Cấu Trúc Của Quy Phạm Pháp Luật - HILAW.VN

Quy phạm pháp luật là một hiện tượng pháp lý có tính độc lập tương đối của mình không chỉ ở nội dung, hình thức thể hiện mà còn ở cấu trúc của nó nữa. Cấu trúc của quy phạm pháp luật chính là những thành phần tạo nên quy phạm có liên quan mật thiết với nhau.

Về cấu trúc của quy phạm pháp luật trong khoa học pháp lý Việt Nam cũng như ở nhiều nước khác trên thế giới chưa có được sự thống nhất về mặt lý luận. Hiện tại còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này: Một số nhà khoa học cho rằng quy phạm pháp luật có ba phần (bộ phận) là giả. định, quy định và chế tài; số khác lại cho rằng quy phạm pháp luật chỉ có hai phần là giả định và quy định hoặc giả định và chế tài; hoặc phần quy tắc và phần bảo đảm… Sở dĩ tồn tại nhiều cách xác định về cấu trúc của quy phạm pháp luật như vậy là vì các nhà làm luật có quá nhiều những cách thức thể hiện chúng.

Cũng như các quy phạm xã hội khác quy phạm pháp luật chứa trong nó những câu hỏi: Ai (tổ chức, cá nhân nào)?

Trong tình huống nào (khi nào)? thì sẽ xử sự như thế nào. hoặc hậu quả gì cần phải gánh chịu? Từ cách tiếp cận này cho thấy quy phạm pháp luật có các bộ phận cấu thành gồm : Phần giả định và phần quy định hoặc phân chế tài.

Mục lục

Toggle
  • 1. Giả định
  • 2. Quy định
  • 3. Chế tài

1. Giả định

Là một phần của quy phạm pháp luật trong đó nêu ra những tình huống hoàn cảnh, điều kiện) có thể xảy ra trong đời sống xã hội mà quy phạm pháp luật sẽ tác động đối với những chủ thể (tổ chức, cá nhân) nhất định, nói cách khác giả định nêu lên phạm vi tác động của quy phạm pháp luật đối với cá nhân hay tổ chức nào? trong những hoàn cảnh, điều kiện nào?

Chẳng hạn, Điều 95 Luật khiếu nại, tố cáo 1998 quy định: “Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc giải quyết khiếu ni, tcáo, người tố o có công trong việc nn ngừa thiệt hại cho Nhà nước, tổ chức, cá nhân thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật”. Phần giả định của quy phạm này là: quan, tổ chức, nhân có thành tích trong việc gii quyết khiếu nại, to, ngưi tố cáo công trong việc ngăn ngừa thiệt hại cho Nhà nước, tổ chức, cá nhân”…

Những tình huống hoàn cảnh, điều kiện) được nêu ra trong phần giả định của quy phạm pháp luật là vô cùng phong phú. Về hoàn cảnh có thể là những sự kiện: liên quan đến hành vi của con người tham gia giao thông, Cố ý gây thương tích cho người khác...); liên quan đến sự biến thiên tai, sự sinh, tử…); liên quan đến thời gian (phạm vi áp dụng về thời gian như trước hay sau cách mạng…); liên quan đến không gian (phạm vi lãnh thổ áp dụng như miền núi hay đồng bằng…)Về điều kiện có thể là; điều kiện về thời gian (trước, trong hoặc sau một khoảng thời gian nào đó như trong thời gian bảo hành sản phẩm...); điều kiện về không gian (địa điên xảy ra sự kiện như nơi tội phạm xảy ra...): điều kiện về chủ thể (độ tuổi, giới tính, dân tộc, tôn giáo, quốc tịch hoặc những đặc tính cá nhân khác như tàn tật, ốm đau, trạng thái thần kinh…) và rất nhiều những điều kiện khác như không nơi nương tựa, điều kiện cứu giúp người khác khi họ đang bị nguy hiểm đến tính mạng…tuỳ theo hoàn cảnh mà nhà nước quy định về điều kiện đối với chủ thể. Những hoàn cảnh, điều kiện được dự liệu trong phân giả định của các quy phạm pháp luật là những tình huống đã, đang hoặc sẽ xảy ra trong cuộc sống. Chúng có thể được nêu rột cách khái quát, những cũng có thể được nêu một cách tương đối chi tiết. Tuy nhiên, tất cả chúng đều cần phải là những tình huống tính phổ biến, điển hình và cần tới sự tác động, điều chỉnh của pháp luật.

