Chỉ Thực - Chỉ Xác Là Gì? Công Dụng Của Dược Liệu đối Với Sức Khỏe
Từ lâu đời cha ông ta đã biết tận dụng những tinh hoa của thiên nhiên để bào chế ra nhiều bài thuốc quý và chữa nhiều bệnh khác nhau. Chỉ thực – chỉ xác cũng được xem là loại thuốc nam quý, dễ tìm. Nhưng dược liệu này thường được tìm kiếm ở đâu, có dễ tìm không, công dụng và cách sử dụng như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu với gia công thực phẩm chức năng Life Gift để hiểu chi tiết nhé!
Mô tả đặc điểm chỉ thực – chỉ xác
Chỉ thực, chỉ xác là gì?
Chỉ thực là quả được hái lúc còn non nhỏ.
Chỉ xác là là quả được thu hoạch lúc quả gần chín.
Chỉ thực – chỉ xác có tên khoa học là Fructus citri Aurantii hoặc Fructus ponciri Immaturi, thuộc họ cam. Cây có nhiều tên gọi khác nhau như trấp, kim quất, đổng đình, chùy hông phích lịch, phá hông chùy, kim quất, khổ chanh, trái non của quả trấp,…
Chỉ thực – chỉ xác là quả của cây trấp. Cây trấp là loại cây rậm lá, thân gỗ, thân cây mọc thẳng thường nhẵn, có gai ngắn hoặc không có gai, cao 2 – 10m. Lá đơn mọc so le nhau hình trái xoan dài 7 – 10cm. Phiến lá dài,đầu tù đôi khi hơi lõm vào, góc tròn, hai mặt lá nhẵn, mặt trên bóng, đầu lá hơi có răng cưa.
Hoa mọc thành chùm ở các kẽ lá, mỗi chùm có khoảng 6 – 8 hoa nhỏ. Hoa có 5 cánh dài có màu trắng hoặc màu vàng nhạt, có mùi thơm đặc trưng.
Quả trấp có hình cầu, đường kính khoảng 0,5 – 1cm. Lớp vỏ bên ngoài có màu nâu đen, sần sùi, khi chín có màu vàng nhạt. Quả khi bổ đôi có đường kính 1 – 1,5cm. Mặt cắt ngang xuất hiện vòng vỏ của quả mỏng, có màu nâu, sát phần vỏ là những túi tinh dầu. Lớp cùi hơi lồi lên có màu gà hoặc màu vàng nâu nhạt. Ở giữa ruột, xen kẽ là các múi, có màu đen nâu. Bên trong quả có phần chất cứng chắc, nhiều hạt, có vị chua, đắng chát và có mùi thơm nhẹ.
Mô tả dược liệu
Loại vỏ mỏng được gọi là Cẩu quất (quít), dùng quả gần chín, khi vỏ còn xanh, đã bổ đôi, ruột bé trắng ngà, cùi càng dày càng tốt và có mùi thơm, để lâu năm cứng chắc và không bị ẩm mốc là tốt. Đối với quả nhỏ vỏ sẽ dày, bên trong, chắc, đặc, có nhiều thịt, ruột nhỏ và không bị mốc, mọt là tốt. Loại to nhiều ruột là xấu.
Mô tả dược liệu chỉ thực
Là những quả nguyên hình cầu và gồm những quả bổ đôi hình bán cầu
Quả nguyên có đường kính khoảng 0,5 – 1cm, lớp vỏ bên ngoài có màu đen, phía đối diện có chấm lồi, đây là vết tích của vòi nhị đã rụng.
Mặt cắt ngang có vòng vỏ bên ngoài màu nâu, mỏng, lớp cùi đã ngả sang màu vàng hoặc màu nâu, hơi lồi lên, một túi tinh dầu. Ở giữa ruột là màu nâu đen và có nhiều múi hình tia nan bánh xe.
Dược liệu cứng chắc, có vị đắng và kèm mùi thơm nhẹ.
Mô tả dược liệu chỉ xác
Là gồm những quả đã bổ đôi hoặc có thể bổ tư, có đường kính tầm 3 – 4cm đã được phơi hoặc sấy ở nhiệt độ 40 – 50 độ C.
Vỏ có màu nâu vàng, có vết tích của vòi nhụy hoặc vết tích của cuống quả. Mặt cắt ngang có vòng vỏ màu nâu, mỏng, sát vỏ có vòng túi tinh dầu, lớp cùi có màu trắng ngà, dày 3 – 4 mm, ở giữa là ruột có màu nâu nhạt.
Bên trong dược liệu là các múi có hình tía nan hoa bánh xe, khô, xốp và có lõi cứng.
