Chăm Sóc Giấc Ngủ Của Bé
Có thể bạn quan tâm
Video
Xem thêm tinBệnh viện TWQĐ 108 khám bệnh, tri ân tại tỉnh Tuyên Quang
04/12/2024 Chi tiếtThiếu tướng GS.TS Lê Hữu Song - Viện trưởng Viện NCKHYDLS 108 chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
20/11/2024 Chiều ngày 19/11, Viện NCKHYDLS 108, Bệnh viện TWQĐ 108 tổ chức Lễ Kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam. Thay mặt Thường vụ, Đảng uỷ, lãnh đạo Viện NCKHYDLS 108, Thiếu tướng GS.TS Lê Hữu Song - Viện trưởng Viện NCKHYDLS 108, Giám đốc Bệnh viện đã phát biểu chúc mừng, tri ân quý Thầy cô; đề ra các mục tiêu cụ thể cho đội ngũ giảng viên và phương hướng hoạt động năm 2025. Trân trọng kính mời quý vị xem video phát biểu chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 của Thiếu tướng GS.TS Lê Hữu Song dưới đây: Chi tiếtBệnh đái tháo đường có xu hướng trẻ
14/11/2024 Chi tiếtPhẫu thuật thay khớp nhân đạo tại Bệnh viện TWQĐ 108
11/11/2024 Chi tiết Trang chủ | Y Học Sức Khỏe Chăm sóc giấc ngủ của bé 03:01 PM 27/04/2018 Giấc ngủ cũng đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của bé. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần ngủ nhiều để bảo toàn năng lượng để tăng trưởng và tiếp tục PHÁT TRIỂN NÃO (trẻ bú mẹ tiếp tục phát triển não đến 2 tuổi). Việc tập cho bé một thói quen tốt, ăn ngủ đúng giờ là điều rất quan trọng cho cả mẹ và bé. Cần hiểu trẻ ngủ như thế nào Trẻ sơ sinh gần như ngủ suốt ngày đêm, chỉ thức dậy để bú (khoảng 2 đến 3 giờ bú một lần). Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể tích dạ dày nhỏ nên mau đói, vì vậy phải thức dậy sau vài giờ để bú. Do cũng chưa phân biệt được ngày đêm nên có những bé sẽ ngủ suốt vào ban ngày và thức giấc nhiều hơn vào ban đêm. Các giai đoạn của một giấc ngủ Có 2 loại giấc ngủ: Giấc ngủ nhanh (REM - rapid eye movement: cử động mắt nhanh) Đây là giấc ngủ nông, trẻ sẽ nằm mơ và mắt sẽ cử động nhanh theo chiều trước sau. Mặc dù trẻ nhỏ ngủ khoảng 16 giờ mỗi ngày, nhưng khoảng phân nửa thời gian là giấc ngủ REM. Đây là giai đoạn ngủ mà NÃO PHÁT TRIỂN, còn gọi là 'ngủ động' (active sleep): khi ngủ mơ và đôi khi có nhiều cữ động hoặc biểu cảm trên mặt và cơ thể. Giấc ngủ chậm (Non-REM - Non- rapid eye movement: không cử động mắt nhanh). Có 4 giai đoạn: • Giai đoạn 1: buồn ngủ - mí mắt sụp xuống hay có thể chớp liên tục, ngủ gà ngủ gật. • Giai đoạn 2: ngủ lơ mơ – trẻ có thể vẫn cử động, giật mình, vặn mình, kêu “è è” • Giai đoạn 3: ngủ sâu – trẻ im lặng và không cử động • Giai đoạn 4: ngủ rất sâu - trẻ im lặng và không cử động Giấc ngủ của bé sẽ diễn tiến theo chu kỳ, bắt đầu tuần tự từ giai đoạn 1, sau đó chuyển sang giai đoạn 2, giai đoạn 3, giai đoạn 4, rồi quay lại giai đoạn 2, rồi chuyển sang ngủ REM. Trong một giấc ngủ có thể có vài chu kỳ ngủ, trong vài tháng đầu, trẻ có thể thức giấc khi chuyển từ ngủ sâu sang ngủ lơ mơ và có thể khó ngủ trở lại. Do đó, mỗi giấc ngủ của trẻ sơ sinh có khoảng 60% thời gian của giấc ngủ là ở trạng thái 'ngủ động' (trẻ vặn mình, thay đổi tư thế, uốn éo, nhăn mặt, khóc nhưng vẫn ngủ). Tương ứng với mức độ trưởng thành của não (> 5 tuổi), tỉ lệ 'ngủ động' trong giấc ngủ sẽ giảm dần còn khoảng 20% thời gian của giấc ngủ, và 80% là ngủ yên. Cha mẹ nên tập thói quen ngủ ngoan cho bé Ngay từ sáu tuần tuổi, bé đã có thể học cách ngủ ngoan. Trong độ tuổi này, có vài cách rất hiệu quả để giúp bé ngủ ngon Nhận biết dấu hiệu cho thấy bé buồn ngủ Trong sáu đến tám tuần đầu sau sinh, bé không thể thức lâu hơn hai giờ liên tục. Nếu bạn để bé thức lâu hơn hai giờ, bé sẽ quá mệt mỏi và lại trở nên khó ngủ. Vì vậy, bạn nên nhận biết những dấu hiệu buồn ngủ của bé như