Cây Màng Tang Và Những Bài Thuốc Chữa Bệnh Nhiều Người Biết
Có thể bạn quan tâm
Đặt lịch hẹn
Cây màng tang
Cây màng tang
Đặt lịch
Theo sự ghi nhận của Đông y cổ truyền, cây màng tang có vị cay, đắng, tính ấm, có tác dụng ôn trung hạ khí, trừ thấp, giảm đau, tán phong hàn. Nhờ đó, loại dược liệu này được sử dụng để trị đau nhức xương khớp, mụn nhọt, đầy hơi, trướng bụng, ăn uống không tiêu,…
Tên gọi – Phân nhóm
- Tên gọi khác: Mần tang, Khương mộc, Sơn thương, Tất trứng già, Lồ lê, Tạ chàm điằng (dân tộc Dao), Khảo khinh (dân tộc Tày),…
- Tên khoa học: Litsea cubeba (Lour.) Pers
- Họ: Long não (Lauraceae)
Đặc điểm sinh thái của cây màng tang
Mô tả cây màng tang
Cây màng tang là loại cây nhỡ, càng nhỏ, chiều cao trung bình của cây khoảng 6 – 8 mét. Cây có thân vỏ xanh, có lỗ bì, khi về già, thân vỏ chuyển dần sang màu nâu xám.
Lá cây màng tang mọc so le, lá dày. Mặt trên có màu xanh lục, mặt dưới có màu xám và chuyển dần sang đen khi già. Phiến lá hình mác dài khoảng 10cm và rộng khoảng 1,5 – 2,5cm. Mép lá nguyên, không có răng cưa. Cuống lá mảnh và gân lá hiện rõ trên bề mặt.
Hoa của cây màng tang là loại hoa nhỏ có màu vàng nhạt và mọc thành chùm ở nách lá. Quả cây màng tang là loại quả mọng dạng hình tròn hay hình trứng. Quả thường mọc thành chùm, có màu xanh và chuyển dần sang đen khi chín, có mùi thơm. Thời điểm cây ra hoa là vào tháng 1 – 3 hàng năm và ra quả vào tháng 4 – 9 hàng năm.
Cây màng thang phân bố nhiều ở đâu?
Cây màng tang là loại cây mọc hoang ở địa hình núi cao, nhiều nắng. Ở nước ta, loại cây này thường xuất hiện nhiều ở Hà Giang, Kon Tum, Lai Châu, Lào Cai, Lâm Đồng,… Hiện nay, cây màng tang cũng được trồng khá nhiều ở một số nông trường để làm cây che bóng mát cho trà hoặc để thu lấy tinh dầu.
Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và cách bảo quản
+ Bộ phận dùng: Dùng phần rễ, cành, lá và cả quả cây màng tang để làm thuốc chữa bệnh.
+ Thu hái: Rễ và lá được thu hái quanh năm. Đối với quả, thời điểm thích hợp để thu hoạch là vào trời chuyển hè sang thu.
+ Chế biến: Đem toàn bộ cây màng tang vừa được thu hoạch rửa qua nhiều lần với nước sạch để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất. Sau đó thái thành từng đoạn nhỏ rồi đem phơi hoặc sấy khô. Đối với quả màng tang, khi hái về đem chưng cất để lấy tinh dầu.
+ Cách bảo quản: Bảo quản dược liệu dạng khô ở nhiệt độ phòng, nơi thoáng mát, tốt nhất nên cất trữ trong bao bì kín để được sử dụng lâu ngày. Đối với dược liệu ở dạng tươi, nên sử dụng hết trong ngày, nếu không dùng hết, có thể bảo quản trong ngăn mát của tủ lạnh khoảng 48 giờ. Còn tinh dầu, cần bảo quản trong hũ thủy tinh có nắp đậy và lưu trữ ở nơi thoáng mát, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
Thành phần hóa học của cây màng tang
Theo một số tài liệu của giới y học hiện đại cho biết, mỗi bộ phận của cây màng tang có chứa các thành phần hóa học cụ thể sau:
- Cây chứa 0,81% tinh dầu và hoạt chất alcaloid laurote tanin;
- Vỏ cây chứa hoạt chất alcaloid N – methyl – laurate tanin;
- Vỏ rễ chứa 0,2 – 1,2% tinh dầu. Thành phần chủ yếu của tinh dầu trong vỏ rễ có chứa 8 – 12% citronellol và 10% citral;
- Quả chứa 38 – 43% tinh dầu chiết xuất citral;
- Lá cây chứa 0,2 – 0,4% tinh dầu. Thành phần chủ yếu của tinh dầu lá cây chứa 20 – 35% cineol, 6 – 22% andehit và 20 – 25% ancol;
- Hoa chứa nhiều tinh dầu và có khoảng 37% hợp chất andehit.
