Cha Kể Chuyện Cọp - Tuổi Trẻ Online
Có thể bạn quan tâm
Giành mồi của cọp
Chuyện xảy ra vào khoảng thời Pháp thuộc ở vùng Tây Sơn thượng đạo. Có nhà nọ ở đầu làng sát đường truông - cây cối gai góc mọc cao, độc đạo dẫn từ núi xuống làng.
Dạo nọ làng liên tục mất heo bò. Đêm khuya nghe tiếng heo bò kêu dưới làng, sáng ra thấy dấu cọp kéo mồi đi ngang con đường truông trước nhà, ông chủ nhà nọ nảy ra ý hay, bèn vẹt hàng rào, che chắn thành cái lùm.
Mỗi đêm hễ nghe tiếng heo bò kêu là ông cầm gậy, ra đứng núp trong lùm. Quả nhiên lát sau dân làng nổi phèng la chiêng mõ đánh đuổi, cọp tha mồi tháo chạy về núi theo đường độc đạo.
Đến trước nhà, ông kia nhảy từ trong lùm ra vung gậy quất đánh rầm vào bụi ngay trên đầu cọp. Cọp dù bạo dạn đến mấy vẫn hoảng hồn, nhảy phóng đi thoát thân, nhả bỏ con mồi.
Ông kia ung dung kéo con mồi vào thịt. Nếu dân làng rượt đến kịp thì ông chia lại, không thì ông xẻ thịt xem như chiến lợi phẩm.
Tuy nhiên, trò tranh mồi trót lọt chỉ vài lần. Đêm nọ, cọp xuống núi hai con. Một con xuống làng lùng bắt heo bò, còn một con ngồi ngay trước cửa nhà ông kia.
Ông nghe tiếng heo kêu dưới làng, quen thói cầm gậy mở cửa bước ra, lập tức con cọp đang rình chụp ngay tay cầm gậy kéo giật.
Ông này níu một tay còn lại vào cánh cửa, miệng la làng. Cứ thế cọp kéo người, người kéo cửa, được mấy hơi thì cánh cửa bật tung, cánh tay ông kia cũng tuột hết da, sái bả vai.
Đến khi những người đuổi cọp lên đến nơi thì phát hiện ra ông vừa được cọp... thả. Từ đó, ông không bao giờ dám bạo gan hù cọp giành mồi nữa.
Ông già đánh cọp ba chân
Dạo nọ có một con cọp thọt chân về làng. Người có kinh nghiệm sơn tràng nhìn dấu chân biết ngay là con cọp "thành tinh" đã từng thoát bẫy, một chân bị thọt.
Mỗi tối cọp về làng bắt heo, bò. Dân ở gần núi thường làm nhà có hàng rào, hễ hàng rào nhà nào nghiêng ra phía đường thì cọp kê vai lấn ngã rẹp vào phía trong, dân gọi là "ông dựa". Ông dựa táo tợn đến mức về trú luôn trong đám mía.
Không thể để cọp hoành hành mãi, làng họp bàn cách đối phó. Phương án đề ra là dùng rơm bao quanh đám mía đốt đuổi cọp. Sáng ngày hẹn, trai tráng trong làng đem gậy gộc, mác lưỡi dài bằng cánh tay người, rơm, lửa ra đám mía.
Sau khi dàn quân, phủ rơm chuẩn bị nổi lửa thì ông già chỉ huy bỗng kêu: "Ấy khoan, chờ chút...". Xong rồi, ông cắp cây mác đi. Đám trai tráng ngồi châm thuốc hút chờ ông ra lại rồi nổi lửa.
Nhưng chờ mãi, chờ mãi, muộn rồi vẫn chưa thấy ông già trở lại. Một người nóng ruột: "Anh em ngồi đây, để tui chạy về coi thử", rồi chạy đi. Bỗng mọi người nghe tiếng anh ta kêu thất thanh và chạy ngược lại.
Mọi người vùng đứng dậy chạy đến. Qua khỏi chỗ quanh thì thấy một vùng trời đất mịt mù. Mọi người đoán ông già chỉ huy gặp nạn, gọi nhau về làng lấy quạt nong ra xua bụi.