Như vậy, phân giả định của quy phạm pháp luật trả lời cho câu hỏi: Tổ chức, cá nhân nào? trong những tình huống (hoàn cảnh, điều kiện) nào? Thông qua phần giả định của quy phạm pháp luật chúng ta biết được tổ chức, cá nhân nào? khi ở vào những hoàn cảnh, điều kiện nào? thì chịu sự tác động của quy phạm pháp luật đó. Việc xác định tổ chức, cá nhân nào và những hoàn cảnh, điều kiện nào để tác động là phụ thuộc vào ý chí của nhà nước.

Hình minh họa. Cấu trúc của quy phạm pháp luật

Những chủ thể, hoàn cảnh, điều kiện nêu trong phần giả định của quy phạm pháp luật phải rõ ràng, chính xác, sát với tình hình thực tế, tránh tình trạng nệu mập mờ, khó hiểu dẫn đến khả năng không thể hiểu được hoặc hiểu sai lệch nội dung của quy phạm pháp luật. Trong phần giả định nêu phạm vi tác động của quy phạm pháp luật, do vậy, khi xây dựng pháp luật cần phải dự kiến được tới mức tối đa những tình huống (hoàn cảnh, điều kiện) có thể xảy ra trong đời sống thực tế mà trong đó quan hệ xã hội cần phải được điều chỉnh bằng pháp luật. Có làm được như vậy thì những thiếu sót, những “lỗ hổng” trong pháp luật mới có thể giảm bớt và mới có thể hạn chế được việc áp dụng pháp luật theo nguyên c tương tự. Các tổ chức, cá nhân khi thực hiện pháp luật, đặc biệt là khi áp dụng pháp luật cần phải nhận thức thật chính xác xem chủ thể nào chịu sự tác động của quy phạm pháp luật đó. Chẳng hạn, Khoản 1 Điều 102 Bộ luật hình sự Việt Nam 1999 quy định: “Người nào thấy người khác đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm”. Hoàn cảnh ở đây là: bất kỳ người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng“, nhưng chủ thể chịu sự tác động của quy phạm này không phải là tất cả những người trong hoành cảnh đó mà chỉ gồm những người: “tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết”. Như vậy, trong cùng một hoàn cảnh nhưng không phải mọi tổ chức hay cá nhân ở vào hoàn cảnh ấy cũng chịu sự tác động của quy phạm đó mà chỉ những chủ thể có liên quan đến phần chỉ dẫn (mệnh lệnh) của quy phạm mới chịu sự tác động của quy phạm (chủ thể được, buộc phải thực hiện quy phạm đó hoặc bị áp dụng quy phạm đó).

Giả định của quy phạm pháp luật có thể giản đơn (chi nêu một hoàn cnh, điều kiện). Ví d: “Công dân có nghĩa vụ đóng thuế và lao động công ích theo quy định của pháp” (Điều 83 Hiến pháp 1992) hoặc có thể phức tạp (nếu lên nhiều hoàn cảnh, điều kiện). Ví dụ: Người nào thấy lgười kc đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng. tuy có điu kiện mà không cứu giup dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị pht cnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai tim hoặc pht tù từ ba tháng đến hai năn(Khoản 1 Điều 102 Bộ luật hình sự 1999). Những hoàn cảnh, điều kiện và chủ thể được nêu trong phân giả định các quy phạm pháp luật có thể được nêu theo cách liệt (kể tên tất ccác tình huống có thể xảy ra. Chẳng hạn, Điều 29 Điu lệ trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị 1995 quy định: “Nghiêm cấm người điều khin các loại xe trong các trường hợp sau đây: a. Do tình trạng sức khoẻ kng tự chủ điều khin được tốc độ xe; b. Người lái xe đang điều khiển xe tên đường mà trong máu có nồng độ cồn, tươi, bia vượt quá 80mmg/100ml u hoặc 40mg/1 lít khí thở và các chất kích thích khác; C. Không có đủ giy tờ đã quy định), nhưng cũng thể được nêu theo cách loại trừ (loại trừ những chủ thể hoặc những trường hợp không chịu sự tác động của quy phạm. Chẳng hạn, Điều 7 Luật tổ chức toà án nhân dân 1992 quy định: “Toà án xét xử công khai, trừ trường hợp cần xét xử kín để giữ gìn bí mật nhà ớc hoc thuần phong mỹ tục của dân tộc).

