Kỳ 2: Khắc Tinh Của "Chúa Sơn Lâm" | Con Người Và Thiên Nhiên
Có thể bạn quan tâm
Sau lần nài nỉ thống thiết, tôi được hai thợ săn chuyên nghiệp cho tham gia chuyến săn rừng ven biên giới. Nhưng không may, ba đêm luồn rừng, Sam Bôth vẫn lắc đầu vì không thấy dấu vết của khla. Giữa rừng già, tôi ngồi nghe câu chuyện về những chuyến săn của họ.
Sam (Sầm Bót) là một ông già trầm lặng, sinh ra và lớn lên ở tỉnh Munđôn Kiry phía Bắc Campuchia. Ông có gương mặt xương xẩu trông đến khắc khổ.
Mấy lần tôi gợi chuyện với Sầm Bót nhưng ông tỏ ra xa cách. Kim Kiry, một tay săn cọp chuyên nghiệp cùng đi với Sầm Bót, nói Ta Bôth (ông Bót) là angka (ông lớn) trong lính Pôn Pốt đấy. Nhưng pr’o pun coat Bôth (vợ của ông Bót – PV) bị một angka giết chết. Ta Bót giết ông ấy rồi bỏ vô rừng.
Người bắt mùi cọp Mặc cho Kiry kể lể, Sầm Bót cứ lặng lẽ rót rượu và uống từng ngụm lớn. Khi rượu đã ngấm, Sầm Bót tỏ ra thân thiện: “Từ biên giới Lào xuống biên giới Thái Lan, tao đi cả. Tao giết nhiều, trời bắt đi nhiều” – “Nhưng làm sao Ta Bót biết rừng nào có cọp?” – “Tao đi, tao biết. Khla (ông cọp) có mùi mà”. – Sầm Bót nói.
“Khla có mùi thật mà. Đêm, khla không ngủ, khla đi. Mùi khla vướng lại lá cây, mùi khla đọng lại trong sương. Sáng ra, rừng có khla nặng mùi lắm. Nghe là biết”.
Kim Kiry nói: “Ta Bôth chẳng những có thể đánh hơi được khu rừng nào có cọp mà còn có thể biết được khu rừng đó có cọp già hay trẻ, cọp đực hay cọp cái.
Nhờ rượu, tôi và Bót trở thành thân thiết. Ông kể tôi nghe bao nhiêu chuyện về khla. Ông nói, khla trẻ có mùi thơm, nghe hơi sương là biết.
Khla cái có mùi rất khác lạ và tiếng kêu như mèo động đực để dụ khla đực. Khi cọp cái có mang thì không cho cọp đực ở gần. Nên cánh rừng nào chỉ có cọp cái mà không nghe mùi cọp đực là biết cọp cái đang có mang, không được bắn.
Mỗi lần cọp cái đẻ từ một đến năm con. Cọp con sau nửa năm thì rời ổ theo mẹ kiếm mồi. Chừng ba tuổi thì cọp mẹ không cho theo, cọp con bắt đầu kiếm ăn riêng.
Cọp con được bốn tuổi thì bắt đầu động đực Sầm Bót còn cho biết khla già ăn thịt ươn (thối), còn khla trẻ thì ăn thịt tươi, đói lắm khla già mới ăn mồi tươi. Đó là do khla già nhường mồi tươi cho khla trẻ.
Vì vậy khu rừng có khla già thì phải nhử bằng thịt ươn. Ông nói thêm: “Khla trẻ được huấn luyện ăn thịt tươi từ bé. Cọp mẹ đi săn được mồi lập tức mang về cho con, sau đó cọp mẹ mới tự đi kiếm ăn. Khi cọp mẹ đủ mồi mà còn bắt được mồi thì cọp mẹ không làm chết con mồi mà đem về cho cọp con tập săn mồi”.
Từ điển sống về khla Sầm Bót nói, nanh khla rất khỏe, ngoạm một cái là làm gãy xương chân một con nai già, vồ một cái là làm chết một con mễnh, một khla già nặng tới 250 ký. Nhưng khla không bao giờ giết voi hay heo rừng.