Khi các mẹ các chị cùng cánh thanh niên huy động mấy chục chiếc quạt nong quạt cật lực cho đám bụi tản dần thì mọi người ồ lên. Trong đám bụi là "ông dựa" ba chân.
Cọp bị lưỡi mác đâm lút xuyên ngang cổ, dưới đất một vũng máu đang đặc dần, hai chân sau bới đất ào ào. Và kìa, một người hai tay hai chân bấu sát vào bụng cọp.
Lập tức dân làng xông vào. Đến khi ông dựa ngã xuống, dân làng gỡ ra, ông già chỉ huy nửa như thất thần nửa như ngất xỉu, hai lỗ mũi và hai lỗ tai đều bị đất bụi nút chặt. Mọi người hô hấp nhân tạo, cạy hết đất bụi trong mũi và tai, rửa mặt và cho uống nước. Dần dần ông tỉnh lại.
Câu đầu tiên ai cũng hỏi: Lúc chuẩn bị đốt lửa vây quanh đám mía, tại sao ông lại về nhà, ông quên cái gì? Ông già bảo: Tui có để quên gì đâu, không hiểu sao thấy bứt rứt, muốn về nhà. Ai ngờ khi vừa cầm cây mác đi qua chỗ khuất, bỗng từ trong bụi ông dựa vọt ra.
Vốn là tay giỏi võ và có kinh nghiệm đánh cọp, ông già xuống tấn, đốc mác đâm ngay vào cổ. Nhưng ông dựa quả hung mạnh, ông dùng chân trước chụp cán mác, hai chân sau đạp mạnh giãy dụa liên hồi. Ông già trụ tấn giữ cây mác, thừa lúc cọp sơ hở, bỏ mác lòn vô bụng, vòng tay bấu lên lưng, ôm cứng, quyết không thả.
Người ta bảo cọp là loài có tánh linh, có khả năng xúi giục bằng năng lượng ám thị, điều đó giải thích việc ông già bồn chồn chạy đi... gặp "ông dựa". Và đeo cứng dưới bụng cọp để bảo vệ mình quả là một chiêu thức không tiền khoáng hậu của giới đánh cọp.
'Bảo mẫu' của đàn hổ lớn nhất Việt NamTTO - Đang chơi đùa, thấy người lạ, bầy hổ lông vằn lực lưỡng liền gầm gừ, 'mắt hình viên đạn' như cảnh báo kẻ xâm phạm lãnh địa. Ấy vậy mà nhân viên chăm sóc tới, chúng lập tức dịu dàng, cọ đầu vào cửa sắt đợi 'bảo mẫu'... xoa đầu như em bé.
Từ khóa » Chuyện Cọp Thành Tinh
-
Hai Con Cọp Tinh ở Hoành Sơn - Truyện Cổ Nhà Phật
-
Một Mình Truy Sát Cọp Chúa Thành Tinh Giữa Rừng Già - Infonet
-
Một Mình Truy Lùng, Vật Ngã Cọp Thành Tinh - Báo Công Lý
-
Chuyện Kinh Dị Chưa Từng Tiết Lộ Về Thần Hổ Xám Khổng Lồ ăn Thịt ...
-
Một Mình Truy Sát Cọp Chúa Thành Tinh Giữa Rừng Già - YouTube
-
Nghe Cụ ông Kể Chuyện Săn "chúa Sơn Lâm" - Báo Người Lao động
-
Hùm Xám – Wikipedia Tiếng Việt
-
Chuyện ở Rừng Chim Thú: Trận Chiến Với Lợn Thành Tinh
-
Ngày Xuân Nói Chuyện Cọp Khánh Hòa
-
Hổ Trành – Ma Cọp - Báo Thanh Hóa
-
Kể Chuyện Cọp ở Miền Tây - Báo Cần Thơ Online
-
Kỳ 2: Khắc Tinh Của "Chúa Sơn Lâm" | Con Người Và Thiên Nhiên
-
Hình Tượng Con Hổ Trong Văn Hóa/Trong Tín Ngưỡng/Ghê Sợ Và Bài Trừ
-
Năm Dần Nói Chuyện Cọp - Báo Long An Online