Cầu Sêrêpốk - điểm Di Sản Công Viên địa Chất Ðắk Nông - Daklak24h
Có thể bạn quan tâm
Văn hóa - Du lịch
Cầu Sêrêpốk - điểm di sản Công viên địa chất Ðắk Nông10:24 | 12/09/2019
Cầu Sêrêpốk hay còn gọi là cầu 14 thuộc xã Tâm Thắng (Cư Jút) là nơi giao thoa, nối liền giữa hai tỉnh Đắk Lắk - Đắk Nông. Nơi đây đã ghi dấu sự phát triển của lịch sử vùng đất và con người Tây Nguyên.
Cầu Sêrêpốk (cầu 14) - một nơi ghi dấu lịch sử phát triển của vùng đất và con người Tây Nguyên
Ngược dòng lịch sử, năm 1898, thực dân Pháp bắt đầu đưa quân xâm chiếm Tây Nguyên và lần lượt mở rộng chiến tranh đánh chiếm toàn bộ cao nguyên Đắk Lắk. Năm 1904, thực dân Pháp bắt tay xây dựng bộ máy cai trị, thành lập đơn vị hành chính tỉnh Đắk Lắk và chia cao nguyên Đắk Lắk thành năm quận. Trong quá trình xâm lược, thực dân Pháp đã nhận thấy sự khó khăn trong việc di chuyển trên con đường huyết mạch, làm ảnh hưởng đến ý đồ xâm chiếm mở rộng lãnh thổ. Năm 1941, chính quyền thực dân Pháp quyết định xây dựng cầu 14 và cây cầu được xây dựng bằng xương máu của các tù nhân chính trị, người dân địa phương. Cây cầu được hoàn thiện, đưa vào sử dụng năm 1957 và được chính quyền Pháp đặt tên là cầu 14 (cầu nằm trên tuyến đường 14) và người dân địa phương đặt tên là cầu Sêrêpốk vì bắc qua sông Sêrêpốk.
Bước sang giai đoạn 1954-1975, tuyến đường 14 được đế quốc Mỹ và ngụy quyền khai thác triệt để, bố trí lực lượng chốt chặn nhằm kiểm soát, ngăn chặn mọi nguồn lực của bộ đội Việt Nam. Cũng chính tại nơi đây, quân và dân ta mở mũi tiến công quan trọng tiến về giải phóng Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) rồi hướng về Sài Gòn, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Từ năm 1975 đến nay, cây cầu 14 song hành cùng người dân Tây Nguyên phát triển kinh tế.
Chuyên gia UNESCO nghiên cứu thông tin về cầu Sêrêpốk
Với nhu cầu đi lại ngày càng cao, năm 2016 một cây cầu mới song song với cây cầu Sêrêpốk được xây dựng hoàn thành và đưa vào sử dụng. Cầu Sêrêpốk cũng khép lại sứ mệnh lịch sử của mình, cùng chứng kiến sự thay da, đổi thịt của vùng đất Tây Nguyên nói chung, tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông nói riêng. Hiện nay, cây cầu Sêrêpốk vẫn còn khá nguyên vẹn cho dù trải qua hơn 100 năm tồn tại. Trong ký ức của nhiều thế hệ người dân địa phương vẫn trân trọng và gìn giữ cây cầu cho mai sau.
Với ý nghĩa đó, cầu Sêrêpốk được UBND tỉnh Đắk Nông chọn làm điểm di sản của CVĐC Đắk Nông thuộc tuyến du lịch “Bản giao hưởng của làn gió mới”.
Bài, ảnh: Gia Bình
Nguồn "Báo Đắk Nông điện tử"
CÁC TIN KHÁC
- Công viên địa chất Đắk Nông được chấp thuận và trình UNESCO công nhận danh hiệu "Công viên địa chất toàn cầu" (24/09/2019)
Từ khóa » Cầu Serepok
-
Cầu Sêrêpôk – Wikipedia Tiếng Việt
-
Cầu Sêrêpốk - điểm Di Sản Công Viên địa Chất Ðắk Nông
-
Cầu 14 (Cầu Sêrêpôk), Bản Giao Hưởng Của Làn Gió Mới.
-
Cầu Sêrêpôk (cầu 14) - Thành Phố Buôn Ma Thuột - Wikimapia
-
Ký ức Thảm Nạn Sêrêpôk Chưa Thể Xóa Nhòa! | Báo Dân Trí
-
CẦU 14 ĐĂK LĂK - LỊCH SỬ CẦU 14 ( CẦU SEREPOK ) Cầu...
-
【4K】Cầu Serepok-Cầu 14-Cung Đường Đăk Lăk-Đăk Nông
-
Cãi Nhau Với Bạn Gái, Thiếu Niên Nghi Nhảy Cầu Tự Tử
-
Ôtô Lao Xuống Sông Sêrêpôk, 34 Người Tử Nạn - VnExpress
-
Bạn Có Biết Cầu Treo Sông Sêrêpôk ở đâu Không? - Viet Fun Travel
-
Tìm Thấy Nạn Nhân Nhảy Cầu Sêrêpốk Sau 3 Ngày Tìm Kiếm
-
Ước Mơ Một Cây Cầu Trên Dòng Sông Sêrêpôk - Công An Nhân Dân
-
Hình ảnh Tại Hiện Trường Xe Rơi Xuống Cầu Sêrêpok - Tuổi Trẻ Online