Hình Tượng Con Hổ Trong Văn Hóa/Trong Tín Ngưỡng/Ghê Sợ Và Bài Trừ
Có thể bạn quan tâm
- Sách
- Thảo luận
- Đọc
- Sửa đổi
- Xem lịch sử
- Đọc
- Sửa đổi
- Xem lịch sử
- Các liên kết đến đây
- Thay đổi liên quan
- Tải lên tập tin
- Trang đặc biệt
- Liên kết thường trực
- Thông tin trang
- Chú thích trang sách này
- Lấy URL ngắn gọn
- Tải mã QR
- Tạo một quyển sách
- Tải dưới dạng PDF
- Tải về bản in
Bên cạnh những ý niệm ngưỡng mộ dành cho hổ thì trong dân gian nhiều nước vẫn tồn tại luồng ý niệm sợ hãi, nỗi khiếp sợ, sự khinh ghét và ý muốn chế phục loài hổ, xuất phát từ nỗi khiếp sợ về sự phá hoại của con hổ đối với con người như là loài vật ăn thịt có bản tính ác độc, hổ hay ăn thịt người, vồ người gây kinh hoàng và gieo rắc tại vạ cho người dân[1] hoặc hoành hoành ăn thịt, giết hại gia súc, vật nuôi của con người, gieo rắc nhiều tai ương cho con người[2][3] do đó người ta sẵn sàng triệt hạ loài hổ.[4][5] Ngoài ra những giá trị, lợi ích kinh tế từ hổ và các sản phẩm từ hổ như: cao hổ cốt, bộ da hổ, pín hổ, móng, vuốt hổ đã khiến nhiều người nhìn nhận hổ như là một đối tượng kinh doanh, săn bắt, nuôi nhốt.[6]
Nhiều người vẫn coi hổ là thú dữ, là kẻ thù của con người với truyền thuyết hổ thành tinh, là những con hổ to, thích ăn thịt người, tinh khôn biết cách tránh được các loại bẫy của con người. Nhiều con hổ được dân gian cho là đã thành tinh tức chỉ về những con hổ tinh không thoát khỏi các loại bẫy, những đoàn thợ săn phục kích hổ do loài này vốn rất tinh ranh, nó đi được một đoạn lại dừng bước, ngoái nhìn ra phía sau, do vậy để theo dõi mà không bị nó phát hiện không phải là điều dễ dàng, hổ cái mũi rất thính và loài hổ rất thính hơi, nó có thể phân biệt được mùi của voi, gấu, nai và cả hơi người, chúng đi nhẹ như con chuột chạy và không để con người biết được dấu vết đi lại trong rừng. Cũng có quan niệm cho rằng những con hổ chúa đã thành tinh còn là hóa thân của những vong hồn cọp đã bị giết trước đó trở về báo thù dân làng[7][8][9] Người Việt Nam còn có quan điểm rằng hay tín ngưỡng rằng những con mãnh thú quá hung hãn, mạnh khỏe khác thường là đã thành tinh, đã có linh hồn, trong đó hổ là loài vật nguy hiểm nhất, những con cọp ba chân cũng là hình tượng thường xuất hiện trong các giai thoại mãnh thú thành tinh lúc xa xưa[10] đặc biệt là những con hổ trắng khi đã ăn thịt người thì sẽ hung hãn và hung tợn hơn bất cứ loài thú nào.[11]
Trong một dị bản phụ lục Lĩnh Nam Chích Quái, có truyện Trành hay Ma trành là quỷ hiển linh về thần hổ đời Lê Mạt có tính cách mê tín. Trành là linh hồn người bị hổ ăn thịt biến thành tinh của hổ, thường dẫn đường cho hổ đi bắt người, khi có dịp lại hiện ra thành hình người. Thần hổ có nơi gọi là ma khái, hoặc hùm tinh. Ở Trung Quốc có thành ngữ chữ Hán vị hổ tác trành nghĩa là làm ma cho cọp ngoài ra trong niềm tin của một số dân tộc Miền Núi, có chuyện hổ biết nghe tiếng sáo Nhà văn Sơn Nam trích dẫn việc người dân Nam Bộ không những không sợ, mà có khi còn tỏ ra thân thiện qua tác phẩm Gia Định thành thông Chí của Trịnh Hoài Đức theo đó thì thái độ người dân đối với hổ vừa vừa kính nể, coi như vị thần nhưng cũng coi thường. Tuyệt đẹp, hung hãn, mau lẹ, sự quyến rũ và nỗi khiếp sợ với việc luôn sẵn sàng bất ngờ tiến công và xé nát con mồi, đó là bản chất loài mèo hùng mạnh này thể hiện một tổng thể các lực đẩy của bản năng vừa trá hơn vừa hung dữ hơn chó hoang và đặc biệt hổ lại có sức quyến rũ vì nó to lớn và hùng mạnh, dẫu rằng nó không có được oai vệ của sư tử. Bởi nó là một bạo chúa nham hiểm, không biết tha thứ.[12] Mười tám thôn vườn trầu ở Hóc Môn ngày xưa, còn gọi là Thập bát phù viên cũng được lưu truyền bởi câu chuyện đặc biệt là loài cọp tinh vì vậy, trong dân gian thường truyền miệng câu "Hung dữ như cọp vườn trầu"[13] Một truyền thuyết dân gian Hàn Quốc về bầy hổ dữ kể về thời xưa ở đảo Jindo thường xuyên bị hổ dữ quấy phá chúng vào làng, ăn thịt những người dân địa phương, tất cả dân làng quyết định bỏ chạy, di cư sang đảo Modo sinh sống.[14]