Giả định của quy phạm pháp luật có thể thay đi do sự thay đổi của các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội…của đất nước hoặc sự thay đổi của các quan điểm chính trị – pháp lý của nhà nước và sự nhận thức của những người có liên quan tới quá trình xây dựng pháp luật của đất nước.

2. Quy định

Quy định là một phần của quy phạm pháp luật nêu lên những cách xử sự mà các chủ thể có thể hoặc buộc phải thực hiện gắn với những tình huống đã nêu ở phần giả định của quy phạm pháp luật. Nói cách khác, là khi xảy ra những hoàn cảnh, điều kiện đã nêu ở phần giả định của quy phạm pháp luật thì nhà nước đưa ra những chỉ dẫn tính chất mệnh lệnh (các cách xử sự) để các chủ thể thực hiện.

Phần quy định của quy phạm pháp luật được coi là phần Ct lõi của quy phạm, nó thể hiện ý chí của nhà nước đối với các tổ chức hay cá nhân khi xảy ra những tình huống đã được nêu trong phần giả định của quy phạm pháp luật. Phần quy đnh của quy phạm pháp luật thường được nêu dạng mệnh lệnh như: Cấm, không được, phải, thì, được, có… Phần quy định của quy phạm pháp luật có tác dụng đưa ra những cách xử sự để các chủ thể thực hiện sao cho phù hợp với ý chí của nhà nước, nói cách khác, thông qua phần quy định của quy phạm pháp luật các chủ thể pháp luật mới biết được là nếu như họ ở vào những tình huống đã nêu trong phân giả định của quy phạm pháp luật thì họ phải làm gì? được (không được) làm gì? thậm chí là làm như thế nào? Vì vậy, mức độ chính xác, chặt chẽ, rõ ràng của các mệnh lệnh, chỉ dẫn được nêu trong phần quy định của quy phạm pháp luật là một trong những bảo đảm nguyên tắc pháp chế trong hoạt động của các chủ thể pháp luật.

Những mệnh lệnh (chỉ dẫn) của nhà nước được nêu trong phân quy định của quy phạm pháp luật đối với các chủ thể có thể là:

+ Những cách xử sự (hành vi) mà chủ thể được phép hoặc không được phép thực hiện;

+ Những lợi ích hoặc những quyền mà chủ thể được hưởng;

+ Những cách xử sự (hành vi) mà chủ thể buộc phải thực hiện, thậm chí là phải thực hiện chúng như thế nào.

Như vậy, phần quy định của quy phạm pháp luật thường chỉ ra các quyền lợi ích) mà các chủ thể được hưởng hoặc các nghĩa vụ pháp lý mà họ phải thực hiện, mặc dù không phải khi nào thuật ngữ quyền và nghĩa vụ cũng được trực tiếp thể hiện trong lời văn của quy phạm. Ví dụ: “Mọi tổ chức cá thái sử dng đất ng nghiệp và các loại đất khác vào sản xuất nông nghiệp, thì phải np thuế nông nghiệp”(Điều 1 Pháp lệnh thuế nông nghiệp 1989). Trong quy phạm này phần quy định (phải làm ?) là: thì phải nộp thuế nông nghiệp”; hoặc “Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật(Điều 57 Hiến pháp 1992). Phân quy định của quy phạm này được làm gì?) là: có quyền tự do kinh doanh theo quy định ca pháp luật; hoặc “Không sự đồng ý của Quốc hội và trong thời gian Quốc hội không họp, không có sđng ý của Ủy ban thường vQuốc hội thì không được bắt giam, truy tố đại biểu Quốc hội và không được khám xét nơi và nơi làm việc của đại biểu Quốc hi...” (Điều 51 Luật tổ chức Quốc hội 1992). Phân quy định của quy phạm này (không được làm gì?) : “Không được bt giam, truy tđại biểu Quốc hội và không được khám xét nơi ở và nơi làm việc của đại biểu Quốc hội“; hoặc Trong trường hợp pháp luật không quy định và các bên không có thoả thuận, thì có thể áp dụng tập quán hoặc quy định tương tự của pháp luật, nhưng không được trái tim những nguyên tắc quy định trong Bộ luật này(Điều 14 BỘ luật dân sự 1995). Phần quy định của quy phạm này làm như thế nào?) là: “thì có thể áp dng tp quán hoặc quy định . tương tự của pháp luật, nhưng không được trái với những nguyên tắc quy định trong Bộ luật này.