Đừng coi thường đuôi khla, đuôi khla rất khỏe, cứng như sắt, chẳng khác gì cây roi. Một lần ông nhìn thấy một khla quật đuôi giết chết ngay một con sao la chừng 50 ký.
Có thể nói Sầm Bót là một từ điển sống về cọp. Điều lạ là Sầm Bót tin có chuyện cọp trả thù. Ông nói, vì sợ cọp trả thù mà ông không bao giờ đặt bẫy hay bắn cọp.
Nhưng Sầm Bót chỉ điểm cho Kim Kiry và những thợ săn. Và cũng vì vậy mà ông cũng lại là khắc tinh của chúa sơn lâm. Nếu gặp nhau từ nơi khác, chắc chắn tôi sẽ không tin Kim Kiry là tay chuyên săn cọp.
Kim Kiry nhỏ người, có vẻ thư sinh, cha anh người Tiều, mẹ Khmer và thuộc dòng dõi hoàng tộc. Kim Kiry kể: Gia đình anh sống tận Tônglê Sáp (Biển Hồ) nhưng loạn lạc, cả gia đình chạy đến nửa đường từ Biển Hồ về Siêm Riệt thì định cư lại ở đó. Lúc đó rừng Xiêm Riệt rất nhiều cọp, anh thường theo cha vào rừng săn cọp và trở thành thợ săn.
Kim Kiry nói, đọc viết được cả tiếng Việt và nói được cả tiếng Thái và Lào. Kim Kiry kể tôi nhiều chuyện tréo ngoe, hiểu lầm chết người do bất đồng ngôn ngữ.
Một lần, người bạn anh bị ong vò vẽ đánh, anh bảo người bạn vào nhà đồng bào xin mật ong thoa cho khỏi sưng. Lẽ ra phải hỏi xin tức khum là mật ong, người này lại nói tức khmâm là nước con gái.
Mạng sống treo trên cò súng
Kiry nói, một cánh thợ săn cọp phải có một người như Bót, bết đánh hơi khla để tính cách bắt. Nhưng cũng tùy yêu cầu khách hàng mà bắt cọp sống hay chết.
Nếu cọp nhỏ, muốn bắt cọp sống thì phải gài bẫy vòng, còn gọi là bẫy đạp. Đó là một cần bẫy bằng cây rừng, cột một đoạn dây luồn trong ống tre để khi cọp dính vòng không cắn được dây. Trên đoạn ống tre treo mồi nhử bằng thịt tươi, bên dưới đoạn ống tre thắt vòng đặt trên một bàn bẫy. Bên cạnh bẫy được đào một cái hố có ngụy trang bằng dây rừng để khi cọp dính bẫy rớt vào hố, không thể vùng vẫy.
Với cọp già thì phải cài bằng bẫy miệng cọp. Đó là tám đoạn sắt, đầu mỗi đoạn có khoan lỗ, kết thành hai khung vuông để làm một chiếc hàm cọp phía ngoài hàn những thanh sắt cong vào như nanh cọp. Khi gài bẫy, một khung sắt đóng chặt xuống đất, khung sắt còn lại một đắu dính vào khung thứ nhất và có ngàm.
Kiry kể những chuyện ghê rợn, nhiều con cọp mắc bẫy vòng đã cắn bỏ cái chân để thoát bẫy. Một lần Kiry gặp xác một khla hơn 200 ký nằm cạnh xác hai thợ săn.
Cách đó không xa, gần một lán trại mục nát là xác một thợ săn khác bị đập vỡ sọ. Sau khi săn được khla, nhóm này cử một người về lán trại lấy cơm.
Khi người lấy cơm trở lại thì bị hai người kia đập chết, hai người còn lại sau ăn cơm cũng chết theo vì trong cơm có độc. Tôi hỏi: Vậy Kiry được bộ xương khla đó. Kiry nói: Không, Kiry chôn xác ba người vào một chỗ rồi đem xác khla vào chùa.
