Cần Trục Quay Là Gì? Tìm Hiểu Về Thành Phần Cấu Tạo, Phân Loại Nó.

Nội dung tóm tắt

  • 1 Thành phần cấu tạo của cần trục quay
      • 1.0.1 Kết cấu thép
      • 1.0.2 Cơ cấu quay cần 
      • 1.0.3 Pa lăng (palang)
      • 1.0.4 Hệ thống điện điều khiển
  • 2 Phân loại các loại cần trục quay
    • 2.1 Cần trục xoay di động
    • 2.2 Cần trục xoay gắn cố định
    • 2.3 Cần trục xoay dạng Mast
    • 2.4 Cần trục xoay treo tường
    • 2.5 Cần trục xoay dạng khớp nối

Trong các nhà máy sản xuất hiện nay thì cần trục là trang bị không thể thiếu và giúp ích rất nhiều trong hoạt động nâng hạ, di chuyển các vật nặng. Tuy nhiên đối với các dây truyền sản xuất nhiều thao tác lặp đi lặp lại trong một phạm vi hẹp thì cần trang bị một thiết bị cần trục phù hợp. Những loại cần trục này phải linh hoạt, có sức nâng vừa phải, lắp đặt đơn giản, tiết kiệm không gian. Cần trục quay là một thiết bị đáp ứng tốt các tiêu chí trên. Sử dụng nó kết hợp với cầu trục trên cao giúp tăng sản lượng một cách đáng kinh ngạc.

Trong phạm vi bài viết này, bạn sẽ tìm thấy các loại cần trục quay khác nhau và thành phần cấu tạo của chúng. Chúng tôi muốn giúp bạn có cái nhìn khái quát nhất về mô hình cầu trục quay nào phù hợp với doanh nghiệp của bạn.

Thành phần cấu tạo của cần trục quay

Cần trục quay thường có thiết kế đơn giản hơn các loại cầu trục trên cao thông thường vì vậy chúng dễ vận hành và ít các chi tiết hỏng hóc hơn.

Dưới đây liệt kê một số thuật ngữ liên quan đến cần trục quay mà bạn cần biết :

Tầm với: đó là khoảng di chuyển của palang trên thanh dầm ngang.

Cột trụ : đó là 1 thanh trụ đứng dạng ống tròn để gắn toàn bộ thanh dầm ngang và thiết bị.

Palang : chuyển động của palang có thể bằng tay, khí nén hoặc động cơ điện. Palang mang dây cáp hoặc xích và móc di chuyển theo toàn bộ chiều dài của cần.

Xoay/Quay: Cần trục có thể quay bằng tay hoặc bằng điện. Góc xoay của cần có thể là 360 ° >> 90 ° tùy vị trí và yêu cầu làm việc.

Điều khiển : Trên hệ thống cần trục chạy bằng khí hoặc bằng điện thì bạn có thể sử dụng bộ điều khiển nút nhấn để điều khiển chuyển động lên xuống của Palăng, chuyển động di chuyển ngang của palang và chuyển động quay của cần.

Chiều cao móc: Xác định khoảng di chuyển của móc theo phương thẳng đứng. Từ đây bạ có thể tính toán được chiều cao tổng thể của cần trục.

Giới hạn quay : nếu cần cẩu được đặt gần một bức tường hoặc vật cản khác, một giới hạn xoay sẽ hạn chế chuyển động của cần cẩu trước khi nó va chạm với đối tượng gần đó.

Cần trục xoay 200kg đế gắn cố định
Cần trục xoay 200kg đế gắn cố định

Cần trục quay có 4 thành phần cơ bản là : kết cấu thép, cơ cấu quay cần, palang và hệ thống điều khiển.

Kết cấu thép

Gồm có cột và dầm chạy palang. Cột thường có tiết diện ngang cột là hình tròn rỗng hoặc hình vuông rỗng, với tiết diện hình tròn thì được chế tạo từ thép ống công nghiệp.

  • Đối với tiết diện hình vuông được hàn tổ hợp từ thép tấm;
  • Cột là phần chịu lực chính trên đó được gắn cơ cấu quay cần và cần;
  • Cột được cố định với nền móng thông qua bu-lông móng hoặc bu-lông hóa chất.

Với dầm chạy palang:

  • Dầm chạy palang (hay còn gọi là cần) được chế tạo từ thép I định hình, I tổ hợp hoặc dầm hộp tổ hợp hàn;
  • Dầm này được treo palang và chạy trên dọc chiều dài của dầm;
  • Dầm quay quanh cột có thể quay 360º hoặc nhỏ hơn tùy theo nhu cầu của người sử dụng mà có những phương án thiết kế góc quay khác nhau.

Cơ cấu quay cần 

Gồm có 2 loại: dẫn động quay bằng động cơ và dẫn động quay bằng tay kéo.

  • Dẫn động quay bằng động cơ (đối với tải trọng nâng lớn >=1 tấn);
  • Cần được quay thông qua hệ thống động cơ giảm tốc và bộ truyền bánh răng ngoài được điều khiển bằng nút bấm theo palang, có thể quay toàn vòng 360 độ hoặc nhỏ hơn tùy theo nhu cầu của người sử dụng mà có những phương án thiết kế khác nhau;
  • Dẫn động quay bằng kéo tay (đối với tải trọng nâng nhỏ <1 tấn);
  • Cần treo palang được quay bằng sức của người sử dụng thông quay một sợi dây (xích) được treo ở đầu cần.

