Hiểu Về Giấc Ngủ Của Trẻ Từ 6 – 12 Tháng Tuổi - Mabu Dinh Dưỡng

Sau 6 tháng đầu đời, thì giấc ngủ của trẻ có nhiều thay đổi, bắt đầu kiểu hình giấc ngủ và chu kỳ giấc ngủ tiến dần lên giống với giấc ngủ của người lớn. Chu kỳ giấc ngủ của trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi Lúc này chu kỳ giấc ngủ của trẻ […]

Sau 6 tháng đầu đời, thì giấc ngủ của trẻ có nhiều thay đổi, bắt đầu kiểu hình giấc ngủ và chu kỳ giấc ngủ tiến dần lên giống với giấc ngủ của người lớn.

Chu kỳ giấc ngủ của trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi

Lúc này chu kỳ giấc ngủ của trẻ dài ra, khoảng 60-90 phút/chu kỳ ngủ và thời gian “ngủ động” cũng giảm nhiều, chỉ còn ¼ chu kỳ, thay vào đó thời gian ngủ sâu sẽ nhiều hơn (khoảng ¾ chu kỳ giấc ngủ).

Thời gian ngủ ban ngày của trẻ tỷ lệ nghịch với số tháng tuổi tăng tiến của trẻ. Số lần ngủ ngày của bé cũng giảm, chỉ khoảng 2 lần ngủ ban ngày, giấc ngắn hay dài phụ thuộc vào từng bé.

Nếu như 6 tháng đầu, trẻ ngủ khoảng 16-18 tiếng/ngày, thì giai đoạn 6-12 tháng tuổi, trẻ chỉ cần ngủ trung bình khoảng 14 tiếng/ngày.

Ngủ đúng cách giúp bé phát triển chiều cao

Đặc điểm giấc ngủ của trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi

Buổi tối trẻ sẽ có xu hướng ngủ qua đêm hơn và ngủ sâu nhiều hơn, trẻ cũng không còn thức dậy đòi ăn nhiều như trước vì lúc này cơ thể trẻ đã có thể duy trì nhu cầu dinh dưỡng tự thân suốt đêm 7-8 giờ, hoặc hơn.

Tuy nhiên, vì trong giai đoạn này, trẻ phát triển thêm nhiều kỹ năng mới, làm cho trẻ dễ thức về đêm thường xuyên hơn, đồng thời cũng khó đi vào giấc ngủ hơn khi đã thức dậy, bởi có thể kiểm soát hoạt động của cơ thể tốt hơn, cũng như dễ dàng di chuyển cơ thể hơn.

Trong giai đoạn, trẻ đã nhận thức được những vật thể xung quanh mình, đồng thời đã biết đến cảm giác lo lắng khi bị cách xa với những người thân thiết, chăm sóc trẻ, nhất là mẹ. Vì vậy khi giấc ngủ của trẻ bị gián đoạn về đêm, trẻ liền loay hoay tìm kiếm cho ra mẹ và ba, nếu không thấy sẽ la khóc để đòi bằng được ba mẹ phải xuất hiện bên trẻ. Khi thấy ba mẹ xuất hiện bên mình, vì sợ ba mẹ lại biến mất nên trẻ nhất định không chịu ngủ nữa. Đó cũng chính là trường hợp của những bé trước đó ngủ ngoan mà đến khoảng 8 tháng lại “trở chứng”.

Ba mẹ cần làm gì để bé 6-12 tháng tuổi có giấc ngủ ngon?

Khi bị rơi vào hoàn cảnh bé thức đêm không chịu ngủ khi tỉnh dậy thì thay vì việc cuống lên, thay nhau bế hãm trẻ thì ba mẹ ông bà cần cứ giả vờ tiếp tục ngủ, mặc kệ cho trẻ thức chơi để xác định cho trẻ biết đây là khoảng thời gian để ngủ, chứ không phải để dậy chơi. Trong trường hợp trẻ khóc la đòi, thì cứ bình tĩnh chờ một lúc trước khi nhẹ nhàng vỗ về trẻ để cho trẻ ngủ tiếp. Ba mẹ cứ yên tâm, vì theo thống kê thì đến 2/3 số trẻ thức giấc đêm có thể tự ngủ lại.

Để tránh rơi vào trường hợp phải “cú đêm” theo trẻ, thì ba mẹ cần phải tạo thói quen tốt cho trẻ, ba mẹ nên thiết lập và duy trì “lịch trình ngủ”, càng nhất quán càng tốt khi trẻ được 6 tháng tuổi.

Chẳng hạn như ba mẹ nên cho trẻ đoán nhận được dấu hiệu đặc trưng khi đến giờ đi ngủ như là trước khi đi ngủ là ba mẹ có thể cho bé đi tắm, rồi đọc sách truyện cho bé nghe, hay mở một bản nhạc quen thuộc, hay vặn nhỏ đèn và hát ru trẻ… Ba mẹ hãy duy trì, thực hiện những hoạt động này mỗi ngày và đúng chuẩn quy trình để hình thành thói quen cho bé, để rồi sau khi đã tạo lập được thói quen này là chỉ cần kích hoạt quy trình là trẻ nhận biết được đã đến giờ đi ngủ và tự chuẩn bị cho mình tâm lý ngủ ngon. Lưu ý, ba mẹ tránh đặt dấu hiệu bằng những hoạt động có tính kích thích cao như cho bé nghe nhạc dance, cho bé xem TV, ipad, nghịch điện thoại, hay chọc cười bé… vì những hành động này chỉ làm trẻ thêm tỉnh ngủ.

Với những trẻ bị gián đoạn giấc ngủ do quen ti mẹ, bú bình, hay ngâm ti giả… thì ba mẹ cần chủ động giúp trẻ cai các liên kết giấc ngủ này để trẻ có thể dần tự ngủ, ngủ ngon và không bị phụ thuộc nữa.

Từ khóa » Chu Kỳ Giấc Ngủ Của Trẻ