Sinh nghề tử nghiệp Là người có chữ nghĩa và có đời sống nội tâm, Kiry kể về tâm trạng đi săn như lời sám hối. Kiry nói, trời bắt Kiry phải mưu sinh bằng nghề phá sơn lâm chứ Kiry không muốn vậy.
Một lần, đang đi săn ở Munđôn Miên chay, Ta Bót cho hay có khla lớn trong rừng. Kily và một người nữa vào rừng. Ban đêm soi đến, mắt khla già sáng lắm.
Bạn Kiry nổ súng nhưng khla không chết mà lao tới. Đêm rừng già tối lắm, Kiry chỉ nghe một tiếng rên nghẹt giọng. Khla đã giết chết bạn Kiry trong chớp mắt. Kiry nổ súng nhưng khla vẫn không chết và lao tới chỗ Kiry. Kiry nổ phát súng thứ hai, khla ngã xuống trước mặt Kiry chỉ vài bước.
Sau lần đó, Kiry bỏ đi săn, vào chùa của một người Lào ở ven rừng Munđôn Kiry. Trước đó, Kiry tên là Kim Pich Ngan, Kiry đổi tên từ sau khi vào chùa này, định bỏ hẳn nghề săn.
Nhưng rồi Ta Bót biết Kiry sáng rừng, Ta Bót rủ Kiry lại đi săn. Cặp bài trùng này cùng nhau dẫm nát các cánh rừng từ Tây Nam đến Đông Bắc Campuchia. Thậm chí có lúc còn săn hàng ngay trên đất Việt.
Trong một chuyến vượt rừng, Kiry mang theo xác một con cọp nặng 120 ký từ Chưbon Rây thuộc tỉnh Dăk Lăk sang Lào, về Svay Riêng của Campuchia và đưa sang Suối Ngô của Tây Ninh. Đó là một cuộc hành trình xuyên rừng, qua ba lần vượt biên giới để qua bốn nước.
(Còn tiếp)
Bài liên quan:
- Chuyển nhượng carbon rừng: Thách thức và khuyến nghị
- Bẫy thú – Loại sát thủ động vật hoang dã quý hiếm
- Vùng biển Ấn Độ – Sri Lanka trở thành điểm nóng buôn lậu hải sâm
- Đảng sâm: Dễ trồng, giá trị cao
- Quyền carbon trong phát triển sạch
- Quảng Nam: Trồng dược liệu quý – sinh kế bền vững từ rừng
- Suy thoái tài nguyên rừng trên thế giới – Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp
- Tín chỉ carbon rừng: Tiềm năng và cơ hội cho Việt Nam
- Bài 1: Bẫy thú từ chợ ảo đến đời thực
Từ khóa » Chuyện Cọp Thành Tinh
-
Hai Con Cọp Tinh ở Hoành Sơn - Truyện Cổ Nhà Phật
-
Một Mình Truy Sát Cọp Chúa Thành Tinh Giữa Rừng Già - Infonet
-
Một Mình Truy Lùng, Vật Ngã Cọp Thành Tinh - Báo Công Lý
-
Chuyện Kinh Dị Chưa Từng Tiết Lộ Về Thần Hổ Xám Khổng Lồ ăn Thịt ...
-
Một Mình Truy Sát Cọp Chúa Thành Tinh Giữa Rừng Già - YouTube
-
Nghe Cụ ông Kể Chuyện Săn "chúa Sơn Lâm" - Báo Người Lao động
-
Cha Kể Chuyện Cọp - Tuổi Trẻ Online
-
Hùm Xám – Wikipedia Tiếng Việt
-
Chuyện ở Rừng Chim Thú: Trận Chiến Với Lợn Thành Tinh
-
Ngày Xuân Nói Chuyện Cọp Khánh Hòa
-
Hổ Trành – Ma Cọp - Báo Thanh Hóa
-
Kể Chuyện Cọp ở Miền Tây - Báo Cần Thơ Online
-
Hình Tượng Con Hổ Trong Văn Hóa/Trong Tín Ngưỡng/Ghê Sợ Và Bài Trừ
-
Năm Dần Nói Chuyện Cọp - Báo Long An Online