Xác định (phân Tích) Cấu Trúc Của Quy Phạm Pháp Luật. Ví Dụ?

Quy phạm pháp luật là gì? Ví dụ về quy phạm của pháp luật? Phân tích các yếu tố cấu thành quy phạm pháp luật?

..

Những nội dung liên quan:

  • Bài tập xác định cấu trúc quy phạm pháp luật (xác định giả định, quy định, chế tài) và phân tích thành phần của quan hệ pháp luật (xác định chủ thể, nội dung, khách thể trong quan hệ pháp luật)
  • Hệ thống pháp luật – Cấu trúc bên trong và hình thức bên ngoài

..

Phân tích cấu trúc của quy phạm pháp luật

Mục lục:

  1. Khái niệm quy phạm pháp luật
  2. Ví dụ về quy phạm của pháp luật
  3. Các yếu tố cấu thành quy phạm pháp luật
    1. Giả định
    2. Quy định
    3. Chế tài

Xác định cấu trúc của quy phạm pháp luật

1. Quy phạm pháp luật là gì?

Quy phạm pháp luật (QPPL) là quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định, do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định trong Luật này ban hành và được Nhà nước bảo đảm thực hiện.

Quy phạm pháp luật là gì

2. Ví dụ về quy phạm của pháp luật

Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm. (Khoản 1, Điều 141 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017).

=> Xem phân tích cấu trúc của quy phạm pháp luật này ở mục bên dưới.

3. Xác định cấu trúc của quy phạm pháp luật

Các yếu tố cấu thành quy phạm pháp luật bao gồm 3 bộ phận là Giả định, quy địnhchế tài. Tuy nhiên, không phải mọi quy phạm pháp luật luôn có đủ 3 bộ phận này.

a) Giả định:

Giả định là một bộ phận của quy phạm pháp luật trong đó nêu lên những hoàn cảnh, điều kiện có thể xảy ra trong cuộc sống và cá nhân hay tổ chức nào ở vào những hoàn cảnh, điều kiện đó phải chịu sự tác động của quy phạm pháp luật đó.

Trong giả định của quy phạm pháp luật cũng nêu lên chủ thể nào ở vào những điều kiện, hoàn cảnh đó.

Giả định là gì

Ví dụ về giả định: “Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.” (khoản 1, Điều 141 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017). Bộ phận giả định của quy phạm là: “Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân”.

b) Quy định:

Quy định là một bộ phận của quy phạm pháp luật trong đó nêu cách xử sự mà tổ chức hay cá nhân ở vào hoàn cảnh, điều kiện đã nêu trong bộ phận giả định của quy phạm pháp luật được phép hoặc buộc phải thực hiện.

Bộ phận quy định của quy phạm pháp luật trả lời câu hỏi: Phải làm gì? Được làm gì? Không được làm gì? Làm như thế nào?

Ví dụ về quy định: “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm.” (Điều 33 Hiến pháp năm 2013). Bộ phận quy định của quy phạm là “có quyền tự do kinh doanh” (được làm gì).

Quy định là gì

Hoặc “Trường hợp các bên không có thỏa thuận và pháp luật không quy định thì có thể áp dụng tập quán nhưng tập quán áp dụng không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này” (Điều 5 Bộ luật Dân sự năm 2015), bộ phận quy định của quy phạm là: “thì có thể áp dụng tập quán nhưng tập quán áp dụng không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này”.

Mệnh lệnh được nêu ở bộ phận quy định của quy phạm pháp luật có thể dứt khoát (chỉ nêu một cách xử sự và các chủ thể buộc phải xử sự theo mà không có sự lựa chọn. Ví dụ khoản 1, Điều 12 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định: “Khi việc kết hôn trái pháp luật bị hủy thì hai bên kết hôn phải chấm dứt quan hệ như vợ chồng.”).

Hoặc không dứt khoát (nêu ra 2 hoặc nhiều cách xử sự và cho phép các tổ chức hoặc cá nhân có thể lựa chọn cho mình cách xử sự thích hợp từ những cách xử sự đã nêu, ví dụ: Luật hôn nhân và Gia đình quy định: “Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú của một trong hai bên kết hôn là cơ quan đăng ký kết hôn.; Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài là cơ quan đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau ở nước ngoài”).

c) Chế tài:

Chế tài là một bộ phận của quy phạm pháp luật nêu lên những biện pháp tác động mà nhà nước dự kiến để đảm bảo cho pháp luật được thực hiện nghiêm minh.

Chế tài là gì

Các biện pháp tác động nêu ở bộ phận chế tài của quy phạm pháp luật có thể sẽ được áp dụng với tổ chức hay cá nhân nào vi phạm pháp luật, không thực hiện đúng mệnh lệnh của Nhà nước đã nêu ở bộ phận quy định của quy phạm pháp luật.

