Cây Màng Tang Có Tác Dụng Gì?
Có thể bạn quan tâm
Cây màng tang hay cây mần tang là loại cây mọc hoang chủ yếu ở vùng núi nước ta, đây là dược liệu có chứa hàm lượng tinh dầu tương đối lớn với tác dụng dược lý cao. Theo đông y, vị thuốc màng tang có tác dụng chữa đau nhức xương khớp, trướng bụng, đầy hơi, ăn không tiêu, nhức chân hoặc phù chân lâu ngày, kinh nguyệt không đều, ngoài ra còn chống rối loạn nhịp tim, chống tiếu máu cơ tim,… Tuy nhiên không phải ai cũng biết về vị thuốc màng tang, vậy cây màng tang là gì? Cây màng tang có tác dụng gì? Cây màng tang chữa bệnh gì? Để hiểu chi tiết hơn về công dụng của cây màng tang, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết sau đây nhé.
Cây màng tang là gì?
Cây màng tang thuộc họ long não Lauraceae có tên khoa học là Litsea cubeba (Lour.) Pers. Bên cạnh đó, cây màng tang còn được gọi với nhiều tên gọi khác như cây mần tang, sơn thương, khương mộc, lồ lê, tất trứng gà, khảo khinh, tạ chàm điằng,…
Hình ảnh cây màng tang
Cây màng tang là loại cây nhỡ, có nhiều cành nhỏ dài, mềm tỏa ra, chiều cao trung bình của cây khoảng 6 – 8 mét. Vỏ cây màu xanh, có lỗ bì, khi già vỏ cây dần chuyển sang màu nâu xám. Vỏ ngoài thường nhẵn, có màu xám nâu, xám nhạt, nâu đỏ nhạt, còn lớp vỏ bên trong thường có màu kem, vàng kem đến màu đỏ nhạt, cây tỏa ra mùi thơm dịu như mùi chanh.
Lá mọc so le nhau có hình mác dài khoảng 10cm và rộng 1.5 – 2.5cm, phiến lá dày. Mặt trên lá có màu xanh, mặt dưới màu xám, dần chuyển sang màu đen theo thời gian, mép lá nguyên, không có răng cưa. Cuống lá mảnh và nổi rõ các đường gân trên bề mặt dạng lông chim.
Hoa của cây màng tang mọc thành chùm ở nách lá, là loại hoa nhỏ, màu vàng nhạt, hoa đực cái mọc khác gốc.
Quả là loại quả mọng có hình cầu hoặc hình trứng, mọc thành từng chùm. Quả có màu xanh khi chín chuyển sang màu đen, có mùi thơm. Thời kỳ cây ra hoa từ tháng 1 – 3, thời kỳ cho quả từ tháng 4 – 9 hàng năm.
Khu vực phân bố
Trên thế giới, cây mần tang phân bố tự nhiên trên diện rộng, từ miền đông dãy Himalaya đến miền nam Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Việt Nam, Campuchia,…
Ở Việt Nam, cây màng tang mọc hoang ở các vùng núi cao như núi Hoàng Liên, các núi ở Lào Cai, Sơn La, Lai Châu, Tuyên Quang, Gia Lai, Yên Bái, Kon Tum, Khánh Hòa, Lâm Đông,… Sau này, cây được trồng ở một số nông trường vừa để tạo bóng mát cho các cây khác vừa để lấy quả để chưng cất tinh dầu.
Cây mần tang thường mọc trong nương rẫy cũ, rừng thứ sinh, vùng đồi cây bụi, ở độ cao từ 100 – 300m, cây ưa sáng và tái sinh bằng chồi và hạt.
Thu hái, chế biến
Người ta thường dùng rễ, cành, lá, quả được dùng làm thuốc chữa bệnh.
Lá và rễ cây được thu hái quanh năm, còn đối với quả, thời điểm thu hoạch tốt nhất là vào trời chuyển từ hè sang thu.
Dược liệu sau khi thu hoạch về đem toàn bộ cây rửa bằng nước sạch nhiều lần để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất. Sau đó cắt thành từng miếng nhỏ để phơi nắng hoặc sấy khô, còn đối với quả sau khi hái sẽ được chưng cất để lấy tinh dầu.
Dược liệu khô được bảo quản ở nhiệt độ phòng, nơi thoáng mát và tốt nhất nên cất trong bao bì kín để sử dụng lâu dài. Còn loại tươi nên dùng hết trong ngày, nếu không dùng hết có thể bảo quản trong tủ lạnh khoảng 48h. Còn tinh dầu thì nên bảo quản trong lọ thủy tinh có nắp đậy kín, để nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.
