HỆ THỐNG CẢNG BIỂN MIỀN TRUNG - CHU LAI SHIPPING LINE

Theo cục hàng hải Việt Nam (Vinamarine), cả nước hiện có 49 cảng biển được phân loại, trong đó có 17 cảng biển loại I, 23 cảng biển loại II và 9 cảng biển loại III.

Bến Cảng Chu Lai
Bến Cảng Chu Lai có thể tiếp nhận liền lúc 3 tàu container 20,000 DWT

Đa phần các cảng biển loại I ở Việt Nam đều do các đơn vị Nhà nước sở hữu như Vinalines, Tổng công ty Tân cảng Sài gòn (SNP), cảng Chu Lai Trường Hải…, các đơn vị tư nhân thường nắm cổ phần ở các cảng nhỏ hơn.

Thực tế hiện nay cho thấy, những cụm cảng biển ‘nghìn tỷ’ được đầu tư hiện đại nhưng vẫn chưa phát huy, tận dụng hết năng lực và công suất của mình, điều này đang làm lãng phí ngân sách đầu tư và là thách thức cho mục tiêu phát triển kinh tế biển trở thành mũi nhọn. Theo quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, năm đến năm 2020, hệ thống cảng biển quốc gia cần đáp ứng lưu lượng hàng hóa thông qua khoảng 1 tỷ tấn/năm và 1,6 – 2,1 tỷ tấn/năm vào năm 2030. Bên cạnh đó, Bộ Giao thông vận tải cũng đã phê duyệt quy hoạch chi tiết 6 nhóm cảng biển trong hệ thống cảng biển Việt Nam gồm: 39 cảng biển, trong đó có 3 cảng biển loại 1A (cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong, hai cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng và cảng Cái Mép – Thị Vải), 11 cảng loại 1… Hầu hết cảng biển hiện do các doanh nghiệp nhà nước và một số ít do doanh nghiệp tư nhân sở hữu và quản lý khai thác, nổi bật là cảng Chu Lai của tập đoàn THACO. Chỉ có 4 bến cảng mới được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách trong giai đoạn gần đây Nhà nước vẫn nắm giữ quyền sở hữu kết cấu hạ tầng và tổ chức cho thuê khai thác.

Ông Lê Công Minh, Chủ tịch Hiệp hội Cảng biển Việt Nam (VPA) cho biết, theo kinh nghiệm của các nước, không nên tập trung kiểm tra ở khu vực vào cảng biển. Trong khi ở các nước 87% là kiểm tra bên ngoài cảng và thường tận dụng ICD, các cơ sở làm thủ tục cho hàng hóa XNK để tiến hành kiểm tra chuyên ngành. “Nhưng khó nhất là hiện nay chúng ta chưa có quy hoạch cụ thể về logistic, về các khu mậu dịch tự do, các khu hạ tầng khác vì vậy chúng ta rất lúng túng. Vì vậy, chúng tôi kiến nghị phải đẩy khâu kiểm tra chuyên ngành ra ngoài khu vực cảng biển”, ông Minh nhấn mạnh. Đồng thời, thay vì đầu tư dàn trải, hãy làm đồng bộ với hạ tầng và dịch vụ sau cảng. Cần khắc phục ngay tình trạng đường vào cảng yếu kém, không có hệ thống logistics hỗ trợ… khiến hoạt động khai thác cảng gặp khó khăn. Theo ông Minh, nếu làm tốt thì Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ thu hút được hàng đi các tuyến dài như Hoa Kỳ, châu Âu, còn hàng đi các tuyến châu Á sẽ qua cảng TP.HCM, ở khu vực Miền Trung sẽ có cảng Chu Lai Trường Hải đi các tuyến Châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản. Cảng Chu Lai có sức bốc dỡ hơn 3 triệu tấn hàng năm 2018 và dự kiến kế hoạch nâng hạ 5 triệu tấn hàng năm 2019.

Nguồn Cục Hàng Hải Việt Nam- Chu Lai Trường Hải Port

Share this:

  • Twitter
  • Facebook
Like Loading...

Related

Từ khóa » Các Cảng Miền Trung