SUY GIÁP - Bệnh Viện đa Khoa Tỉnh Bình Định

logo Slide 01 Hội nghị Ngoại khoa và Phẫu thuật nội soi toàn quốc 2023

Tin mới nhất

  • Công văn Số: 14/BVĐKT-VTTBYT về việc Yêu cầu báo giá - 03/01/2025
  • Công văn Số: 18/BVĐKT-HCQT về việc Mời chào giá Chiếu nhựa cho các khoa thuộc... - 03/01/2025
  • Công văn Số: 19/BVĐKT-VTTBYT về việc Yêu cầu báo giá - 03/01/2025
  • Lịch trực toàn bệnh viện từ ngày 06/01/2025 đến ngày 12/01/2025 - 03/01/2025
  • Báo cáo Số: 3774/BVĐKT-TCCB về việc đăng ký danh sách người thực hành khám... - 02/01/2025
Hôm nay: 04/01/2025 Trang chủ Thông tin khoa học

SUY GIÁP

08/07/2017 | 20922 I. ĐỊNH NGHĨASuy giáp là tình trạng giảm chức năng tuyến giáp gây hậu quả giảm sự sản xuất hormon tuyến giáp dưới mức bình thường. Suy giáp là hội chứng gồm các triệu chứng lâm sàng gây ra do sự thiếu hormon tuyến giáp, dẫn đến giảm chuyển hóa trong toàn cơ thể.II. TẦN SUẤTSuy giáp là bệnh lý khá phổ biến.- Suy giáp bẩm sinh chiếm tỉ lệ 1/3000.- Dân số trên 65 tuổi, suy giáp chiếm khoảng 10%.- Dân số chung, suy giáp chiếm 4,6% trong đó: + 4,3% suy giáp dưới lâm sàng. + 0,3% suy giáp lâm sàng.III. NGUYÊN NHÂN1.Trẻ em hay thiếu niên:- Chậm phát triển.- Thiếu sinh tổng hợp hormon giáp.- Viêm giáp Hasimoto.- Bệnh lý suy tuyến yên hay vùng hạ đồi.- Thiếu iod trầm trọng.2. Người lớn:- Viêm giáp Hasimoto.- Viêm giáp tế bào lympho, bán cấp.- Phẩu thuật cắt tuyến giáp, điều trị I phóng xạ.- Bệnh lý suy tuyến yên hay vùng hạ đồi.- Dùng thuốc: iod, kháng giáp, lithium, interferon-α.IV. TRIỆU CHỨNG Các triệu chứng xuất hiện từ từ, không rầm rộ.1. Thần kinh:- Giảm trí nhớ, tinh thần chậm chạp, trầm cảm.- Mất điều hoà vận động, giảm thính lực.
  1. Tim mạch:
- Nhịp chậm < 60 lần/phút (tuy nhiên nhịp tim > 60 lần/phút không loại trừ suy giáp), huyết áp tâm thu giảm thấp, cao huyết áp tâm trương.- Tiếng tim mờ, tràn dịch màng ngoài tim.- Giảm điện thế ECG. Đoạn ST chênh xuống, sóng T dẹt hoặc đảo ngược giả dạng thiếu máu cơ tim. Các biểu hiện ECG này sẽ trở về bình thường sau khi điều trị.- Xquang tim phổi có thể gặp bóng tim to.3. Dạ dày ruột:- Táo bón thường gặp do giảm nhu động ruột.- Giảm tiết acid ở dạ dày.4. Thận:- Giảm bài tiết nước tiểu do giảm Na máu.- Độ lọc cầu thận giảm do giảm lượng máu đến thận nhưng Creatinin bình thường.
  1. Hô hấp:
- Kém đáp ứng với tình trạng giảm O2 và tăng CO2.- Tràn dịch màng phổi.6. Cơ xương khớp:- Đau khớp, tràn dịch khớp, chuột rút (vọt bẻ).7. Huyết học:- Thiếu máu đẳng sắc hay nhược sắc, hồng cầu bình thường hoặc lớn.8. Da và niêm:- Da khô, lạnh.- Lông, tóc, móng khô, dễ gãy.- Mặt tròn, vô cảm. Phù mi mắt, nhất là ở mi dưới.- Môi dày, lưỡi to, giọng khàn do thâm nhiễm glycosaminoglycan.- Bàn chân, tay, ngón thô to.9. Sinh dục:- Thiểu kinh, mất kinh. Giảm hay mất ham muốn tình dục.- Chảy sữa do tăng prolactin máu.10. Phát triển:- Trẻ em chậm phát triển do thiếu hormon tuyến giáp làm giảm tổng hợp hormon phát triển (GH).11. Hệ thống chuyển hoá:- Giảm thân nhiệt, sợ lạnh, bệnh nhân hay mặc áo ấm.- Tăng cholesterol, triglycerid.- Tăng cân nhưng hiếm khi béo phì.12. Phình Tuyến giáp:- Trẻ, trẻ em: khuyết sinh tổng hợp.- Người lớn: viêm giáp hasimoto.V. TEST CHẨN ĐOÁN
  1. TSH, FT4 quan trọng nhất trong chẩn đoán suy giáp.
  2. TSH bình thường: 0.4 – 4 mU/L
- Suy giáp dưới lâm sàng: khi TSH: 4-10 mU/L, FT4 bình thường. Chức năng tuyến giáp giảm nặng hơn khi TSH: 10-20 mU/l.- Suy giáp thật sự: TSH >20 mU/L.3. Suy giáp nguyên phát: FT4 giảm, TSH tăng. Nếu có kèm theo kháng thể kháng giáp dương tính, nguyên nhân suy giáp trong trường hợp này thường là viêm giáp Hashimoto.4. Suy giáp trung ương:- Thường do suy tuyến yên, hạ đồi: FT4 giảm, TSH giảm hay bình thường (do chức năng sinh học giảm).- MIR có thể giúp chẩn đoán, u tuyến yên thường gặp. Trong trường hợp này cần phân biệt suy giáp nguyên phát với tuyến yên tăng kích thước (do đáp ứng với sự giảm hormon giáp).- Nghiệm pháp TRH sẽ giúp phân biệt suy giáp tại tuyến yên hoặc hạ đồi.Nghiệm pháp TRH được thưc hiện như sau: bênh nhân được lấy máu định lượng TSH trước tiêm TRH; sau đó dùng 200mcg TRH tiêm tĩnh mạch. Lấy máu sau 30 và 60 phút để định lượng TSH. Nếu TSH không tăng lên sau tiêm TRH nguyên nhân suy giáp ở tuyến yên.VI. CHẨN ĐOÁN SUY GIÁP Ở BỆNH NHÂN ĐANG DÙNG HORMON TUYẾN GIÁP Trong trường hợp bệnh nhân đang dùng Hormon tuyến giáp nhưng chẩn đoán suy giáp không rõ ràng, cần ngưng thuốc 5-6 tuần. Sau đó định lượng FT4 và TSH để giúp chẩn đoán chính xác. VII. CHỨC NĂNG TUYẾN GIÁP VÀ CÁC BỆNH LÝ KHÁC
  1. T3:
- Giảm trong bệnh lý toàn thân nặng do ức chế sự tổng hợp T3 từ T4.- Gồm các bệnh suy gan, tăng ure máu, nhiễm trùng nặng, ketoacidosis, đại phẩu, bỏng và nhồi máu cơ tim nặng. 2. T4:- Với những bệnh lý nặng hơn T4 có thể giảm dưới bình thường và FT4 có thể bình thường hoặc thấp. TSH hầu như bình thường. Trong giai đoạn hồi phục, TSH tăng, đôi khi có thể đến mức 10-20 mU/L, và T3 T4 trở về bình thường.VIII. ĐIỀU TRỊ
  1. Nguyên tắc điều trị:
  • Mục tiêu điều trị là đưa bệnh nhân về bình giáp.
  • Ngoại trừ trường hợp suy giáp do dùng thuốc kháng giáp tổng hợp, suy giáp hồi phục khi ngưng thuốc. Đa số trường hợp đều phải điều trị thay thế suốt đời bằng Levothyroxine (T4).
  1. Điều trị đặc hiệu:
Liều điều trị thay đổi tùy thuộc
  1. Thanh niên:
- Thường 1.5-1.7mcg/kg, triệu chứng lâm sàng cải thiện sau nhiều tuần, cải thiện tốt sau 2-3 tháng. - FT4 bình thường sau 2 tuần, nhưng TSH về bình thường sau 6 tuần. Lúc này, điều chỉnh liều 12.5- 25 mcg/ngày.2.2 Trung niên: - Khởi đầu liều 1.5 mcg/kg, nếu kèm thiếu máu cơ tim hay bệnh phổi mạn tính thì liều 25mcg. - Tăng liều mỗi tháng 25mcg, dựa đáp ứng lâm sàng.2.3 Lớn tuổi: - Tốt nhất khởi đầu liều 12.5-25 mcg, tăng 25 mcg mỗi 4-6tuần cho đến khi TSH bình thường.2.4 Thai kỳ: - Tăng liều 25-50% để duy trì TSH bình thường, tốt nhất duy trì TSH 0.5-2.5mU/L. Sự tăng liều này dựa vào nồng độ TSH trên mức bình thường (thường tuần thứ 8 của thai kỳ). - Sau khi sinh, bệnh nhân dùng liều như cũ.3. Điều trị hỗ trợ: vitamin, bổ sung sắt trong trường hợp thiếu máu.4. Theo dõi và tái khám: - Trong quá trình điều trị cần theo dõi triệu chứng tim mạch, ECG. - Nếu trong quá trình điều trị bệnh nhân bị tiêu chảy, hồi hộp, run tay, sợ nóng thì cần chú ý vì có thể quá liều. - Đánh giá hiệu quả điều trị dựa vào: cân nặng, nhịp tim, tình trạng táo bón. Theo dõi FT4 và TSH mỗi 4-6 tuần. Khi đạt được bình giáp thì theo dõi mỗi năm.IX. SUY GIÁP DƯỚI LÂM SÀNGSuy giáp dưới lâm sàng là tình trạng bệnh nhân không có triệu chứng lâm sàng, xét nghiệm FT4 bình thường nhưng TSH tăng.
  • Nếu TSH > 10mU/L, bệnh nhân nên được điều trị vì nếu không sẽ dẫn đến suy giáp lâm sàng và nguy cơ bệnh tim mạch.
  • Nếu TSH 4.5-10mU/L, vấn đề điều trị còn tranh luận. Đa số các tác giả cho rằng nên dùng thuốc vì nguy cơ xơ cứng mạch (đặc biệt có tăng lipid máu hoặc trầm cảm). Một số tác giả đề nghị xét nghiệm kiểm tra lại sau 6 tháng.
X. BỆNH ĐỘNG MẠCH VÀNH, PHẨU THUẬT VÀ SUY GIÁP- Đối với bệnh nhân có bệnh mạch vành.+ Nặng: khâu mạch vành, bypass thực hiện trước nếu có chỉ định.+ Không nặng: nêndự trữ tuyến giáp tốt trước phuật thuật chọn lọc.- Đối với trường hợp Phẩu thuật cấp cứu không cần trì hoãn.TÀI TIỆU THAM KHẢO
  1. Mai Thế Trạch, Nguyễn Thy Khuê (2007). “Suy Giáp”. Nội Tiết Học Đại Cương. Nhà Xuất Bản Y Học, trang 163-174.
  2. Alexander EK, Marqusee E, Lawrence J, et al (2004). “ Timing and magnitude of increases in levothyroxine requirements during pregnancy in women with hypothyroidism. N Engl J Med, 351: 241-249.
  3. Cooper DS (2001). “Subclinical Hypothyroidism”. N Engl J Med, 345: 260-265.
  4. Jerome M. Hershman (2009). “Hypothyroidism and Hyperthyroidism”. Manual of Endocrinology and Metabolism, Fourth Edition, pp 435-448.
  5. Razvi S, Ingoe L, Keeka G, et al (2007). “The benificial effect of L-thyroxine on cardiovascular risk factors, endothelial function, and quality of life in Subclinical Hypothyroidism”. J Clin Endocrinol Metab, 92: 1715-1732.