Dược liệu cứng chắc có vị đắng cay kem mùi thơm nhẹ và ruột hơi chua chát.
Khu vực phân bố
Dược liệu có nguồn gốc từ Malaysia, Ấn Độ, sau đó chúng lan rộng ra và được trồng nhiều ở các nước Đông Nam Á bao gồm Việt Nam và miền Nam Trung Quốc.
Là loại cây ưa ẩm và ưa sáng, thường lá sẽ rụng vào mùa đông, ra lá và hoa vào mùa xuân. Nhưng mức độ đa dạng và các vùng trồng của cây sẽ kém phong phú hơn các loại chanh.
Tại Việt Nam, cây mọc hoang và được trồng nhiều ở một số tỉnh miền Bắc như Cao bằng, Lạng Sơn, Thanh Hóa và một số tỉnh ở miền Trung như Nghệ An, Hà Tĩnh,… Và một số nơi khác.
Thu hái và chế biến
Thu hái
Chỉ thực
Dược liệu được thu hái vào mùa thu, vào khoảng tháng 4 – 5 khi trời khô ráo. Người ta nhặt những quả non còn xanh mới rụng ở các gốc cây khi quả chưa bị úa hoặc thối vàng hoặc có thể tỉa những cây sai quả. Tùy vào quy cách mà để nguyên quả hoặc bổ đôi quả rồi đem phơi hoặc sấy nhẹ cho đến khi dược liệu thật khô. Quýt, cam sẽ có 2 thời kỳ rụng quả: Thời kỳ đầu là sau khi nở hoa rộ 30 – 35 ngày thì thu hoạch chỉ thực; Thời kỳ 2 là vào tháng 8 – 9 trước khi chín sẽ thu hoạch chỉ xác:
- Chỉ thực khô có tinh dầu, vị the, có vỏ màu nâu sẫm, cùi thật dày và đắng.Dược liệu chưa có ruột muối hoặc có ruột nhỏ, đường kính ruột dưới 2/5 đường kính quả và không bị mốc mọt.
- Đối với loại chỉ thực có đường kính dưới 1cm thì để nguyên cả quả khi phơi. Loại có đường kính 1 – 1,5cm thì bổ đôi và lưu ý không lấy quả có đường kính trên 1,5cm.
Chỉ xác
Đối với chỉ xác thời gian thu hoạch vào khoảng tháng 8 – 9, đây là thời gian cuối hạ sang thu và thu hoạch khi trời khô ráo. Nhặt những quả xanh mới rụng chưa bị thối hoặc bị úa vàng hoặc hái tỉa cây sai. Dược liệu khi đem về cắt đôi hoặc sấy nhẹ cho đến khi dược liệu thật khô là được.Chỉ xác khô sẽ có màu nâu sẫm, cùi trắng, dày trên 0,5cm, có vị the, mép ngoài quặn mũi lợn, ruột múi phải thật khô và không bị mốc mọt. Quả to sẽ có đường kính khoảng 3 – 4cm, quả to tối đa là 5cm cần cắt đôi khi phơi. Thông thường người ta hay dùng quả cây cam hôi để làm thành chỉ xác.
Chế biến
Chỉ thực
Dược liệu sau khi thu hoạch về được rửa sạch với nước muối để loại bỏ đất cát và bụi bẩn. Sau đó ủ mềm rồi mang đi thái lát hoặc bào mỏng rồi sao giòn.
Hoặc giấp nước vào cho mềm, bỏ hạt và các múi bên trong quả. Sau đó cắt nhỏ dược liệu rồi đem đi phơi khô. Dược liệu sẽ được sao với cám hoặc gạo nếp, sau khi sao xong bỏ cám đi hoặc sao cháy tồn tính rồi mang đi tán thành bột mịn.
Thành phần hóa học
Thành phần chủ yếu của chỉ thực và chỉ xác chủ yếu là tinh dầu, pectin, Neohesperidin, hesperidin, aringin, N-Methyltyramine, Synephrine,… Và các hoạt chất khác
Tác dụng dược lý
Trong Đông y
Trong Đông y cho rằng dược liệu có khả năng hành khí trệ, tan đờm, dẫn khí khi qua đường đại tiện. Ngoài ra, dược liệu còn có tác dụng tả khí, tả đờm, hoa khiếu, chữa tức ngực, đau sườn, đầy bụng, thông tiện bí, đại tiện không thông, tăng cường chức năng hệ tiêu hóa của các bộ phận, làm yên dạ dày, lợi tiểu, khứ đình thủy, tiêu trừ tích đọng, làm thông đường hô hấp, tốt cho đường ruột.
