Cây Nưa - Canh Chột Nưa | Tiếng địa Phương Wiki | Fandom

Cây nưa

cây nưa đang trồng ở làng Tân Xuân Lai

Về Trang Chính

Mô tả[]

Cây chột nưa: Còn có tên khoai nưa (Amorphophallus rivieri Dur). Tên khác: khoai na, củ nưa, củ nhược, quý cậu, ma vu..., họ cây ráy (Araceae).

Cây thảo, có thân củ to, hình củ dẹt, đường kính 15-20cm. Lá có cuống dài 40-80cm gọi là chột, màu lục nâu có những đốm trắng chia làm 3 nhánh, các nhánh lại phân đôi, phiến lá xẻ thùy hình lông chim. Cụm hoa là một bông mo bao bọc bởi mo có phiến rộng, mép lượn sóng, mặt trong màu tím nâu thẫm. Trục cụm hoa dài gấp đôi mo, mang hoa đực ở trên, hoa cái ở dưới đều không có bao hoa. Quả mọng, mùa ra hoa tháng 3 và tháng 5.

Cây mọc hoang ở rừng thưa, thung lũng, ven suối, ven sông, chỗ ẩm mốc, đất nhiều mùn. Có nơi trồng lấy củ để ăn và nuôi lợn.

Trong chột nưa có tinh bột, một chất gây ngứa chưa xác định được. Trong loại chột nưa Amorpho-phalus Konjac K. Koch, đã nghiên cứu có tinh bột riêng, thành phần chủ yếu là Konjac-man nan hàm lượng 50%, khi thủy phân sẽ được Laevidulin, Laevidulinoza.

Chột nưa chế biến được nhiều món dễ ăn. Chột nưa làm chua với kiệu, ăn kèm với thịt luộc thì đúng điệu. Hay chột nưa kho thịt, kho cá đồng ăn với cơm nóng vào những ngày mưa thì không gì ngon bằng. Nhưng khoái khẩu nhất có lẽ là món canh nưa cá lóc.

Canh nưa cá lóc được chế biến khá đơn giản. Nưa được làm sạch, xắt lát và nấu nhừ. Sau đó cho cá và gia vị vào. Để canh ngon và đậm đà, mẹ tôi thường cho vào một ít ruốc và khi chín cho thêm lá lốt, ngò tây thay cho hành lá. Vị ngọt của nưa và cá lóc đồng cùng mùi thơm của ruốc và lá lốt hòa quyện nhau tạo nên mùi vị khó cưỡng. Nước canh ngọt đậm đà.

Canh chot nua

canh chột nưa Tân Xuân Lai

Dân dã là thế, nên người Huế khi đi xa, không ít lần thèm được ăn một tô canh nưa và nhớ quê nhà…

Thân củ nưa thu hoạch vào mùa thu đông, cạo sạch vỏ ngoài phơi hay sấy khô. Khi dùng, nấu chín nhừ, thái mỏng, ngâm nước vo gạo 24 giờ, sau ngâm nước phèn chua 12 giờ, phơi khô nấu với gừng (cứ 1kg củ nưa cho 100g gừng) rồi sao thơm. Dược liệu có vị cay và ngứa, tính ấm, tác dụng diệt khuẩn tiêu viêm, hạ sốt, giải độc. Dùng củ nưa tươi giã nát đắp lên chỗ viêm, mụn nhọt, sưng tấy, nơi rắn cắn. Củ nưa phơi khô 4-12g sắc uống chữa sốt rét, ăn chậm tiêu. Người Nhật dùng tinh bột chột nưa để ăn và nấu rượu nưa.

Ðơn thuốc có củ nưa

Ðơn thuốc chữa liệt nửa người: Như sau tai biến mạch máu não, chấn thương nặng vùng thắt lưng trở xuống. Củ chột nưa sống 10g, ô đầu 1g, phụ tử 1g, nước 600ml sắc bằng ấm đất với lửa than còn lại 100ml, chia nhiều lần uống trong ngày, tốt nhất uống sau khi ăn no, khi dùng cần phải theo dõi.

Về Trang Chính

Từ khóa » Cá Chột Nưa Là Gì