Lấy Ví Dụ Cụ Thể Và Phân Tích Cấu Trúc Của Quy Phạm Pháp Luật
Có thể bạn quan tâm
Như chúng ta đã biết thì quy phạm pháp luật là một loại quy phạm xã hội, là những quy tắc xử sự chung bắt buộc mọi người thực hiện, do nhà nước xác lập, ban hành và bảo đảm việc thực hiện, để điều chỉnh các hành vi của cá nhân hoặc tổ chức theo ý chí của nhà nước.
Mục lục bài viết
- 1 1. Quy phạm pháp luật là gì?
- 2 2. Lấy ví dụ cụ thể và phân tích cấu trúc của quy phạm pháp luật:
- 2.1 2.1. Giả định và ví dụ về giả định:
- 2.2 2.2. Quy định và ví dụ về quy định:
- 2.3 2.3. Chế tài và ví dụ về chế tài:
- 3 3. Các loại quy phạm pháp luật:
1. Quy phạm pháp luật là gì?
Quy phạm pháp luật (tiếng Pháp: Règle de droit, tiếng Đức: Rechtsnorm, tiếng Anh: Legal norms) là những quy tắc, chuẩn mực mang tính bắt buộc chung phải thi hành hay thực hiện đối với tất cả tổ chức, cá nhân có liên quan, và được ban hành hoặc thừa nhận bởi các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Quy phạm pháp luật là tế bào, đơn vị cơ bản của pháp luật theo cấu trúc (bao gồm chế định pháp luật, ngành luật và hệ thống pháp luật. Cấu tạo của quy phạm pháp luật gồm ba thành phần là giả định, quy định và chế tài. Tuy nhiên, không nhất thiết phải đầy đủ ba bộ phận trong một quy phạm pháp luật.
+ Giả định: là bộ phận quy định địa điểm, thời gian, chủ thể, các hoàn cảnh, tình huống có thể xảy ra trong thực tế mà nếu hoàn cảnh, tình huống đó xảy ra thì các chủ thể phải hành động theo quy tắc xử sự mà quy phạm đặt ra. Đây là phần nêu lên trường hợp sẽ áp dụng quy phạm đó.
+ Quy định: là bộ phận trung tâm của quy phạm pháp luật và không thể thiếu. Nó nêu lên quy tắc xử sự mà mọi người phải thi hành khi xuất hiện những điều kiện mà phần giả định đã đặt ra.
+ Chế tài: là bộ phận chỉ ra những biện pháp tác động mà Nhà nước sẽ áp dụng đối với chủ thể không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy tắc xử sự đã được nêu trong phần giả định của quy phạm và cũng là hậu quả pháp lý bất lợi mà chủ thể phải gánh chịu khi không thực hiện đúng nội dung tại phần quy định.
Một đất nước chỉ có thể ổn định, phát triển khi xây dựng được một hệ thống pháp luật chặt chẽ và hiện đại. Chính vì vậy, nhiều văn bản pháp luật được ban hành nhằm quy định tất cả các vấn đề, lĩnh vực phát sinh trong đời sống xã hội. Và mỗi một văn bản pháp luật sẽ được cấu thành từ nhiều quy phạm pháp luật để có thể tạo thành một thể thống nhất và hoàn chỉnh nhất.
Quy phạm là khuôn khổ hành vi do một cộng đồng tạo ra (quy phạm xã hội) hay do nhà nước ban hành (quy phạm pháp luật) để duy trì và quản lý trật tự xã hội, là những quy tắc xử sự chung nhằm điều chỉnh mối quan hệ giữa con người với nhau trong một phạm vi cộng đồng nhất định.
Quy phạm pháp luật là một loại quy phạm xã hội, là những quy tắc xử sự chung bắt buộc mọi người thực hiện, do nhà nước xác lập, ban hành và bảo đảm việc thực hiện, để điều chỉnh các hành vi của cá nhân hoặc tổ chức theo ý chí của nhà nước. Theo đó Quy phạm xã hội là những quy tắc xử sự chung của con người nhằm điều chỉnh mối quan hệ giữa con người với con người trong một phạm vi, cộng đồng nhất định. Quy phạm pháp luật là loại quy phạm có những đặc điểm như sau:
– Là những quy tắc có tính chất bắt buộc chung;
– Được thể hiện dưới hình thức xác định;
– Thể hiện ý chí của Nhà nước, do các cơ quan có thẩm quyền ban hành;
– Được bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước.
