Cầu Sêrêpôk – Wikipedia Tiếng Việt

Cầu Sêrêpôk
Quốc gia Việt Nam
Vị tríĐắk Lắk và Đắk Nông
Tuyến đườngQuốc lộ 14
Bắc quaSông Srêpốk
Tọa độ12°36′47″B 107°55′46″Đ / 12,613117°B 107,92933°Đ / 12.613117; 107.929330
Chủ sở hữuTổng công ty Công trình Giao thông 5 của Bộ Giao thông vận tải
Thông số kỹ thuật
Kiểu cầuCầu dây văng
Vật liệuBê tông cốt thép
Tổng chiều dài176 m
Rộng11 m
Số nhịp5 nhịp
Lịch sử
Tổng thầuKhu Đường bộ 5 và Công ty Công trình Giao thông 510
Đã thông xeTháng 10 năm 1992 (1992-10)
Vị trí
Map

Cầu Sêrêpôk là một cây cầu bắc qua sông Srêpốk trên Quốc lộ 14, nối liền hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông thuộc vùng Tây Nguyên, Việt Nam.

Vị trí

[sửa | sửa mã nguồn] MapBản đồ

Cầu có lý trình tại Km 733+900 Quốc lộ 14, cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 15 km về phía tây nam. Đầu cầu phía đông thuộc xã Hòa Phú, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk; còn đầu cầu phía đông thuộc xã Tâm Thắng, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Cầu Sêrêpôk cũ được xây dựng dưới thời Pháp thuộc từ năm 1939 đến năm 1941, còn được gọi là cầu 14 do nằm trên tuyến đường 14[1]. Lực lượng xây dựng cầu khi đó có cả các tù nhân chính trị ở nhà đày Buôn Ma Thuột. Cầu được thiết kế với kết cấu giàn bê tông cốt thép liên tục chạy dưới, dài 169,5 m, có 4 nhịp, rộng 5 m, hai làn đường cho người đi bộ 1,37 m, làn đường xe chạy là 2,8 m, tải trọng 5 tấn. Vào những năm đầu thập niên 40 của thế kỷ XX thì cầu Sêrêpôk thuộc loại hiện đại và có kiến trúc đẹp.[2]

Năm 1985, trước tình hình phát triển của vận tải đường bộ, cầu Sêrêpôk xây dựng từ thời Pháp không thể tiếp tục đáp ứng được nhu cầu vận chuyển về cả tải trọng và mật độ phương tiện nên Bộ Giao thông vận tải quyết định đầu tư xây dựng cây cầu mới thay thế cho cầu cũ tải trọng nhỏ và đã xuống cấp. Cầu Sêrêpôk mới được xây dựng tại lý trình Km 733+900 Quốc lộ 14, cách cầu cũ 30 m về phía bắc. Cầu dài 176 m, có kết cấu bê tông cốt thép dầm giản đơn, gồm 5 nhịp, chiều rộng 11 m, có 2 làn xe cơ giới rộng 7 m và 2 làn đi bộ rộng mỗi làn 1,25 m. Công trình do Khu Đường bộ 5 làm chủ đầu tư và Công ty Công trình Giao thông 510 của Tổng công ty Công trình Giao thông 5 thuộc Bộ Giao thông vận tải thi công[2]. Cầu được hoàn thành và đưa vào sử dụng từ tháng 10 năm 1992. Từ đó, các phương tiện lưu thông trên quốc lộ 14 đều qua cây cầu mới.[3]

Vào năm 2016, một cây cầu thứ ba nằm giữa hai cầu cũng đã được hoàn thành phục vụ nhu cầu đi lại ngày càng tăng trên Quốc lộ 14.[4]

Sự kiện tai nạn giao thông

[sửa | sửa mã nguồn]

Vào tối ngày 17 tháng 5 năm 2012, một xe khách đi theo hướng từ Buôn Ma Thuột về Thành phố Hồ Chí Minh đã tông vào lan can cầu Sêrêpôk và rơi xuống sông. Vụ tai nạn đã làm 34 người thiệt mạng và hơn 20 người bị thương.[5][6]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Một chứng tích lịch sử cần được tôn tạo”. Báo Quân đội nhân dân. 31 tháng 8 năm 2016.
  2. ^ a b Lê Xuân Biểu (2015). Bản sao đã lưu trữ (PDF). Hà Nội: Nhà xuất bản Giao thông vận tải. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 30 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 27 tháng 10 năm 2020. Đã định rõ hơn một tham số trong |tựa đề= và |title= (trợ giúp)
  3. ^ “Cầu 14 xuống cấp”. Báo Đắk Lắk điện tử. 29 tháng 12 năm 2011.
  4. ^ “Cầu Sêrêpốk - điểm di sản Công viên địa chất Đắk Nông”. Báo Đắk Nông điện tử. 12 tháng 9 năm 2019.
  5. ^ “Xe khách rơi xuống sông, 34 người tử nạn”. Báo điện tử VnExpress. 18 tháng 5 năm 2012.
  6. ^ “Những người đầu tiên lao xuống sông Sêrêpôk cứu hộ”. Báo điện tử VnExpress. 20 tháng 5 năm 2012.

Từ khóa » Cầu Serepok