Ngoài ra, dược liệu có thể dùng kết hợp với các vị thuốc nhằm điều trị trẻ nhỏ bị lở đầu, giảm đau cho phụ nữ sau sinh, trị âm hộ bị sưng đau,…
Trong y học hiện đại
Dược liệu giúp tăng cường lưu lượng máu lên não, động mạch vành và thận.
Với hoạt chất Glucozit có tác dụng hoạt động như vitamin P làm giảm tính thẩm thấu của mao mạch.
Với thành phần chủ yếu của dược liệu là Neohesperidin nên có tác dụng tăng huyết áp, tăng sự co bóp của tim nhưng không tăng nhịp tim, tăng cGMP của huyết tương và cơ tim, tăng lực cản của tuần hoàn ngoại vi.
Theo những thí nghiệm trên động vật cho thấy, thành phần của dược liệu có tác dụng ức chế cơ trơn ruột và có thể tác dụng điều chỉnh rối loạn chức năng tiêu hóa ở người.
Ngoài ra, nước sắc của dược liệu còn làm hưng phấn tử cung của thỏ đang mang thai và có tác dụng ức chế tử cung đối với chuột nhắt.
Dược liệu còn có tác dụng chống dị ứng và lợi tiểu hiệu quả.
Công dụng và liều dùng của chỉ thực, chỉ xác
Công dụng của chỉ thực và chỉ xác
- Trị lở loét sưng đau
- Chữa nấc cục do cảm mạo, phong hàn
- Điều trị chứng khó tiêu ở trẻ
- Chữa phụ nữ đang mang thai đau bụng dữ dội
- Trẻ lên cơn động kinh, co giật, nôn mửa, nghẹt đờm
- Khí huyết ngưng trệ, đầy hơi, chướng bụng
- Điều trị tiêu ra máu
- Phong chẩn ngoài da
- Điều trị xương sườn đau nhức
- Điều trị lỵ gây sa trực tràng
- Điều trị táo bón
- Trĩ kinh niên
- Người hay bị rối loạn tiêu hóa
- Trị suy tim
- Chữa đầy bụng, táo bón
- Đau nhức răng
- Ngứa do phong chẩn
- Đầy bụng, tức ngực, tiêu hóa kém,…
Liều dùng của chỉ thực thực và chỉ xác
Chỉ thực và chỉ xác được được sử dụng chủ yếu ở dạng sắc hoặc tán thành bột. Có thể dùng đơn độc hoặc kết hợp với các dược liệu khác.
Liều dùng khuyến cáo sử dụng tối đa khoảng 4 – 12g/ngày.
Những bài thuốc chữa bệnh từ chỉ thực và chỉ xác
Chữa huyết ngưng trệ, đầy hơi chướng bụng
Lấy 160g chỉ xác (lưu ý dược liệu còn xanh, bỏ múi) chia đều làm 4 phần. Một phần, sao với hồi hương, một phần sao với can tất, một phần sao với thương truật và phần còn lại sao với la bặc. Sau khi sao xong thì bỏ các vị thuốc đi chỉ giữ lại chỉ xác. Đem chỉ xác tán thành bột rồi cho thêm nước trộn bột gạo vo thành viên kích thước bằng hạt ngô đồng. Mỗi lần uống 50 viên, uống với nước cơm và uống sau khi ăn.
Điều trị động kinh, lên cơn co giật, nôn mửa, nghẹt đờm ở trẻ
Lấy chỉ thực (đã bỏ múi) và đạm đậu khấu với liều lượng bằng nhau rồi tán thành bột. Ngày uống ½ muỗng cà phê, nếu bệnh nặng thì uống 1 muỗng. Nếu giật kinh phong cấp thì lấy bạc hà giã nát, vắt lấy nước uống cùng thuốc. Nếu giật kinh phong mạn tính thì lấy rau kinh giới nấu cùng với 3 – 5 giọt rượu và uống với thuốc. Ngày chỉ uống 3 – 5 lần thuốc.
Chữa tiểu ra máu
Lấy 240g chỉ xác đã được sao đen với cám rồi trộn đều với 240g hoàng kỳ rồi tán thành bột. Mỗi lần uống 8g bột uống với nước cơm hoặc trộn với hồ vo thanh viên hoàn. Người bệnh nên kiên trì sử dụng hàng ngày đến khi bệnh khỏi hẳn hoàn toàn.
