Cấu Tạo Bộ Chế Hòa Khí Trên động Cơ Xăng Của ô Tô - Tailieuoto

Cấu tạo bộ chế hòa khí trên động cơ xăng được xem là 1 trong các bộ phận phức tạp nhất trên các ô tô cổ điển. Do khi đó, công nghệ phun xăng vẫn chưa được sử dụng phổ biến do sự hạn chế về các thành tựu của nền công nghiệp điều khiển tự động.

Thế nhưng, hiện nay ta hầu như không còn sử dụng bộ chế hòa khí trên động cơ ô tô nữa mà thay vào đó là sử dụng các hệ thống phun xăng điện tử. Việc áp dụng công nghệ điều khiển để phun xăng sẽ giúp ta tối ưu các quá trình cũng như trạng thái vận hành của động cơ.

Nhưng, ta hãy cùng đi sơ lược về nguyên lý hoạt động cũng như cấu tạo bộ chế hòa khí trên động cơ xăng của ô tô nhé.

Là 1 chi tiết trong hệ thống nhiên liệu trong động cơ đốt trong. Cấu tạo bộ chế hòa khí trên động cơ xăng của ô tô rất phức tạp. Cụ thể gồm các bướm khí, Glico khí, các đường dẫn xăng, các van, họng hút & họng khuếch tán.

Nguyên tắc hoạt động của bộ chế hòa khí trên động cơ xăng của ô tô sử dụng nguyên lý ống Venturi. Nghĩa là họng khuếch tán được đặt ngay giữa họng nạp. Khi không khí đi qua, nó sẽ tạo chân không trong họng nạp giúp kéo nhiên liệu từ đường xăng chính ra đến họng khuếch tán hòa trộn với không khí tại đây tạo hòa khí sau đó đi vào buồng đốt của động cơ.

Chính vì hoat động theo vậy, nếu cấu tạo bộ chế hòa khí trên động cơ xăng phải đảm bảo lượng nhiên liệu phun vào phải phù hợp với tỷ lệ không khí để quá trình hòa trộn diễn ra tối ưu. Ta phải thiết kế các Glico, glico là các nơi chuyển tiếp của môi trường với diện tích nhỏ hơn được tính toán chính xác để phun nhiên liệu với áp suất & nhiệt độ lớn hơn.

Bộ chế hòa khí trên động cơ xăng tổng cộng có 5 chế độ hoạt động tương ứng với 5 kết cấu đặc trưng trong bộ chế hòa khí:

Khi bộ chế hòa khí hoạt động ở chế tải trung bình, bướm ga của bộ chế hòa khí sẽ mở ở một giá trị tương đối. Thông qua sự chênh lệch áp suất giữa trước và sau bướm ga nhiên liệu sẽ được phun ra thông qua họng khuếch tán và đi vào họng nạp chính của bộ chế hòa khí và tiến hành hòa trộn ở đây trước khi đi đến hệ thống phối khí động cơ.

Động cơ thường ở chế độ tải trung bình khi số vòng quay của động cơ nằm ở khoảng vùng đàn hồi trong đường đặc tính của động cơ (Vùng đàn hồi là vùng mà công suất và moment xoắn cùng tăng trong đường đặc tính ngoài của động cơ.

Chế độ tải tiếp theo của bộ chế hòa khí đó là chế độ toàn tải. Để bộ chế hòa khí trên động cơ xăng ô tô có thêm chế độ toàn tải. Người ta đã bố trí thêm một cụm chi tiết cơ khí liên kết trực tiếp đến bàn đạp ga. Cụm chi tiết cơ khí này là một đòn bẩy để tạo ra một họng khuếch tán bổ sung (Glicơ bổ sung).

Khi người lái đạp mạnh bàn đạp chân ga. Khi đó, lực đẩy từ thanh đẩy sẽ thắng được lực đàn hồi của lò xo trong đó. Nhiên liệu sẽ tràn vào khoảng trống giữa vỏ và van và theo họng khuếch tán bổ sung (Glicơ bổ sung) đi vào họng nạp chính tăng lượng nhiên liệu đến họng nạp để làm tăng đậm đặc cho hòa khí sắp đốt cháy.

Nếu người lái đạp bàn đạp ga từ từ, khi đó lực đẩy từ thanh đẩy sẽ không thắng được lực đàn hồi của lò xo trong đó và nhiên liệu sẽ không được đưa vào khoảng trống giữa vỏ và van. Khi đó sẽ không có nhiên liệu bổ sung đi vào họng nạp chính.

Trước khi động cơ khởi động. Khi đó, Bướm ga của bộ chế hòa khí trên động cơ xăng ô tô sẽ không có mở (hoặc mở với độ mở rất ít). Nếu các bác đã tìm hiểu về đặc tính nhiên liệu trong môn học lý thuyết động cơ đốt trong rồi các bác sẽ biết là động cơ sẽ hoạt động ở nhiệt độ tốt nhất từ 70-90 độ C. Do đó, nhiên liệu và hòa khí sẽ được hòa trộn một cách tối ưu nhất.

Đối với một động cơ chưa khởi động. Chắc hẳn nhiệt độ động cơ rất thấp và không thể đạt được điều kiện hoạt động tối ưu (Nhất là ở các nước có điều kiện khí hậu Ôn Đới). Khi đó, động cơ sẽ rất khó khởi động. Để hạn chế được trường hợp hi hữu này. Các nhà kỹ sư chế tạo ô tô đã nghĩ ra một cơ cấu để giúp tăng lượng nhiên liệu phun vào họng nạp (Nếu không làm nóng được động cơ 1 cách thủ công đó là phun nhiều hơn để cho nhiên liệu hòa trộn được thành hòa khí càng nhiều càng tốt). Và ta có chế độ khởi động trên bộ chế hòa khí động cơ xăng ô tô. Các bác lấy Tài liệu Cấu tạo bộ chế hòa khí trên động cơ xăng của ô tô về tìm hiểu thêm nhé. Tài liệu còn có một số chế độ khác nữa mà Ad chưa đề cập ấy.

Ngoài ra, Ad có tìm ra 1 Clip rât hay về Bộ chế hòa khí trên động cơ xăng ô tô. Các bác có thể xem Clip để hiểu hơn về chức năng của các chế độ tải của Bộ chế hòa khí nhé.

Google Drive

Cấu tạo động cơ đốt trong ĐH SPKT TPHCM

Các cảm biến trong hệ thống phun xăng điện tử EFI

Hệ thống điều khiển phun dầu điện tử EFI

Cấu tạo hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel ô tô

5/5 - (1 bình chọn)

Từ khóa » đặc Tính Lý Tưởng Của Bộ Chế Hòa Khí