Những mệnh lệnh, chỉ dẫn của nhà nước trong phần quy định của quy phạm pháp luật có thể chỉ nêu một cách xử sự và các chủ thể buộc phải thực hiện mà không có sự lựa chọn. Chẳng hạn, Điều 21 Luật đất đai 1987 quy định: Việc quyết định giao đất đang có người sử dụng cho người khác chđược tiến hành sau khi có quyết định thu hồi đất đóhoặc cỏ. thể nêu ra hai hoặc nhiều cách xử sự và cho phép chủ thể . thể lựa chọn cho mình cách xử sự thích hợp từ những cách đã nêu. Chẳng hạn, Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình quy. . định: “Việc kết hôn phải do ky ban nhân dân sở nơi thường trú của bên nam hoặc bên nữ công nhận và ghi vào sổ đăng ký kết hôn theo đúng thủ tục do Nhà nước quy định. Moi nghi thức kết hôn khác đều không có giá trị pháp . Trong trường hợp này các chủ thể tham gia quan hệ hôn nhân có thể lựa chọn việc đăng ký kết hôn tại Uỷ ban nhân .. dân nơi thường trú của bên nam hoặc bên nữ đều được cả. Trong một số trường hợp khác nhà nước còn cho phép các chủ thể có thể tự thoả thuận trong việc xác định quyền và nghĩa vụ của nhau, đồng thời cũng nêu ra cách xử sự buộc các chủ thể phải tuân theo trong trường hợp không thể thoả thuận được với nhau. dụ: Điều 423 Bộ luật dân sự 1995 . quy định: Chất lượng ca vật mua bán do các bên thoả thuận... Khi các bên không có thoả thuận và pháp luật không có quy định về chất lượng thì chất lượng của vật 7 :ia bát được xác định theo mục đích sử dụng và chất lượng trung bình của vật cùng loại.

3. Chế tài

Chế tài là một phần của quy phạm pháp luật chỉ ra các biện pháp mang tính chất trừng phạt mà các chủ thể thẩm quyền áp dụng quy phạm có thể áp dụng đối với các chủ thể vi phạm pháp luật, không thực hiện đúng những mệnh lệnh đã được tiêu trong phần quy định của quy phạm pháp luật.

Chế tài là một trong những biện pháp quan trọng để đảm bảo cho các quy định những đòi hỏi, yêu cầu) của pháp luật được thực hiện nghiêm minh. Do vậy, nếu các biện pháp trong chế tài được quy định không phù hợp (chẳng hạn quá nặng hoặc quá nhẹ...) thì tác dụng răn đc, trừng phạt của chúng sẽ có thể kém hiệu quả.

Phần chế tài của quy phạm pháp luật thường trả lời cho câu hỏi: Các chủ thể có thẩm quyền áp dụng quy phạm có thể áp dụng những biện pháp nào đối với các chủ thể đã vi phạm pháp luật, không thực hiện đúng những mệnh lệnh đã được nêu trong phần quy định của quy phạm pháp luật? Còn đối với các chủ thể được nêu ở phân giả định của quy phạm pháp luật thì nhà nước gián tiếp thông báo hoặc cảnh báo cho họ biết là nếu như họ ở vào những những tình huống như đã nêu ở phần giả định của quy phạm pháp luật thì họ phải chịu những hậu quả bất lợi, bị trừng phạt bằng những biện pháp gì? Chẳng hạn, Khoản 1 Điều 100 Bộ luật hình sự 1999 quy định: “Người nào đối xử tàn ác, thường xuyên tức tiếp. ngược đãi hoặc làm nhục người lệ thuộc mình làm gưi đó tự sát, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm”. Phần giả định nếu chủ thể chịu sự tác động của quy phạm này là: Người nào đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược lại (làm nhục người lệ thuộc làm người đó tự sát“. Phần chế tài được chỉ dẫn cho chủ thể có thẩm quyền áp dụng pháp luật đối với chủ thể đã thực hiện hành vi nếu ở phần giả định của quy phạm này là: bị phạt tù từ hai năm đến bảy m“...

