Câu Thơ “Hoa đào Năm Ngoái…” Của Ai? - PLO

Theo tôi biết thì câu thơ này bắt nguồn từ điển tích trong một bài thơ của Thôi Hộ đời Đường:

“Khứ niên kim nhật thử môn trungNhân diện đào hoa tương ánh hồngNhân diện bất tri hà xứ khứĐào hoa y cựu tiếu đông phong”Bốn câu thơ trên được chuyển dịch tiếng Việt như sau:“Ngày này năm ngoái cửa ngoài,Hoa đào ánh với mặt người đỏ tươi.Mặt người chẳng biết đâu rồi,Hoa đào còn đó vẫn cười gió đông”.

Vậy tôi có vài dòng góp ý để cho rõ thêm về lai lịch câu thơ này.

Bạn NGUYỄN VĂN NGỌC, thành phố Tân An, Long An hỏi: Trong sách Chuyện xưa-Chuyện nay (trang 256) ông viết: “Một ngày thanh minh, đi chơi ở phía nam kinh thành, (Thôi Hộ) thấy một nhà có vườn đào nhiều hoa bèn gõ cửa xin nước uống. Nhưng theo một tài liệu khác mà tôi có thì lại nói khác, tác giả cho rằng: “Thôi Hộ là một thi nhân đời Đường, một lần trên đường đến kinh ứng thí, ghé vào một nhà bên đường xin nước uống”. Tôi phân vân, sao một điển tích mà lắm chuyện khác nhau. Theo ông, ý nào đúng?

ANH PHÓ trả lời: Thưa bạn Lê Khanh Nam,

Bạn hỏi làm tôi hơi giật mình. Chừng xem lại thì thấy quả là... tôi đâu có gì sai. Ở trang 248 sách Chuyện xưa-Chuyện nay tôi đã xác định “Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông” là câu thơ số 2748 trong Truyện Kiều của thi hào nước ta Nguyễn Du. Ý thơ trên có nguồn gốc điển tích từ một bài thơ của Thôi Hộ - một nhà thơ đời Đường bên Trung Quốc, cụ thể là câu “Đào hoa y cựu tiếu đông phong” tôi đã dẫn ở trang 255 rồi.

Bạn Nguyễn Văn Ngọc thân mến,

Thực ra, đến nay các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác định đầy đủ lai lịch nhà thơ Thôi Hộ, vì trong tài liệu không ghi rõ năm sinh, năm mất của ông.

Xem vậy việc Thôi Hộ trên đường du xuân, được cô gái đem nước cho uống rồi năm sau trở lại tìm người đẹp không gặp, bèn làm bài thơ hay đến nỗi cô gái sau khi đọc xong phải... nhịn ăn mà chết, sự thực ra sao tôi không rõ lắm. Nhưng tôi cũng đọc tài liệu thấy có người nói Thôi Hộ “trên đường đi thi”, ghé nhà cô gái gõ cửa xin nước uống; cũng có nhiều người nói “trên đường đi chơi về phía nam đô thành trong tiết thanh minh”, Thôi Hộ khát nước bèn ghé nhà cô gái xin nước uống. Ý sau được học giả Trần Trọng Kim bình giảng nên tôi dựa theo ông mà nói lại với độc giả hỏi thôi. (Có thể xem thêm: Truyện Kiều, Nguyễn Quảng Tuân khảo đính và chú giải, NXB Khoa học xã hội, 1997, trang 296).

Giờ để phụ họa theo ý bạn hỏi, tôi cũng xin trích dẫn một đoạn được viết trong sách Sổ tay điển văn học của Trịnh Hoành như sau: “Thôi Hộ là một thi nhân đời Đường, một lần trên đường đến kinh ứng thí, ghé vào một nhà bên đường xin nước uống (…)” (Sđd, NXB Thanh Hóa, 2009, trang 63).

Sách vở phong phú, bạn cứ thử tìm hiểu thêm xem sao nhé.

Thân mến chào hai bạn!

(Nguyệt san Pháp Luật TP.HCM số 164)

Từ khóa » Câu Thơ Hoa đào Năm Ngoái Còn Cười Gió đông