Thành phần hóa học – Cây màng tang có tác dụng gì?
Theo một số tài liệu trong y học hiện đại, mỗi bộ phận của cây mần tưới chứa các thành phần hóa học cụ thể như sau:
- Cây chứa chất hoạt chất alcaloid laurote tanin và 0.81% tinh dầu.
- Trong vỏ cây mần tang có chứa hoạt chất alcaloid N – methyl – laurate tanin.
- Vỏ rễ chứa 0.2 – 1.2% tinh dầu, thành phần chính của tinh dầu trong vỏ rễ chứa 10% citral và 8 – 12% citronellol.
- Quả mần tang chứa 38 – 43% tinh dầu chiết xuất citral.
- Trong lá chứa 0.2 – 0.4% tinh dầu, thành phần chính của tinh dầu lá chứa 20 – 25% rượu, 20 – 35% cineole và 6 – 22% andehit.
- Hoa chứa nhiều tinh dầu và chứa khoảng 37% là hợp chất andehit.
Tác dụng dược lý – Cây màng tang có tác dụng gì?
Trong đông y cây mần tang có tác dụng gì?
Theo đông y, cây mần tang có vị cay, hơi đắng, tính ấm, có mùi thơm giống như sả. Cụ thể như:
- Rễ: Hỗ trợ điều trị đau đầu, các loại đau liên quan đến dạ dày như trướng bụng, đầy hơi, chữa cảm, kinh nguyệt không đều, các bệnh đau xương khớp, trị bụng đau sau việc sinh con,…
- Lá: Thường được dùng để chữa các chứng như viêm vú, viêm mủ trên da, mụn nhọt và có thể trị cả rắn cắn.
- Quả: Thường được dùng để hỗ trợ điều trị các bệnh về dạ dày như đau dạ dày, ăn không tiêu.
Trong y học hiện đại cây màng tang có tác dụng gì?
Theo nghiên cứu cho thấy, cây mần tang có một số công dụng như:
- An thần
- Chống thiếu máu cơ tim
- Chống rối loạn nhịp tim
- Chống loét dạ dày do HCl
- Chống lại các phản ứng quá mẫn do albumin gây ra
Tinh dầu có tác dụng kháng khuẩn đối với một số chủng vi khuẩn Bacillus mycoides, Staphylococcus aureus, E.coli, Salmonella typhi và các chủng khác,…
Cách dùng và liều lượng sử dụng
Tùy theo từng bài thuốc và mục đích sử dụng mà cách thức và liều lượng dùng vịt thuốc sẽ khác nhau. Cây màng tang được dùng ở dạng thuốc sắc, dùng ngoài da hoặc tinh dầu để bôi ngoài.
Liều lượng khuyến cáo khi sử dụng cây màng tang như sau:
- Rễ dùng dưới dạng thuốc sắc khoảng 15 – 30 g/ngày.
- Lấy 3 – 10g quả mần tang ở dạng thuốc sắc hoặc xay thành bột mịn.
- Dùng lá giã nát rồi đắp ngoài với liều lượng cố định.
Những bài thuốc chữa bệnh từ cây màng tang
Chữa căng cơ do vận động nhiều
Lấy 20g lá mần tang, 20g ngũ gia bì gai, 16g tiên mao, 4g hương phụ và 4g bạc hà, tất cả nguyên liệu đều dùng ở dạng tươi. Đem các dược liệu rửa sạch, xay nhuyễn, cho thêm 1 ít rượu trắng rồi đắp trực tiếp lên vị trí bị tổn thương. Dùng băng gạc cố định lại trong 3 giờ, mỗi ngày thay thuốc 1 lần.
Chữa viêm mũi dị ứng – Cây màng tưới có tác dụng gì?
Lấy 60g lá mần tang tươi, 100g viễn chí tươi và 60g ngải cứu tươi, đem các dược liệu nấu lấy nước pha tắm và gội dầu vào mỗi buổi sáng, mỗi ngày tắm 1 lần và dùng liên tục trong 7 ngày.
Hỗ trợ điều trị viêm vú cấp tính
Lấy lá cây màng tang và nước vo gạo (lần 2), lá màng tang rửa sạch rồi đem dằm trong nước vo gạo, cho các tinh chất dược liệu ra hoàn toàn, dùng phần nước này thoa đều lên quanh vú và phần ngực.