Tác giả bài viết: Ths.BS Nguyễn Hoàng Vũ

Nguồn tin: Khoa Nội Tiết BVĐK Bình Định

Tác giả bài viết :

Nguồn tin :

Bài viết khác Xem tất cả

Các báo cáo mô tả các biến thể Guillain-Barre 'bất thường' sau khi tiêm vaccine COVID-19 Thông tin khoa học 3202 lượt xem

Các báo cáo mô tả các biến thể Guillain-Barre 'bất thường' sau khi tiêm vaccine COVID-19

01/07/2021 | 3202 Nghiên cứu khoa học, ứng dụng vào công tác điều trị ở BVĐK tỉnh Nhiều thành tựu xuất sắc Thông tin khoa học 2142 lượt xem

Nghiên cứu khoa học, ứng dụng vào công tác điều trị ở BVĐK tỉnh Nhiều thành tựu xuất sắc

03/11/2018 | 2142 Dự án mới, hy vọng mới Thông tin khoa học 5401 lượt xem

Dự án mới, hy vọng mới

29/03/2018 | 5401 Hội chứng ruột kích thích: Bệnh từ yếu tố tâm lý Thông tin khoa học 5539 lượt xem

Hội chứng ruột kích thích: Bệnh từ yếu tố tâm lý

14/03/2018 | 5539 Xử lý gắp dị vật thực quản qua nội soi Thông tin khoa học 2201 lượt xem

Xử lý gắp dị vật thực quản qua nội soi

28/02/2018 | 2201 Can thiệp lấy huyết khối động mạch não: Tăng cơ hội hồi phục cho bệnh nhân đột quỵ Thông tin khoa học 2855 lượt xem

Can thiệp lấy huyết khối động mạch não: Tăng cơ hội hồi phục cho bệnh nhân đột quỵ

28/10/2017 | 2855

Văn bản mới

Nghị định Số: 06/2023/NĐ-CP 21/02/2023 Quyết định số 115/QĐ-BNV 24/02/2022 Số 39/QĐ-UBND 05/01/2021 Quyết đinh số: 4946/QĐ-BYT 26/11/2020 Thông tư 13/2019/TT-BYT ngày 05/7/2019 của Bộ Y tế 05/7/2019 Quyết định số: 7435/QĐ-BYT 14/12/2018 Thông tư Số: 39/2018/TT-BYT 30/11/2018 Quyết định số: 98/QĐ-BV 08/01/2019

Tin mới nhất

Công văn Số: 14/BVĐKT-VTTBYT về việc Yêu cầu báo giá Công văn Số: 14/BVĐKT-VTTBYT về việc Yêu cầu báo giá Công văn Số: 18/BVĐKT-HCQT về việc Mời chào giá Chiếu nhựa cho các khoa thuộc Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định Công văn Số: 18/BVĐKT-HCQT về việc Mời chào giá Chiếu nhựa cho các khoa thuộc Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định Công văn Số: 19/BVĐKT-VTTBYT về việc Yêu cầu báo giá Công văn Số: 19/BVĐKT-VTTBYT về việc Yêu cầu báo giá Lịch trực toàn bệnh viện từ ngày 06/01/2025 đến ngày 12/01/2025 Lịch trực toàn bệnh viện từ ngày 06/01/2025 đến ngày 12/01/2025 Báo cáo Số: 3774/BVĐKT-TCCB về việc đăng ký danh sách người thực hành khám bệnh, chữa bệnh tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định Báo cáo Số: 3774/BVĐKT-TCCB về việc đăng ký danh sách người thực hành khám bệnh, chữa bệnh tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định Công văn Số: 3775/BVĐKT-VTTBYT về việc Yêu cầu báo giá Công văn Số: 3775/BVĐKT-VTTBYT về việc Yêu cầu báo giá

Đối tác

  • Kênh truyền thông chính sách Zalo Official Account của Bộ Nội vụ
  • Sở Y tế Bình Định
  • Văn phòng điện tử
  • UBND Tỉnh Bình Định
  • Báo Bình Định
  • Bộ y tế

Video

Mạng xã hội

Thống kê truy cập

Đang online: 10

Hôm nay: 333

Hôm qua: 1133

Tổng: 387329

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BÌNH ĐỊNH

Địa chỉ: 106 Nguyễn Huệ, Tp. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định

Email: bvdakhoatinh@syt.binhdinh.gov.vn

Điện thoại: 0256.3822184

Fax: 0256. 3825455

Bản quyền thuộc về Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định.

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Từ khóa » Chẩn đoán Suy Giáp