Theo quan niệm khác thì khi Hổ xuất hiện trong giấc mơ khiến người ta lo sợ khi thức dậy. Sự xuất hiện đó khơi lại các nỗi khiếp sợ của con người khi con ác thú đến gần và thường là điểm chẳng lành.[15] Trong tác phẩm Tam Quốc diễn nghĩa Hồi thứ 60, La Quán Trung có kể về chuyện viên tướng Mã Siêu ở Tây Lương đêm nằm mơ thấy một đàn hổ xé xác mình giữa trời tuyết, khi anh chàng này giật mình tỉnh giấc và kể lại câu chuyện cho Bàng Đức, ông này đã khẳng định đó là điểm chẳng lành, đúng lúc đó thì Mã Đại trở về cấp báo việc Mã Đằng, cha của Mã Siêu bị Tào Tháo giết hại cùng với hai người anh em là Mã Hưu và Mã Thiết. Người Mông ở Việt Nam có tục xếp 9 lớp đá đè lên ngôi mộ của người đã khuất, bởi họ sợ con ma sẽ hóa thành hổ dữ, bắt hết người thân, trâu bò, lợn gà của bản. Bắt đầu từ một điềm của một người thanh niên bị chết, một con hổ lớn xuất hiện ngay trước cửa, con hổ chỉ nhìn mọi người gầm gừ chứ không tấn công. Sau con hổ đi mất. Tuy nhiên, buổi sáng ngủ dậy, mọi người thấy trong nhà gà lợn đã bị con hổ bắt sạch, không còn một mống, và sau này cứ hễ có ai nhắc đến cái tên anh thanh niên quá cố thì con hổ lại xuất hiện, phá hết nương rẫy, bắt sạch lợn gà, trâu bò. Nó còn mò sang tận các gia đình bên các xã khác mỗi khi được gọi tên, khiến ai cũng hoảng sợ, cử một cụ trưởng bản ngồi nói chuyện với con hổ, cầu xin nó đừng tàn phá làng bản.[16]
Chú thích- ▲ “Bàng hoàng hổ xuống núi 'vồ dân'”. 24h. {{{publisher}}}. Truy cập ngày 7 tháng 10 năm 2013.
- ▲ “Năm con Hổ tản mạn về… ông Ba mươi”. Báo Gia Lai. {{{publisher}}}. Truy cập ngày 7 tháng 10 năm 2013.
- ▲ “Huyền thoại vua săn hổ núi rừng Tây Bắc”. 24h. {{{publisher}}}. Truy cập ngày 7 tháng 10 năm 2013.
- ▲ “Xem bẫy hổ”. 24h. {{{publisher}}}. Truy cập ngày 7 tháng 10 năm 2013.
- ▲ Chuyện thú vị về lễ hội bắt hổ ở thung lũng Lòn Bon - Phóng sự - Khám phá - VTC News
- ▲ Lời cảnh báo từ cái chết của tê giác
- ▲ Chú thích có lỗi Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên hcm.24h.com.vn; $2
- ▲ “Bí ẩn nơi yên nghỉ của những người bị hổ vồ”. VTC News. {{{publisher}}}. Truy cập ngày 7 tháng 10 năm 2013.
- ▲ “SGGP Online”. '. Truy cập 3 tháng 6 năm 2014.
- ▲ Bí mật sau chiếc sọ cọp cái ba chân ở chùa Diêu Quang | Phật giáo và đời sống
- ▲ Đặc biệt trên báo in ngày 01.11.2013 | Đời sống | Thanh Niên Online
- ▲ Chú thích có lỗi Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Con hổ trong văn hóa thế giới; $2
- ▲ Tuyệt kỹ phái võ "hổ trảo" vang danh khắp thiên hạ
- ▲ Giải mã bí ẩn bỗng dưng "biển tách làm đôi" ở Hàn Quốc
- ▲ Tạp chí văn hóa nghệ thuật
- ▲ Lời đồn người chết hóa hổ và mộ 9 tầng đá ở Sơn La
- Trang có lỗi chú thích
- Hình tượng con hổ trong văn hóa
Từ khóa » Chuyện Cọp Thành Tinh
-
Hai Con Cọp Tinh ở Hoành Sơn - Truyện Cổ Nhà Phật
-
Một Mình Truy Sát Cọp Chúa Thành Tinh Giữa Rừng Già - Infonet
-
Một Mình Truy Lùng, Vật Ngã Cọp Thành Tinh - Báo Công Lý
-
Chuyện Kinh Dị Chưa Từng Tiết Lộ Về Thần Hổ Xám Khổng Lồ ăn Thịt ...
-
Một Mình Truy Sát Cọp Chúa Thành Tinh Giữa Rừng Già - YouTube
-
Nghe Cụ ông Kể Chuyện Săn "chúa Sơn Lâm" - Báo Người Lao động
-
Cha Kể Chuyện Cọp - Tuổi Trẻ Online
-
Hùm Xám – Wikipedia Tiếng Việt
-
Chuyện ở Rừng Chim Thú: Trận Chiến Với Lợn Thành Tinh
-
Ngày Xuân Nói Chuyện Cọp Khánh Hòa
-
Hổ Trành – Ma Cọp - Báo Thanh Hóa
-
Kể Chuyện Cọp ở Miền Tây - Báo Cần Thơ Online
-
Kỳ 2: Khắc Tinh Của "Chúa Sơn Lâm" | Con Người Và Thiên Nhiên
-
Năm Dần Nói Chuyện Cọp - Báo Long An Online