Tổng quan ví dụ về quy phạm pháp luật: Ví dụ, quy định cụ thể tại Điều 155 – Bộ luật Hình sự năm 2015, cụ thể:
“Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.”
– Phần giả định được xác định là: Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác.
– Phần quy định được xác định là: phần này không được nêu rõ trong quy phạm pháp luật nhưng ở dạng quy định ngầm.
– Chế tài được xác định là: Bị phạt cảnh cáo phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. Chế tài ở đây là biện pháp của Nhà nước tác động đến chủ thể vi phạm pháp luật.
Tóm lại: Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện để điều chỉnh quan hệ xã hội theo những định hướng và nhằm đạt được những mục đích nhất định.
Các quy phạm pháp luật có thể là những quy tắc xử sự của công dân, của những người có chức vụ, quyền hạn, là những quy định về cơ cấu tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, là những quy định về địa vị pháp lí của các đoàn thể, tổ chức quần chúng và các chủ thể pháp luật khác.
Xem nhiều hơn tại: Quy phạm pháp luật là gì? Đặc điểm, cấu thành, phân loại?
2. Lấy ví dụ cụ thể và phân tích cấu trúc của quy phạm pháp luật:
Các yếu tố cấu thành quy phạm pháp luật bao gồm 3 bộ phận là Giả định, quy định và chế tài. Tuy nhiên, không phải mọi quy phạm pháp luật luôn có đủ 3 bộ phận này.
2.1. Giả định và ví dụ về giả định:
Giả định là một bộ phận của quy phạm pháp luật trong đó nêu lên những hoàn cảnh, điều kiện có thể xảy ra trong cuộc sống và cá nhân hay tổ chức nào ở vào những hoàn cảnh, điều kiện đó phải chịu sự tác động của quy phạm pháp luật đó. Trong giả định của quy phạm pháp luật cũng nêu lên chủ thể nào ở vào những điều kiện, hoàn cảnh đó
Ví dụ về giả định: “Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.” (khoản 1, Điều 141 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017). Bộ phận giả định của quy phạm là: “Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân”.
2.2. Quy định và ví dụ về quy định:
Quy định là một bộ phận của quy phạm pháp luật trong đó nêu cách xử sự mà tổ chức hay cá nhân ở vào hoàn cảnh, điều kiện đã nêu trong bộ phận giả định của quy phạm pháp luật được phép hoặc buộc phải thực hiện.
Bộ phận quy định của quy phạm pháp luật trả lời câu hỏi: Phải làm gì? Được làm gì? Không được làm gì? Làm như thế nào?
Ví dụ về quy định: “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm.” (Điều 33 Hiến pháp năm 2013). Bộ phận quy định của quy phạm là “có quyền tự do kinh doanh” (được làm gì).
Hoặc “Trường hợp các bên không có thỏa thuận và pháp luật không quy định thì có thể áp dụng tập quán nhưng tập quán áp dụng không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này” (Điều 5 Bộ luật Dân sự năm 2015), bộ phận quy định của quy phạm là: “thì có thể áp dụng tập quán nhưng tập quán áp dụng không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này”.
Mệnh lệnh được nêu ở bộ phận quy định của quy phạm pháp luật có thể dứt khoát (chỉ nêu một cách xử sự và các chủ thể buộc phải xử sự theo mà không có sự lựa chọn. Ví dụ khoản 1, Điều 12 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định: “Khi việc kết hôn trái pháp luật bị hủy thì hai bên kết hôn phải chấm dứt quan hệ như vợ chồng.”).
Hoặc không dứt khoát (nêu ra 2 hoặc nhiều cách xử sự và cho phép các tổ chức hoặc cá nhân có thể lựa chọn cho mình cách xử sự thích hợp từ những cách xử sự đã nêu, ví dụ: Luật hôn nhân và Gia đình quy định: “Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú của một trong hai bên kết hôn là cơ quan đăng ký kết hôn.; Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài là cơ quan đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau ở nước ngoài”).
2.3. Chế tài và ví dụ về chế tài:
Chế tài là một bộ phận của quy phạm pháp luật nêu lên những biện pháp tác động mà nhà nước dự kiến để đảm bảo cho pháp luật được thực hiện nghiêm minh.
