Cảng Biển Và Sự Phát Triển Kinh Tế Miền Trung
Có thể bạn quan tâm
Đăng nhập
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tàu đang làm hàng- SENDAI SPIRIT 08:00 - 22/11/2024 06:00 - 27/11/2024 Tàu hàng; Bến số 1
- LIYANG 18:00 - 22/11/2024 08:00 - 25/11/2024 Tàu hàng; Bến số 1
- SHENG WEI 18 08:00 - 24/11/2024 06:00 - 26/11/2024 Tàu hàng; Bến số 2
Tin hàng hải nội địa và Quốc tế
Cập nhật lúc : 10/01/2012Cảng biển và sự phát triển kinh tế miền Trung
Miền Trung bao gồm 19 tỉnh, thành từ Thanh Hóa đến Bình Thuận và khu vực Tây Nguyên. Dọc dải đất "khúc ruột" này có đến 1.759 km bờ biển. Đây được coi là vùng tiềm năng không những cho việc phát triển kinh tế biển mà còn là khu vực có nhiều vị trí thuân lợi trong việc xây dựng cảng biển nhờ có nhiều vịnh nước sâu và nhiều trục giao thông huyết mạch nối với các nước trong tiểu vùng sông Me Kong. | |
Khi tiến hành nghiên cứu xây dựng hệ thống cảng biển ở khu vực miền Trung đã có không ít ý kiến trái ngược nhau. Người cho rằng miền Trung là vùng đất nghèo khổ, chủ yếu là phát triển nông nghiệp cho nên lượng hàng hóa xuất nhập khẩu rất hạn chế và sẽ không khai thác hết năng lực cảng biển. Có người lại "phản biện" rằng, cần phải hình thành hệ thống cảng biển trước làm tiền đề thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. Cả hai quan điểm trên đều có lý lẽ riêng. Tuy nhiên, thực tế sau 16 năm (kể từ năm 1992) từ khi dự án cảng biển nước sâu và Khu Công nghiệp Dung Quất được hình thành, miền Trung đã và đang "dấy lên" một "làn sóng" đầu tư khá mạnh. Tính đến nay, đã có 22 khu công nghiệp (KCN) được triển khai xây dựng với tổng diện tích 3.880 ha và 9 khu kinh tế (KKT) được Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định thành lập. Trong số 22 KCN, có 9 KCN dự kiến sẽ thu hút khoảng 95-100 triệu USD vốn đầu tư phát triển hạ tầng; 1,6-2 tỷ USD vốn đầu tư sản xuất công nghiệp. Việc hình thành cảng biển nước sâu và KCN Dung Quất đã đặt nền móng cho sự hình thành vùng trọng điểm kinh tế miền Trung kéo dài từ Liên Chiểu (Đà Nẵng) đến Dung Quất (Quảng Ngãi). Ngoài Dung Quất, miền Trung còn "sôi động" với một số cảng nước sâu khác mà vị thế của nó cũng không hề thua kém. Đó là Chân Mây, Nhơn Hội... Sự ra đời của cảng biển nước sâu và Khu thương mại dịch vụ Chân Mây đã dẫn đến việc mở rộng vùng kinh tế trọng điểm miền Trung vươn ra đến Thừa Thiên - Huế, đây là một gạch nối quan trọng giữa Thừa Thiên - Huế và Đà Nẵng. ở đây đang hình thành khu trung tâm đô thị kinh tế, văn hóa có triển vọng phát triển mạnh của miền Trung. Và đường 9 sẽ càng phát huy hiệu quả là trục hành lang kinh tế Đông - Tây. Bên cạnh đó, cảng biển nước sâu và Khu công nghiệp dịch vụ Nhơn Hội cũng tạo sự mở rộng vùng kinh tế trọng điểm miền Trung về phía Nam, đến Bình Định. Như vậy, có thể nói rằng việc phát triển tương đối táo bạo các cảng biển nước sâu ở miền Trung đã hình thành nên trục kinh tế phát triển đô thị - công nghiệp - thương mại du lịch dịch vụ dọc duyên hải miền Trung kéo dài từ Chân Mây - Đà Nẵng - Chu Lai - Dung Quất - Nhơn Hội. Theo định hướng phát triển hệ thống cảng biển miền Trung thì đến năm 2010, hệ thống các cảng ở đây phải đạt được con số sản lượng hàng hóa thông qua là từ 40-50 triệu tấn/năm và đến năm 2020 là 90-110 triệu tấn/năm. Trong đó, "nòng cốt" vẫn là các cảng Chân Mây, Đà Nẵng, Dung Quất, Nhơn Hội. Tuy nhiên, cũng theo đánh giá của Bộ GTVT, muốn thực hiện thành công theo dự kiến thì việc xây dựng hoàn thiện các trục giao thông đường bộ như QL1A, đường Hồ Chí Minh và các trục ngang chiến lược kết nối Đông - Tây qua các nước Lào, Campuchia như các tuyến QL 7, 8, 12, 9, 49, 14D, 14E, 24, 19, 25, 26, 27... cần phải được nâng cấp hoàn thiện trước năm 2010 và sau đó sẽ tiếp tục nâng cấp các tuyến còn lại. Tuy nhiên, khả năng hoàn vốn của cơ sở hạ tầng giao thông (CSHTGT) miền Trung rất thấp. Trong điều kiện ngân sách Nhà nước eo hẹp thì việc huy động vốn để đầu tư phát triển CSHTGT là một thách thức lớn. Vừa qua, Chính phủ đã phát hành trái phiếu giai đoạn 2003 - 2010 và đang có kế hoạch phát hành Trái phiếu Chính phủ giai đoạn đến năm 2012. Nhiều nguồn lực tài chính đang hướng về miền Trung, việc còn lại vẫn là sự nỗ lực của chính miền Trung, nhằm phát triển ngang tầm với hai đầu đất nước. Theo GTVT n/a |
Số lượt xem : 4653
Các tin liên quan
- Hội nghị thường niên Hiệp hội cảng biển Việt Nam năm 2018
- Giải pháp để thu hút đưa khách du lịch tàu biển đến Huế
- Liên kết phát triển các cảng biển vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
- Quyết định phê duyệt Quy hoạch chi tiết Nhóm cảng biển Trung Trung Bộ (Nhóm 3) giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- Ấn tượng với những chiếc tàu thủy lớn nhất thế giới trong năm 2014 và 2015
- TT-Huế: Đẩy nhanh tiến độ nâng cấp cảng Chân Mây
- 310 tỷ đồng đầu tư nâng cấp cảng Chân Mây
- Điều chỉnh quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- Triển lãm quốc tế về công nghệ đóng tàu - VIETSHIP 2014
- Hậu WTO: Cảng biển Việt Nam “nhập cuộc” càng sớm càng tốt
- Xí nghiệp dịch vụ cung ứng tàu biển
- Xí nghiệp xếp dỡ
- Xí nghiệp cơ giới
Từ khóa » Các Cảng Miền Trung
-
Miền Trung được Quy Hoạch 9 Cảng Biển Loại 1 - Reatimes
-
Những Tín Hiệu Vui Từ Cảng Biển Miền Trung
-
Miền Trung ồ ạt đề Xuất Nâng Cấp Cảng Biển
-
Top 10 Cảng Biển Lớn Nhất Việt Nam - LEC Group
-
Nâng Cao Năng Lực Cảng Biển Miền Trung
-
[PDF] Nghiên Cứu Các Cảng Biển Phục Vụ Miền Trung
-
Thực Trạng Cảng Biển Miền Trung: Thừa Cảng Nhỏ, Thiếu Cảng Lớn
-
HỆ THỐNG CẢNG BIỂN MIỀN TRUNG - CHU LAI SHIPPING LINE
-
TOP 10 Cảng Biển Lớn Nhất Việt Nam Hiện Nay - SaiGonPort
-
Liên Kết Xây Dựng Hệ Thống Và Trung Tâm Logistics Tại Vùng Kinh Tế ...
-
DANH SÁCH CÁC CẢNG BIỂN LỚN TẠI VIỆT NAM
-
[PDF] PHỤ LỤC 2A Danh Sách Phân Loại Các Cảng Biển Việt Nam
-
Sân Bay, Cảng Biển Miền Trung Hút Nhà đầu Tư - .vn