Tác dụng dược lý của dược liệu màng tang
+ Theo dược lý hiện đại:
- Tinh dầu màng tang có tác dụng ức chế và loại bỏ các kháng khuẩn gây hại cho sức khỏe;
- Có tác dụng an thần;
- Chống rối loạn nhịp tim, chống thiếu máu cơ tim;
- Chống viêm loét dạ dày – tá tràng do axit chlohydric gây nên.
+ Theo Đông y cổ truyền:
- Công dụng: Cây màng tang có tác dụng ôn trung hạ khí, trừ thấp, tán phong hàn, giảm đau nhức, khu phong.
- Chủ trì: Rễ cây màng tang có công dụng trị đau đầu, đau dạ dày, cảm mạo, bụng đầy hơi, trướng bụng, đau nhức xương khớp, phong thấp, hỗ trợ điều trị kinh nguyệt không đều, sản hậu ứ trệ bụng đau. Lá cây màng tang dùng trị viêm mủ da, trị mụn nhọt, viêm vú cấp tính và trị rắn cắn. Quả dùng để trị chứng đau dạ dày, ăn uống không tiêu.
HỮU ÍCH: 7+ Bài thuốc dân gian chữa đau dạ dày hiệu quả, dễ kiếm
Tính vị và quy kinh của cây màng tang
Trong Đông y, cây màng tang có tính vị và quy kinh sau:
- Tính vị: Cây màng tang có vị cay, đắng, tính ấm, có mùi thơm giống cây sả.
- Quy kinh: Chưa có tài liệu nào báo cáo về vấn đề này.
Cách dùng và liều lượng sử dụng dược liệu màng tang
Tùy vào từng bài thuốc cũng như mục đích sử dụng mà cách dùng và liều lượng sử dụng dược liệu sẽ khác nhau. Dược liệu cây màng tang ở dạng nước sắc, đắp ngoài hay dùng tinh dầu để bôi ngoài.
Liều lượng sử dụng dược liệu cây màng tang được khuyến cáo như sau:
- Dùng rễ ở dạng thuốc sắc từ 15 – 30gr/ ngày;
- Dùng 3 – 10gr quả ở dạng thuốc sắc hoặc tán thành bột mịn;
- Dùng lá giã nát đắp ngoài với liều lượng không cố định.
Tổng hợp các bài thuốc chữa bệnh hay từ cây màng tang
Dưới đây là một số bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh lý theo kinh nghiệm của dân gian. Bạn đọc có thể tham khảo và áp dụng chữa bệnh khi cần thiết:
1. Bài thuốc trị chứng phù chân lâu ngày chưa khỏi
- Nguyên liệu: 30gr lá cây màng tang, 20gr cành lá non cơm cháy và 9gr cỏ gấu tươi.
- Cách thực hiện: Rửa sạch toàn bộ nguyên liệu đã được chuẩn bị rồi đem giã cho nhuyễn. Thêm một ít rượu trắng, trộn đều rồi đem đắp lên vùng chân bị phù. Có thể sử dụng băng gạc để cố định.
2. Bài thuốc chữa rối loạn tiêu hóa do ăn thức ăn sống, lạnh
- Nguyên liệu: 8gr quả màng tang, 12gr lá mơ lông và 4gr lá chè.
- Cách thực hiện: Mang toàn bộ nguyên liệu đã được làm sạch sắc cùng với 750ml nước. Tiến hành đun thuốc trên ngọn lửa nhỏ khoảng 15 – 20 phút rồi chắt lọc lấy phần nước. Chia nhỏ phần nước thành 3 – 4 lần và nên uống thuốc khi thuốc còn ấm.
3. Bài thuốc trị đau bụng kinh niên, hay đầy hơi, ỉa chảy
- Nguyên liệu: Quả màng tang, rễ cúc áo hoa vàng, rễ kim sương, rễ xuyên tiêu và rễ chanh với liều lượng bằng nhau.
- Cách thực hiện: Làm sạch toàn bộ nguyên liệu đã được chuẩn bị rồi đem nấu thành cao lỏng để uống.
4. Bài thuốc hỗ trợ điều trị viêm vú cấp tính
- Nguyên liệu: Lá cây màng tang và nước vo gạo (lần 2).
- Cách thực hiện: Rửa sạch lá cây màng tang rồi đem dằm trong nước vo gạo cho các tinh chất trong dược liệu ra hoàn toàn. Dùng phần nước thoa đều lên quanh vú và phần ngực.
5. Bài thuốc chữa tê thấp, đau nhức xương khớp
- Nguyên liệu: 15 – 30gr thân và rễ cây màng tang.
- Cách thực hiện: Rửa sạch toàn bộ dược liệu đã được chuẩn bị rồi đem sắc lấy nước dùng.
6. Bài thuốc chữa cảm mạo phong hàn
- Nguyên liệu: Lá màng tang, lá sả, lá bưởi và cây bạc hà (hoặc lá tía tô, kinh giới) với mỗi vị một nắm.
