Chẩn đoán Suy Giáp Chuyển Hóa Trong Cơ Thể - Bệnh Viện Thu Cúc
Có thể bạn quan tâm
Suy giáp hay thiểu năng tuyến giáp hoặc nhược năng tuyến giáp, là tình trạng tuyến giáp không sản xuất đủ một vài loại hormone quan trọng cho cơ thể. Suy giáp gây rối loạn chuyển hóa trong cơ thể, kéo theo nhiều bệnh lý nguy hiểm, do đó chẩn đoán suy giáp càng sớm càng tốt.
Khi nồng độ của các hormone do tuyến giáp sản xuất như triiodothyronine (T3) và thyroxine (T4) giảm sút, cách cơ thể xử lý chất béo sẽ bị chịu tác động. Điều này có thể gây ra tình trạng nồng độ cholesterol cao, thúc đẩy sự phát triển của xơ vữa động mạch, dẫn tới nhiều bệnh lý về tim mạch nghiêm trọng, chẳng hạn như đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim. Suy giáp thường gặp ở phụ nữ lớn tuổi nên nhiều trường hợp được bác sĩ khuyên nên thực hiện xét nghiệm sàng lọc suy giáp trong quá trình khám sức khỏe hàng năm. Phụ nữ mang thai hoặc những người có dự định mang thai cũng nên thực hiện xét nghiệm suy giáp.
Nhìn chung bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán suy giáp khi người bệnh cảm thấy càng ngày càng mệt mỏi, da khô, táo bón và tăng cân hoặc đã từng có vấn đề ở tuyến giáp hoặc bị bướu cổ trước đây. Chẩn đoán suy giáp dựa trên các triệu chứng mà người bệnh gặp phải và kết quả của các xét nghiệm máu để đo lường nồng độ hormone kích thích tuyến giáp (TSH) và thyroxine (T4) trong máu. Nồng độ thyroxine xuống thấp trong khi nồng độ TSH tăng cao cho thấy người bệnh bị suy giáp. Nếu kết quả xét nghiệm là nồng độ TSH tăng nhưng nồng độ T4 ở mức bình thường cảnh báo người bệnh có nguy cơ bị suy giáp trong tương lai. Những đối tượng này cần thực hiện xét nghiệm máu thường xuyên để xác định xem liệu họ có phát triển suy giáp hay không.
Xét nghiệm máu cũng thường được sử dụng để kiểm tra nồng độ của một hormone gọi là triiodothyronine (T3). Tuy nhiên, điều này hiếm khi được áp dung thường xuyên, bởi vì mức độ T3 thường có thể vẫn bình thường, thậm chí cả khi người bệnh bị suy giáp nghiêm trọng. Ngoài ra kiểm tra nồng độ hormone kích thích tuyến giáp (TSH) còn được dùng để chẩn đoán một tình trạng gọi là suy giáp cận lâm sàng, mà thường không gây ra bên ngoài các dấu hiêu và triệu chứng. Nếu nồng độ triiodothyronine và thyroxine tăng và nồng độ TSH cao hơn so với mức bình thường. Những phương pháp chẩn đoán suy giáp trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Để biết chính xác Bệnh viện Thu Cúc áp dụng phương pháp nào vui lòng liên hệ 1900 55 88 92 hoặc 0936 388 288 để được tư vấn cụ thể.
Từ khóa » Chẩn đoán Suy Giáp
-
Suy Giáp - Rối Loạn Nội Tiết Và Chuyển Hóa - MSD Manuals
-
SUY GIÁP - Bệnh Viện đa Khoa Tỉnh Bình Định
-
Suy Giáp: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn đoán Và điều Trị - Vinmec
-
Suy Giáp: Chẩn đoán Và điều Trị Nội Khoa
-
Những Hiểu Biết Cơ Bản Về Hội Chứng Suy Giáp - Benh Vien 108
-
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ SUY GIÁP - Slideshare
-
Các Chỉ Số Xét Nghiệm Máu đánh Giá Chức Năng Tuyến Giáp
-
SUY GIÁP Ở NGƯỜI LỚN - Health Việt Nam
-
Suy Giáp ở Người Lớn - Bệnh Viện Hoàn Mỹ Sài Gòn
-
Suy Giáp Nguyên Phát ảnh Hưởng đến Cơ Thể Như Thế Nào? - Medlatec
-
Xét Nghiệm Suy Giáp Bẩm Sinh (CH) Giúp Chẩn đoán Bệnh Chính Xác
-
Bài Giảng Nhi Khoa: Suy Giáp ở Trẻ Em - Health Việt Nam
-
Suy Giáp: Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và Cách điều Trị
-
Tiếp Cận Chẩn đoán Và điều Trị Suy Giáp Nguyên Phát