn 1 của quá trình nitrat hóa chuyển sang NO2 hoặc do nguồn NO2 có sẵn trong nước giếng, nước cấp. Do NH4+/NH3 liên tục được bổ sung từ thức ăn và chất thải của tôm, tiếp theo là quá trình nitrat hóa tạo thành nitrit. Lượng nitrit ban đầu có từ nước cấp có thể mất đi trong ao do các quá trình chuyển hóa nhưng chỉ có thể xảy ra vào thời gian đầu của chu kỳ nuôi khi lượng thức ăn sử dụng và lượng chất thải của tôm còn ít. Tác hại của Nitrit là gây ngạt cho tôm (kết hợp với hemocyanin trong máu tôm, làm mất khả năng vận chuyển oxy của máu); Tôm ngạt mãn tính sẽ yếu và dễ nhiễm bệnh hoặc chết khi sốc môi trường; Gây rối loạn cân bằng áp suất thẩm thấu do cạnh tranh với ion Cl- (nhất là trong những ao nuôi độ mặn thấp); Gây lột xác không cứng vỏ; Chậm lớn; Gây tổn thương mang; Gây phù thủng cơ.

Giới hạn nitrit cho ao tôm là 1 mg/l NO2- (hay 0,3 mg/l NO2-/N.

SẢN PHẨM CÙNG DANH MỤC

Khúc xạ Kế Đo Độ Ngọt Điện Tử - PAL-1 - Atago

Khúc xạ Kế Đo Độ Ngọt Điện Tử – Atago PAL-1

4.408.000Thêm vào giỏ hàng Bút Đo Độ Mặn/Nhiệt Độ - HI98319 - Hanna

Bút Đo Độ Mặn/Nhiệt Độ – HI98319 – Hanna

2.142.000Thêm vào giỏ hàng Bút Đo pH/Nhiệt Độ - Độ Phân Giải 0.1pH - HI98107 - Hanna

Bút Đo pH/Nhiệt Độ – Độ Phân Giải 0.1pH – HI98107 – Hanna

1.235.000Thêm vào giỏ hàng Bút đo pH/Nhiệt Độ Độ Phân Giải 0.1 pHep®4 HI98127 - Hanna

Bút đo pH/Nhiệt Độ – Hanna HI98127

2.597.000Thêm vào giỏ hàng

METROTECH NƠI CUNG CẤP ĐẾN BẠN NHỮNG GIẢI PHÁP GIÚP BẠN CÓ THỂ NUÔI TÔM TỐT HƠN

Nếu bạn đang có nhu cầu mua những sản phẩm như Máy đo pH, tỉ trọng kế, khúc xạ kế, máy đo độ dẫn điện của nước hay kit đo nhanh, … thì METROTECH chắc chắn là sự lựa chọn hàng đầu của bạn.

✅ Những sản phẩm METROTECH cung cấp luôn được đảm bảo chất lượng cũng như cam kết hàng chính hãng bằng các giấy tờ chứng nhận của đại lý để quý khách hàng yên tâm chọn lựa.

✅ Đội ngũ nhân viên nhiệt tình với trình độ chuyên môn cao của chúng tôi sẽ tư vấn 24/7, phục vụ khách hàng hết mình.

✅ Bảo hành 12 tháng.

✅ Đảm bảo cung cấp cho khách hàng sản phẩm với giá cả tốt nhất trên thị trường.

✅ METROTECH có chính sách hỗ trợ giao hàng đến tận tay khách hàng với mức phí phải chăng và miễn phí giao hàng cho một số trường hợp theo quy đinh của METROTECH.

Ngoài ra, chúng tôi cũng cung cấp các sản phẩm về Thiết Bị Phòng Thí Nghiệm,…hãy liên hệ với chúng tôi nếu bạn có nhu cầu sử dụng những sản phẩm này.

Vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Website này hoặc qua thông tin dưới đây:

  • Tư vấn bán hàng: 0888203779
  • Hỗ trợ kỹ thuật: 0857389770
  • Email: lienhe@metrotech.vn
  • Địa chỉ: 618 Lê Trọng Tấn, Bình Hưng Hoà, Bình Tân, HCM.
Post Views: 663

Bài viết liên quan

Top Máy Nén Khí Không Dầu Chất Lượng Nhất Hiện Nay Nên Mua Máy Nén Khí Không Dầu Chính Hãng Ở ĐâuMáy bắn đinh bê tông dùng pin Bật Mí!! Lợi Ích Ít Ai Ngờ Của Máy Bắn Đinh Bê Tông Dùng PinKiểm tra đầu nén khí Nên Tìm Mua Đầu Nén Khí Chính Hãng, Giá Tốt Ở Đâu? Subscribe LoginNotify of new follow-up commentsnew replies to my comments guest Label {} [+] Name* Email* Website guest Label {} [+] Name* Email* Website 0 Nhận xét Phản hồi nội tuyếnXem tất cả bình luậnChuyên mục tin tức BÀI VIẾT MỚI NHẤT
  • Chỉ số ORP là gì? Tìm hiểu về máy đo ORP
  • Súng đo nhiệt độ y tế và những lưu ý cần biết khi mua
  • Tìm hiểu máy đo độ rung và những điều cần biết khi sử dụng
  • RTD – Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của RTD
  • Đồng hồ đo tần số hz và những điều mà bạn cần chú ý
  • Tìm hiểu tổng quan về bút thử nước Fusaka đến từ Nhật Bản
  • Những điều thú vị về máy đo nước sạch bạn cần biết
Bình luận mới
  • Ngân Nguyễn trong Máy khoan vặn vít động lực dùng pin 13mm, 18V – DCD796N-KR – Dewalt
  • Trần thị thanh Thủy trong Máy khoan vặn vít động lực dùng pin 13mm, 18V – DCD796N-KR – Dewalt
  • h3nry trong Mách bạn những cách chế kính hiển vi độc đáo tại nhà
  • Lê Phương trong Khẩu trang chống bụi, hóa chất 8247 – WX700900169 – 3M
  • Nguyen quynh trong Kính hiển vi sinh học 1 mắt – B-20R – Optika
  • Thơm trong Máy Ly Tâm DM0412 – A12-10P – 9034002122 – DLAB
  • Hoang vu trong Mặt nạ nửa mặt 6502 (Cỡ Trung) – 70071621836 – 3M
  • Vũ Kim sau trong Hướng Dẫn Dụng Máy Đo pH Đầy Đủ Và Chính Xác Nhất Tại METROTECH
  • Nguyễn Minh Vinh trong Khúc Xạ Kế Dự Đoán Độ Cồn – RW0025 – Trans Instruments
  • Phạm Duy Thái trong Máy Đo pH và Độ Ẩm Đất Takemura DM15
  • Tìm kiếm:
  • Đăng nhập
Insert Hotline

Đăng nhập

Tên tài khoản hoặc địa chỉ email *

Mật khẩu *

Ghi nhớ mật khẩu Đăng nhập

Quên mật khẩu?

Zalo Hotline Zalo Zalo Hotline Hotline

Từ khóa » độ Cứng Của Nước Nuôi Tôm