Các biện pháp tác động nêu ở bộ phận chế tài của quy phạm pháp luật có thể sẽ được áp dụng với tổ chức hay cá nhân nào vi phạm pháp luật, không thực hiện đúng mệnh lệnh của Nhà nước đã nêu ở bộ phận quy định của quy phạm pháp luật.
Ví dụ về chế tài: “Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.” (khoản 1, Điều 141 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017). Bộ phận chế tài của quy phạm là “phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.”
Một quy phạm luôn có đủ 3 bộ phận: giả định, quy định và chế tài đúng hay sai?=> Nhận định này sai. Không phải mọi quy phạm pháp luật luôn có đủ 3 bộ phận giả định, quy định và chế tài.
Quay trở lại với ví dụ “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm.” (Điều 33 Hiến pháp năm 2013). Có thể thấy rằng quy phạm pháp luật này chỉ có Bộ phận quy định là “có quyền tự do kinh doanh” (được làm gì) mà không có bộ phận giả định và chế tài.
3. Các loại quy phạm pháp luật:
– Căn cứ vào đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh, quy phạm pháp luật có thể phân chia theo các ngành luật theo:
+ Quy phạm pháp luật hình sự;
+ Quy phạm pháp luật dân sự;
+ Quy phạm pháp luật hành chính,…
– Căn cứ vào nội dung của quy phạm pháp luật có thể chia thành:
+ Quy phạm pháp luật định nghĩa
Ví dụ: Điều 3 khoản 3 Luật Cạnh tranh: Hành vi hạn chế cạnh tranh là hành vi của doanh nghiệp làm giảm, sai lệch, cản trở cạnh tranh trên thị trường, bao gồm hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền và tập trung kinh tế.
+ Quy phạm pháp luật điều chỉnh: Các quy phạm này quy định quyền và nghĩa vụ của những chủ thể tham gia trong các quan hệ xã hội; gồm ba nhóm Quy phạm bắt buộc, quy phạm cấm đoán, quy phạm cho phép;
Ví dụ: Điều 38 khoản 1 Luật Bảo vệ môi trường: Việc quy hoạch, xây dựng, cải tạo và phát triển làng nghề phải gắn với bảo vệ môi trường. Nhà nước khuyến khích phát triển khu, cụm công nghiệp làng nghề có chung hệ thống kết cấu hạ tầng bảo vệ môi trường.+ Quy phạm pháp luật bảo vệ: Đây là loại quy phạm xác định các biện pháp cưỡng chế mang tính nhà nước đối với hành vi vi phạm pháp luật.
– Căn cứ vào hình thức mệnh lệnh nêu trong quy phạm pháp luật có thể phân chia thành:
+ Quy phạm pháp luật dứt khoát
+ Quy phạm pháp luật không dứt khoát
+ Quy phạm pháp luật tùy nghi
+ Quy phạm pháp luật hướng dẫn
– Căn cứ vào cách thức trình bày quy phạm pháp luật có thể chia thành:
+ Quy phạm pháp luật bắt buộc
+ Quy phạm pháp luật cấm đoán
+ Quy phạm pháp luật cho phép
Từ khóa » Cấu Trúc Của Qppl
-
Quy Phạm Pháp Luật – Wikipedia Tiếng Việt
-
Xác định (phân Tích) Cấu Trúc Của Quy Phạm Pháp Luật. Ví Dụ?
-
Cơ Cấu Của Quy Phạm Pháp Luật Trong Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật ?
-
CẤU TRÚC CỦA QUY PHẠM PHÁP LUẬT - TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI ...
-
Cấu Trúc Của Quy Phạm Pháp Luật - HILAW.VN
-
Cấu Trúc Của Quy Phạm Pháp Luật
-
Quy Phạm Pháp Luật Là Gì? Phân Tích Cấu Trúc Của Quy ... - Áo Kiểu Đẹp
-
Cấu Trúc Của QPPL - Quy Phạm Pháp Luật - 123doc
-
Câu 21: Trình Bày Cấu Trúc Của Quy Phạm Pháp Luật.
-
Cấu Trúc Của Quy Phạm Pháp Luật ?
-
Top 6 Ví Dụ Về Quy Phạm Của Pháp Luật
-
Phân Tích Cấu Trúc Của Quy Phạm Pháp Luật - Trần Gia Hưng
-
Cấu Trúc Của Quy Phạm Pháp Luật - Tailieuontap
-
[PDF] VỀ Cơ CẤU QUY PHẠM PHÁP LUẬT, Mối QUAN HỆ GIỮA QUY ...