Chữa đầy bụng, tiêu hóa, tỳ vị kém
Lấy 10g quả màng tang, 5g trần bì, 5g thủy xương bồ và 5g gừng tươi. Đem các dược liệu sắc với 1 thăng nước sắc trong 30 phút rồi uống trực tiếp, mỗi ngày uống duy nhất 1 lần và uống liên tục 3 – 5 ngày.
Chữa tiêu chảy, đầy hơi, đau bụng kinh niên
Lấy quả màng tang, rễ chanh, rễ kim sương, rễ xuyên tiêu và rễ cúc áo hoa vàng với liều lượng bằng nhau. Đem các dược liệu nấu với nước trên lửa nhỏ, đến khi thành cao lỏng, chắt lấy nước uống.
Chữa phù chân lâu ngày
Lấy 30g lá mần tang tươi, 9g cỏ gấu tươi và 20g cành non cây cơm cháy. Đem các dược liệu giã nhuyễn rồi cho cho thêm 1 lượng rượu trắng tùy ý, trộn đều rồi đắp trực tiếp lên vùng bị tổn thương.
Chữa rối loạn tiêu hóa – Cây màng tang có tác dụng gì?
Lấy 8g quả màng tang, 12g lá mơ lông và 4g lá chè. Đem các dược liệu rửa sạch rồi sắc với 750ml nước, đun trên lửa nhỏ liu riu khoảng 15 – 20 phút, sau đó chắt lọc bã để lấy nước, chia làm 3 – 4 lần uống trong ngày và uống khi thuốc còn ấm.
Chữa cảm mạo – Cây màng tang có tác dụng gì?
Lấy lá cây mần tang, lá sả, lá bưởi, bạc hà hoặc có thể thay bằng lá kinh giới hoặc tía tô mỗi thứ 1 nắm. Sau đó đem các dược liệu rửa sạch, sắc với 3 – 4 lít nước để có thể xông toàn bộ cơ thể.
Chữa đau dạ dày – Cây màng tang có tác dụng gì?
Lấy 20g quả màng tang, 20g hương phụ và 12g rã hương (long não) sắc lấy nước uống. Hoặc có thể lấy 40g rễ màng tang và 20g đại táo, đem sắc uống, chia làm 2 lần uống trong ngày, uống trước bữa sáng và tối.
Lưu ý khi sử dụng dược liệu mần tang
- Người bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ, chuyên gia y tế trước khi sử dụng các bài thuốc và chỉ nên dùng đúng liều lượng mà các chuyên gia khuyên cáo, không nên dùng quá liều vì có thể gây ra nhiều tác dụng phụ.
- Tác dụng của các bài thuốc từ dược liệu thường sẽ có tác dụng chậm hơn thuốc tây, vì vậy cần phải kiên trì sử dụng.
- Hiệu quả của các bài thuốc từ dược liệu mần tang còn tùy thuộc vào cơ địa và thể trạng của mỗi người. Nếu cơ địa dị ứng hoặc sử dụng thuốc trong thời gian dài mà không có tác dụng, người bệnh nên ngừng thuốc và hỏi ý kiến bác sĩ về các phương pháp điều trị khác.
- Trong quá trình dùng thuốc, nếu cơ thể có những biểu hiện bất thường thì nên tạm dừng thuốc và đi khám để điều trị.
Từ khóa » Cây Màng Tang Là Gì
-
Công Dụng Của Cây Màng Tang - Vinmec
-
Màng Tang Là Gì? Lợi ích Của Cây Màng Tang? - MedJin
-
Màng Tang Là Gì? Lợi ích Của Cây Màng Tang Trong Cuộc Sống
-
Cây Màng Tang Và Những Bài Thuốc Chữa Bệnh Nhiều Người Biết
-
Màng Tang: Những Công Dụng Từ Một Vị Thuốc Cay ấm
-
Lá Cây Màng Tang Trừ Muỗi - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Cây Màng Tang - Công Dụng Và Cách Dùng Các Bài Thuốc
-
Cây Màng Tang - 'Thần Dược' Cho Sức Khỏe Nhưng ít Người Biết đến
-
Cây Màng Tang Là Cây Gì? Công Dụng Màng Tang Trong Cuộc Sống
-
Màng Tang – Wikipedia Tiếng Việt
-
Cây Màng Tang (hạt Tiêu Rừng, Sơn Tiêu) Công Dụng Cách Dùng Làm ...
-
Màng Tang, Loài Cây Dại Chữa được Nhiều Bệnh - VnExpress Sức Khỏe
-
Màng Tang Là Gì? Nghĩa Của Từ Màng Tang
-
Hoa Thơm Cỏ Lạ - CÂY MÀNG TANG LÀ CÂY GÌ? Màng ... - Facebook