Ví dụ về chế tài: “Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.” (khoản 1, Điều 141 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017). Bộ phận chế tài của quy phạm là “phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.”

Một quy phạm luôn có đủ 3 bộ phần: giả định, quy định và chế tài đúng hay sai?

=> Nhận định này sai. Không phải mọi quy phạm pháp luật luôn có đủ 3 bộ phận giả định, quy định và chế tài.

Quay trở lại với ví dụ “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm.” (Điều 33 Hiến pháp năm 2013). Có thể thấy rằng quy phạm pháp luật này chỉ có Bộ phận quy định là “có quyền tự do kinh doanh” (được làm gì) mà không có bộ phận giả định và chế tài.

Mọi người có thể lấy thêm các ví dụ khác để làm sáng tỏ nội dung này.

Xem bài giảng về Quy phạm pháp luật

Các tìm kiếm liên quan đến xác định cấu trúc của quy phạm pháp luật: xác định các bộ phận cấu thành của quy phạm pháp luật, ví dụ về giả định quy định chế tài, bài tập xác định giả định quy định chế tài, ví dụ về quy phạm của pháp luật, các quy phạm của pháp luật, ví dụ về giả định đơn giản, bài tập về quan hệ pháp luật, ví dụ về quy phạm xã hội, ví dụ về vi phạm của pháp luật, một quy phạm luôn có đủ 3 bộ phần giả định quy định và chế tài đúng hay sai, anh chị hãy phân tích cấu trúc của một quy phạm pháp luật và minh họa bằng ba ví dụ thực tế.

Ví dụ về giả định, quy định, chế tài?

1. Ví dụ về giả định: “Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.” (khoản 1, Điều 141 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017). => Bộ phận giả định của quy phạm là: “Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân”.2. Ví dụ về quy định: “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm.” (Điều 33 Hiến pháp năm 2013). => Bộ phận quy định của quy phạm là “có quyền tự do kinh doanh” (được làm gì). Hoặc “Trường hợp các bên không có thỏa thuận và pháp luật không quy định thì có thể áp dụng tập quán nhưng tập quán áp dụng không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này” (Điều 5 Bộ luật Dân sự năm 2015), bộ phận quy định của quy phạm là: “thì có thể áp dụng tập quán nhưng tập quán áp dụng không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này”.3. Ví dụ về chế tài: “Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.” (khoản 1, Điều 141 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017). => Bộ phận chế tài của quy phạm là “phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.”

Chế tài là bộ phận của quy phạm pháp luật có nội dung?

Chế tài là bộ phận của quy phạm pháp luật có nội dung là chỉ ra những biện pháp tác động mà nhà nước dự kiến để đảm bảo cho pháp luật được thực hiện nghiêm minh. Các biện pháp tác động nêu ở bộ phận chế tài của quy phạm pháp luật có thể sẽ được áp dụng với tổ chức hay cá nhân nào vi phạm pháp luật, không thực hiện đúng mệnh lệnh của Nhà nước đã nêu ở bộ phận quy định của quy phạm pháp luật.

5/5 - (9737 bình chọn)
  • Chế tài
  • Giả định
  • Quy định
  • Quy phạm pháp luật

Bài viết liên quan

  • Bài tập xác định cấu trúc quy phạm pháp luật, quan hệ pháp luậtBài tập xác định cấu trúc quy phạm pháp luật, quan hệ pháp luật
  • Tại sao phần lớn các QPPL luật hiến pháp không có phần chế tài?Tại sao phần lớn các QPPL luật hiến pháp không có phần chế tài?
  • Bài tập về giả định, quy định, chế tàiBài tập về giả định, quy định, chế tài
  • Hệ thống pháp luật – Cấu trúc bên trong và hình thức bên ngoàiHệ thống pháp luật – Cấu trúc bên trong và hình thức bên ngoài
  • Khái niệm, đặc điểm và phân loại quy phạm pháp luật hành chínhKhái niệm, đặc điểm và phân loại quy phạm pháp luật hành chính
  • Ý nghĩa của từ Quy phạm trong “Quy phạm pháp luật”Ý nghĩa của từ Quy phạm trong “Quy phạm pháp luật”
  • Đề cương môn Lý luận định tội danh và quyết định hình phạtĐề cương môn Lý luận định tội danh và quyết định hình phạt
  • Sự khác nhau giữa luật dân sự và luật hình sựSự khác nhau giữa luật dân sự và luật hình sự

Từ khóa » Cấu Trúc Của Qppl