Điều trị đau xóc sườn dưới, đau cứng dưới dưới tim, đau tức ngực
Chuẩn bị 4 quả chỉ thực lâu năm, 30g quế, 240g phí bạch, 120g hậu phác và 1 trái qua lâu. Mang tất cả dược liệu rửa với nước muối và để ráo nước. Sau đó cho chỉ thực và hậu phác sắc cùng với 1 lít nước, chắt lấy nước. Kế tiếp cho tất cả những dược liệu còn lại vào đun với nước thuốc, để lửa nhỏ khoảng 30 phút. Chia thuốc ra uống 3 lần trong ngày.
Điều trị đau ngực do thương hàn
Chỉ thực đem rửa sạch với nước muối rồi sao vàng với cám. Sau đó để nguội rối tán thành bột, khi uống lấy 8g hòa với 250ml nước ấm. Ngày uống 2 lần, kiên trì uống liên tục trong 5 ngày bệnh sẽ khỏi.
Điều trị bụng căng đầy khó tiêu, táo bón
Chuẩn bị chỉ thực, trạch tả, bạch truật, đại hoàng, phục linh và thần khúc mỗi dược liệu 12g; Hoàng liên 4g; Sinh thương, hoàng cầm mỗi dược liệu 8g. Đem dược liệu rửa sạch với nước muối rồi sắc cùng với 2 lít nước. Đun đến khi còn 1 lít nước thi ngưng và uống trong ngày. Hoặc đêm tất cả dược liệu tán thành bột, trộn với hồ vo thành viên.
Chữa đau nhức răng
Lấy chỉ xác khô cho vào bình thủy tinh rồi đậy kín rồi cho rượu vào tới khi nước ngập hết chỉ xác. Đậy kín nắp ngâm trong 2 ngày, khi dùng lấy 50ml để súc miệng. Ngày dùng 2 lần và dùng tới khi cơn đau giảm hẳn.
Điều trị đau bụng khi đang mang thai
Lấy 12g chỉ xác sao cùng với cám, lấy thêm 40g hoàng cầm khô tán thành bột. Trộn hai dược liệu lại với nhau và bảo quản nơi khô ráo. Khi dùng lấy 20g thuốc sắc với 1,5 chén nước lọc, uống khi thuốc còn ấm. Nếu ở trường hợp bụng căng phù thì dùng thêm 40 bạch truật. Với bài thuốc này ngày dùng 1 lần, uống liên tục trong 3 ngày.
Lưu ý khi sử dụng chỉ thực, chỉ xác
- Do dược liệu phơi ở dạng khô nên cần để ở nơi khô ráo, thoáng mát tránh tình trạng ẩm mốc gây ảnh hưởng đến dược liệu
- Dược liệu này tuyệt đối không dùng cho những người có tỳ vị yếu, phụ nữ đang mang thai.
- Tránh dùng cho trẻ nhỏ nếu không có sự chỉ dẫn của thấy thuốc
- Tuyệt đối không dùng đối với những người không có tỳ vị hư hàn, khí trệ thực hà mà không có thấp và tích trệ
- Lưu ý không nên dùng quá liều
- Dược liệu để càng lâu năm càng tốt
- Khi kết hợp dược liệu với các vị thuốc khác như tam lăng, thanh bì, nga truật, bình lang sẽ giúp làm mòn tiêu tích khối cứng chắc. Nhưng bài thuốc này không áp dụng đối với những người không ăn được và có sức khỏe kém.
Từ khóa » Chỉ Xác Là Gì
-
Chỉ Xác Và Những Bài Thuốc Quý Cho Bệnh Gan Mật
-
Chỉ Xác Có Tác Dụng Gì? Cách Sử Dụng Và Liều Dùng
-
Chỉ Thực, Chỉ Xác: Vị Thuốc Kích Thích Tiêu Hóa
-
Chỉ Xác – Chỉ Thực | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Chỉ Xác: Vị Thuốc Quý Cho Người Bệnh Tiêu Hóa, Gan Mật
-
Chỉ Xác Và Những Lợi ích Không Ngờ Với Người Bệnh Sỏi Mật
-
Chỉ Thực-Chỉ Xác: Giải Mã 2 Vị Thuốc Cùng Nguồn Gốc
-
Chỉ Thực, Chỉ Xác Là Gì Và Công Dụng đối Với đường Tiêu Hóa
-
Chỉ Sác, Tác Dụng Chữa Bệnh Của Chỉ Sác
-
Công Dụng, Cách Dùng Chỉ Xác - Tra Cứu Dược Liệu
-
Chỉ Xác – Công Dụng – Liều Dùng – Kiêng Kỵ - VIETMEC
-
Chỉ Xác - Viện Y Học Bản địa Việt Nam
-
CHỈ XÁC 枳 殼 - Trung Tâm Kế Thừa - Ứng Dụng Y Học Cổ Truyền