chớp mắt liên tục, lim dim, kéo tai, ngáp hay quầng dưới mắt thâm lại. Bạn đừng lo, bạn sẽ mau chóng có giác quan thứ sáu nhận ra con mình đang buồn ngủ. Nếu bạn nhận thấy bé buồn ngủ thì nên đặt bé vào nôi hay giường. Dạy bé phân biệt giữa ngày và đêm Vài bé sơ sinh có thói quen thức đêm ngay từ trong bụng mẹ biểu hiện khi bé quẫy đạp trong bụng mẹ nhiều hơn vào ban đêm. Khi chào đời, bé cũng vẫn duy trì thói quen này và làm mẹ mệt mỏi vì không chịu ngủ khi mẹ đã ríu mắt rồi. Trong vài ngày đầu sau sinh, bạn không thể thay đổi bé ngay được mà chỉ có thể bắt đầu dạy bé khi bé đã được hai tuần tuổi. • Ban ngày, khi bé còn thức: o Chơi với bé càng nhiều càng tốt. o Nói chuyện và hát cho bé nghe khi cho bú các cữ ban ngày. o Đảm bảo phòng ngủ nhiều ánh sáng vào ban ngày. o Không cần “cắt đứt” mọi tiếng ồn thông thường vào ban ngày o Nếu đang bú mà bé thiu thiu ngủ thì nhẹ nhàng đánh thức bé dậy. • Ban đêm: o Giữ yên lặng và nói khẽ khi cho bé bú cữ đêm. o Giữ phòng tối (có thể để đèn ngủ ánh sáng dịu) và yên tĩnh, không trò chuyện nhiều. o Cần phải dạy bé nhận biết ban đêm là lúc ngủ ngay từ khi bé được hai tuần tuổi, đừng để quá muộn. Dạy bé tự ngủ Khi bé đã được sáu đến tám tuần tuổi, bạn có thể bắt đầu dạy bé tự ngủ. Bạn nên đặt bé vào nôi hay xuống giường khi bé buồn ngủ nhưng vẫn còn thức. Cách bạn dỗ bé ngủ trong tám tuần đầu sau sinh rất quan trọng. Nếu bạn cho bé nằm võng hay nằm nôi lắc, đu đưa bé, bế rung bé khi trong tám tuần đầu thì bé sẽ quen và bé sẽ không thể ngủ nếu không được rung lắc, đu đưa như vậy. Vì vậy, nhiều chuyên gia khuyên không nên đung đưa bé, không cho bé ngậm núm vú giả để dỗ bé ngủ ngay từ sau sinh. Bạn sẽ thiết lập một “thủ tục” trước khi ngủ cho bé như hát ru, nghe nhạc nhẹ, vỗ nhẹ mông, gãi nhẹ đầu… nhưng cần nhớ rằng bạn sẽ phải làm “thủ tục” này mỗi đêm nên bạn cần chọn “thủ tục” nào vừa thích hợp với bé vừa “khả thi” đối với bạn. Bạn có thể bế bé đến khi bé thiu thiu ngủ rồi đặt bé xuống chứ không nên để bé ngủ trên tay mình rồi mới đặt xuống vì sẽ tạo nên thói quen xấu là phải được bế mới ngủ và bé sẽ thức dậy ngay khi bạn đặt bé xuống giường. Bé sơ sinh giống như tờ giấy trắng, bé sẽ là một em bé ngoan ngoãn, dễ ngủ nếu bạn không bỏ lỡ thời gian có thể dạy bé thói quen ngủ ngoan. Giấc ngủ của bé không chỉ quan trọng đối với sự phát triển của bản thân bé mà còn quan trọng với mẹ. Nếu bé quấy đêm nhiều quá thì bạn cũng sẽ thiếu ngủ và không đủ sức khỏe cũng như tinh thần để chăm sóc bé tốt được. Bạn hãy sáng suốt lựa chọn cách dỗ bé ngủ thích hợp để cả con và mẹ đều được ngủ ngon. BS. Nguyễn Tâm Long - Khoa Nhi - Bệnh viện TƯQĐ 108 (Nguồn: Tổng hợp) Chia sẻTin cùng chuyên mục
Tin cùng chuyên mục
Một số điều cần biết về kéo dài chân, nâng chiều cao
14:14 07/07/2019Chăm sóc người bị cảm cúm
13:46 21/12/2018Một số điều cần biết về bệnh Viêm tụy cấp
03:08 12/07/2018Từ khóa » Chu Kỳ Giấc Ngủ Của Trẻ
-
Giấc Ngủ Trẻ Sơ Sinh
-
6 Giai đoạn Phát Triển Giấc Ngủ Của Trẻ Từ 0 - 3 Tuổi
-
Bảng Thời Gian Ngủ Của Trẻ Sơ Sinh Theo Từng Tháng Tuổi | Vinmec
-
Mẹ đã Thật Sự Hiểu Về Chu Kỳ Ngủ Của Trẻ Sơ Sinh Và Cách Giúp Bé Tự ...
-
Giấc Ngủ Của Trẻ Sơ Sinh - Family Medical Practice
-
Chăm Sóc Giấc Ngủ Trẻ Sơ Sinh (Phần 1)
-
Thời Gian Ngủ Của Trẻ Sơ Sinh Mẹ Cần Biết | Hapacol
-
[PDF] HIỂU BIẾT VỀ GIẤC NGỦ - Karitane
-
Những điều Cần Biết Về Giấc Ngủ Của Trẻ Sơ Sinh - YouMed
-
Giấc Ngủ Của Trẻ Sơ Sinh: Mẹ Cần Làm Gì để Con Có Giấc Ngủ Ngon?
-
Thời Gian Ngủ Của Trẻ Sơ Sinh Qua Từng Giai đoạn | Medlatec
-
Hiểu Về Giấc Ngủ Của Trẻ Từ 6 – 12 Tháng Tuổi - Mabu Dinh Dưỡng
-
Bảng Thời Gian Ngủ Của Trẻ Sơ Sinh Theo Từng Tháng Tuổi - MarryBaby