Các biện pháp cưỡng chế mà nhà nước nêu ra trong phần : chế tài của quy phạm pháp luật để áp dụng rất đa dạng, đó có thể là các biện pháp như phạt cảnh cáo, phạt tiền, phạt tù… Thông thường chế tài các quy phạm pháp luật được chia thành các nhóm gồm: Chế tài hình sự; chế tài hành chính; chế tài kỉ luật; chế tài dân sự…

Phần chế tài của quy phạm có thể cố định hoặc không cố định: Chế tài cđịnh là chế tài trong đó nên chính xác, cụ thể biện pháp tác động sẽ áp dụng đối với chủ thể về phạm pháp luật; chế tài không có địa là chế tài không nêu biện pháp tác động một cách chính xác, cụ thể, dứt khoát hoặc chỉ quy định mức thấp nhất mức cao nhất của biệt . pháp tác động. Chẳng hạn, Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên hoặc dẫn đến chết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng… thì bị phạt cảnh cáo, cải to không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm. Việc áp dụng biện pháp nào? mức độ bao nhiêu? là do chủ thể có thẩm quyền áp dụng quy phạm lựa chọn cho phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của từng vụ việc cần áp dụng.

Cần chú ý là để pháp luật được thực hiện nghiêm minh hoặc khuyến khích các chủ thể tích cực thực hiện những hành vi có ích, nâng cao hiệu quả pháp luật, trong một số quy phạm pháp luật nhà nước còn dự kiến, chỉ dẫn cả các biện pháp khác (không phải là chỉ là pháp luật) để các chủ thể có thẩm quyền có thể áp dụng như:

a). Các biện pháp pháp lý bất lợi (hậu quả) đối với những hành vi không thực hiện đúng, chính xác các mệnh lệnh,chỉ dẫn của nhà nước đã nêu phần quy định của quy phạm. Chẳng hạn, đình chị, bãi bỏ các vă!! bản pháp luật được ban hành sai trái, tuyên bố hợp đồng vô hiệu…,

b). Các biện pháp khôi phục, khắc phục những thiệt hại do hành vi trái pháp luật đã gây ra, nếu sự thiệt hại đó có thể – khắc phục, khôi phục lại được.

c). Các biện pháp mang tính hỗ trợ, giúp đỡ, tạo điều kiện đối với một số chủ thể rơi vào tình huống hoàn cảnh, điều kiện) khó khăn cần giúp đỡ. Chẳng hạn, Khoản 3 Điều 67 Hiến pháp 1992 quy định: “Người già, nời tàn tật, the mồ côi không nơi nương tựa được nhà nước và hội giúp đỡ…

d). Các biện pháp khuyến khích, khen thưởng về vật chất, tinh thần hoặc các lợi ích khác đối với các chủ thể có hành vi mang lại lợi ích đáng kể cho nhà nước, xã hội, hành vị nghiêm chỉnh thực hiện pháp luật… Chẳng hạn, Điều 95 Luật khiếu nại, tố cáo 1998 quy định: “Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc giải quyết khiếu nại, tố” cáo, người tố cáo có công trong việc ngăn ngừa thiệt hại cho Nhà ớc, tổ chức, cá nhân thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật”.

Từ những thông tin được thể hiện trong các phần của quy phạm pháp luật các quan hay những người chức vụ, quyền hạn biết được họ có thể áp dụng các biện pháp nào đối với các tổ chức, nhân đã được nêu trong phần giả định của quy phạm, còn các tổ chức, cá nhân cũng biết được cái nên làm, cái gì không nên làm, cái nên tránh, đồng thời có thể giám sát các chủ thể có thẩm quyền xem họ áp dụng pháp luật có đúng không.

Từ khóa » Cấu Trúc Của Qppl