Pa lăng (palang)

  • Là thiết bị nâng chính được treo dưới cần (dầm chính) của cẩu quay cột;
  • Có thể dùng loại palang xích nâng hạ, di chuyển bằng kéo tay, hoặc nâng hạ, di chuyển bằng điện;
  • Palang được sử dụng trong cẩu quay cột thường là palang xích kéo tay hoặc palang xích điện do kết cấu gọn nhẹ.

Hệ thống điện điều khiển

  • Để đảm bảo cho cẩu quay làm việc êm, không ồn và bị giật người ta thường sử dụng biến tần cho động cơ di chuyển palang và biến tần cho động cơ quay cần được tích hợp và đấu nối trong hệ thống tủ điện;

Phân loại các loại cần trục quay

1.Cần trục xoay di động.

2.Cần trục xoay gắn cố định.

3.Cần trục xoay dạng Mast.

4.Cần trục xoay treo tường.

5.Cần trục xoay dạng khớp nối.

Cần trục xoay di động

Đây là dạng cần trục quay mà đế có thể di chuyển đến nhiều vị trí khác nhau. Hệ thống chân đế được tính toán để hệ thống cột có thể tự đứng mà không cần hỗ trợ từ bên ngoài.

cau truc xoay de di dong
Cầu trục xoay đế di động

Cần trục xoay gắn cố định

Chân đế được gắn cố định trên hệ thống sàn bằng bulong cường độ cao. Tuỳ tải trọng, tầm với mà nền móng có những yêu cầu khác nhau. Đây có thể nói là dạng phổ biến nhất được trang bị trong các nhà xưởng.

Thông thường đối với dạng cần trục quay này tải trọng có thể từ 200kg – 5 tấn, tầm với 5-10 mét.

cau quay 200 kg 4
Cầu trục quay đế gắn cố định

Cần trục xoay dạng Mast

Đây là dạng đặt biệt của của cần trục xoay gắn cố định, chúng không cần nền móng đặt biệt vì được hỗ trợ từ hệ thống cột hoặc dầm đỡ trên cao.

Cần trục xoay treo tường

Hệ thống cần trục quay treo tường có thể được sử dụng trong các khu vực riêng lẻ, dọc theo các bức tường có kết cấu phù hợp hoặc các cột hỗ trợ của khung nhà. Ưu điểm chính của việc sử dụng hệ thống treo tường là tiết kiệm không gian mà nó mang lại. Chúng không yêu cầu bất kỳ loại sàn hoặc nền nào hỗ trợ và chúng cũng có thể được lắp đặt rất gần với mặt dưới trần, mang lại khoảng trống tối đa cả dưới và trên cần.

Cần trục xoay dạng khớp nối

So với cần trục xoay truyền thống với một cần, cần trục quay có khớp nối có hai tay xoay có thể nâng tải xung quanh các góc và cột. Tay cần chính cho phép xoay 200 ° và tay ngoài cho phép xoay lên đến 360 ° – mang lại vùng phủ rộng hơn và linh hoạt hơn ở gần cột hoặc xa cột.

Hệ thống khớp nối có thể được gắn trên sàn, gắn trên tường, gắn trên trần hoặc hệ thống đường ray. Sự đa dạng của các cấu hình cho phép định vị tải chính xác và phát hiện tải xung quanh các vật cản.

cau truc quay khop noi
Cần trục xoay dạng khớp nối

Hãy ghi nhớ những điều sau để đảm bảo rằng bạn thiết kế một hệ thống cần trục tiết kiệm và hiệu quả nhất cho ứng dụng của bạn:

  • Chu kỳ / Chế độ làm việc: Việc chọn đúng chu kỳ làm việc hoặc chế độ làm việc giúp đảm bảo rằng các bộ phận đủ bền để chịu được tải và các yêu cầu sử dụng.
  • Khu vực quay: Cần trục di động hoặc gắn nền cung cấp khả năng quay 360 độ; cần cẩu gắn tường có khả năng xoay 180 độ.
  • Chiều cao dưới cần: Khoảng cách từ sàn đến mặt dưới của cần trục là chiều cao dưới cần. Ngoài ra yếu tố kích thước palang và chiều cao nâng cần thiết.
  • Chiều cao tổng thể của cần trục: Yếu tố này để cần trục không bị các vật cản trên cao.

Chúc các bạn có sự lựa chọn đúng đắn, phù hợp với nhu cầu. Nếu bạn muốn tư vấn sản phẩm, vui lòng liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay.

CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP CMI VIỆT NAM

Địa chỉ: Tầng 7-Tòa nhà SANNAM – 78 Phố Duy Tân – P.Dịch Vọng Hậu – Q.Cầu Giấy – TP.Hà Nội.

Nhà máy: KCN Minh Đức, Mỹ Hào, Tỉnh Hưng Yên.

Số điện thoại: 0976 076 220

Email: info.cmicrane@gmail.com

Website: www.cmivietnam.vn

0/5 (0 Reviews)

Từ khóa » Cơ Cấu Xoay Là Gì