- Cách thực hiện: Đem toàn bộ nguyên liệu đã được chuẩn bị nấu cùng với 3 – 4 lít nước rồi dùng nước để xông toàn bộ cơ thể.
7. Bài thuốc chữa đầy bụng, tiêu hóa kém, tỳ vị kém, ăn uống không ngon
- Nguyên liệu: 10gr quả màng tang cùng với trần bì, gừng và thủy xương bồ mỗi vị 5gr.
- Cách thực hiện: Mang một thang thuốc trên sắc để lấy nước dùng. Nên dùng thuốc khi thuốc còn nóng.
8. Bài thuốc trị căng cơ do vận động nhiều
- Nguyên liệu: Lá cây màng tang và ngũ gia bì gai mỗi vị 20gr, lá bạc hà và hương phụ mỗi vị 4gr cùng với 16gr tiên mao. Tất cả nguyên liệu được dùng ở dạng tươi.
- Cách thực hiện: Rửa sạch toàn bộ nguyên liệu đã được chuẩn bị bằng nước muối để loại bỏ bụi bẩn. Sau đó đem đi giã nát và trộn cùng với một ít rượu trắng. Đắp một lượng hỗn hợp vừa đủ lên vùng da bị căng cơ. Dùng băng gạc để cố định vết thương và để yên khoảng 3 giờ. Mỗi ngày thay áp dụng 1 lần.
9. Bài thuốc trị viêm xoang mũi dị ứng (biểu hiện: nhức đầu, nghẹt mũi, hắt hơi, đau mỏi vai gáy khi thời tiết thay đổi)
- Nguyên liệu: Lá màng tang và lá ngải cứu mỗi vị 60gr cùng với 100gr viễn chí. Tất cả dược liệu đều dùng ở dạng tươi.
- Cách thực hiện: Mang toàn bộ dược liệu nấu nước để tắm. Tắm mỗi ngày 1 lần và liên tục trong 7 ngày liền.
ĐỪNG BỎ LỠ: Bỏ túi 10 cách chữa viêm xoang bằng thuốc Nam, cây cỏ quanh nhà
10. Bài thuốc chữa nấc do cảm lạnh
- Nguyên liệu: Quả màng tang.
- Cách thực hiện: Đem quả mang tang tán thành bột mịn rồi cất trữ trong hũ thủy tinh để sử dụng dần. Mỗi lần sử dụng 4gr để chiêu với nước nóng, thêm một ít ấm. Áp dụng mỗi ngày 3 – 4 lần.
11. Bài thuốc trị muỗi đốt, côn trùng cắn
- Nguyên liệu: Lá cây màng tang.
- Cách thực hiện: Đem chưng cất lá để thu lấy tinh dầu. Mỗi lần sử dụng một lượng tinh dầu vừa đủ để thoa lên vị trí bị muỗi đốt hoặc côn trùng cắn. Nếu không sử dụng tinh dầu, có thể đem lá giã nát, vắt lấy nước cốt rồi thoa đều lên vị trí bị tổn thương.
Bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin liên quan đến dược liệu cây màng tang cũng như 11 bài thuốc chữa bệnh theo kinh nghiệm của dân gian. Để tránh các trường hợp xấu có thể xảy ra, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, lương y hay nhân viên y tế có chuyên môn trước khi sử dụng.
Những thông tin trong bài viết chỉ mang giá trị tham khảo. Thuocdantoc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
- Bòng bong có tác dụng gì trong điều trị bệnh?
- Câu kỷ tử – Dược liệu quý chữa được nhiều bệnh
Từ khóa » Cây Màng Tang Là Gì
-
Công Dụng Của Cây Màng Tang - Vinmec
-
Màng Tang Là Gì? Lợi ích Của Cây Màng Tang? - MedJin
-
Màng Tang Là Gì? Lợi ích Của Cây Màng Tang Trong Cuộc Sống
-
Màng Tang: Những Công Dụng Từ Một Vị Thuốc Cay ấm
-
Lá Cây Màng Tang Trừ Muỗi - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Cây Màng Tang - Công Dụng Và Cách Dùng Các Bài Thuốc
-
Cây Màng Tang - 'Thần Dược' Cho Sức Khỏe Nhưng ít Người Biết đến
-
Cây Màng Tang Là Cây Gì? Công Dụng Màng Tang Trong Cuộc Sống
-
Màng Tang – Wikipedia Tiếng Việt
-
Cây Màng Tang (hạt Tiêu Rừng, Sơn Tiêu) Công Dụng Cách Dùng Làm ...
-
Màng Tang, Loài Cây Dại Chữa được Nhiều Bệnh - VnExpress Sức Khỏe
-
Màng Tang Là Gì? Nghĩa Của Từ Màng Tang
-
Cây Màng Tang Có Tác Dụng Gì?
-
Hoa Thơm Cỏ Lạ - CÂY MÀNG TANG LÀ CÂY GÌ? Màng ... - Facebook