Chia Tài Sản Thừa Kế Có Người Không Đồng Ý Giải Quyết Như ...
Có thể bạn quan tâm
Chia Tài Sản Thừa Kế Có Người Không Đồng Ý Giải Quyết Như Thế Nào? là câu hỏi mà nhiều người đặt ra khi gặp trường hợp này. Theo quy định thì thừa kế mà người chết không để lại di chúc thì tài sản được chia cho những người đồng thừa kế. Tuy nhiên, khi tiến hành phân chia di sản thường hay gặp phải những tranh chấp mà các bên không tìm được tiếng nói chung trong vấn đề này
Mục Lục
- 1 Di sản thừa kế của một người được xác định như thế nào?
- 2 Ai là người có quyền hưởng di sản thừa kế?
- 2.1 Thứ nhất, về thừa kế theo di chúc
- 2.2 Thứ hai, về thừa kế theo pháp luật
- 2.3 Một số trường hợp khác
- 3 Giải quyết như thế nào khi có người không đồng ý trong việc phân chia di sản?
- 4 Di sản sẽ được chia như thế nào nếu có người không đồng ý
- 5 Luật sư tư vấn thủ tục khởi kiện giải quyết tranh chấp di sản thừa kế
Di sản thừa kế của một người được xác định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 612 Bộ luật Dân sự 2015 thì di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.
Tài sản riêng là tài sản được tạo lập và xác lập quyền sở hữu bởi một mình người để lại di sản. Tài sản chung là tài sản mà quyền sở hữu chung được xác lập theo thỏa thuận, theo quy định của pháp luật hoặc theo tập quán. Theo quy định tại Điều 209, Điều 210, Điều 212, Điều 213 Bộ luật Dân sự 2015 thì tài sở hữu chung gồm các dạng chủ yếu như sở hữu chung hợp nhất, sở hữu chung theo phần, sở hữu chung của vợ chồng, sở hữu chung với gia đình.
>>> Xem thêm: Chia di sản thừa kế cho con dưới 18 tuổi được không?
Ai là người có quyền hưởng di sản thừa kế?
Pháp luật Việt Nam và nhiều nước trên thế giới quy định hai hình thức hưởng di sản thừa kế là thừa kế theo pháp luật và thừa kế theo di chúc. Theo quy định tại Điều 613 Bộ luật Dân sự 2015 người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Thứ nhất, về thừa kế theo di chúc
Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Theo đó trong di chúc của người có di sản để lại có ghi nhận rõ chủ thể được hưởng thừa kế theo di chúc. Di chúc hợp pháp phải đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015
Mặc dù trong di chúc người để lại di sản có quyền định đoạt ai là người được hưởng thừa kế, tuy nhiên những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:
- Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
- Con thành niên mà không có khả năng lao động.
Trường hợp này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản.
Thứ hai, về thừa kế theo pháp luật
Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định. Theo quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015, những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
- Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
- Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
- Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước đó đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Một số trường hợp khác
Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống. Con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau. riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau.
Giải quyết như thế nào khi có người không đồng ý trong việc phân chia di sản?
Khi tiến hành phân chia di sản mà có đồng thừa kế hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không đồng ý với việc phân chia di sản thì khuyến khích các bên tự thỏa thuận với nhau. Nếu không tự thỏa thuận được với nhau thì có thể hòa giải thoặc khởi kiện yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết.
Trường hợp các bên tiến hành khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết thì thẩm quyền thông thường được xác định như sau:
- Trường hợp không có yếu tố nước ngoài: căn cứ theo quy định tại Khoản 5 Điều 26, Điểm a Khoản 1 Điều 35, Khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì thẩm quyền giải quyết thuộc về Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân.
- Trường hợp có yếu tố nước ngoài căn cứ theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 37 thì thẩm quyền giải quyết thuộc về Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
Di sản sẽ được chia như thế nào nếu có người không đồng ý
Trường hợp có di chúc: Nếu có di chúc và di chúc hợp pháp thì chia thừa kế khi có một người không đồng ý thực hiện như sau: Di chúc vẫn có hiệu lực và ai có tên trong di chúc sẽ được hưởng phần thừa kế như định đoạt trong di chúc, trừ trường hợp thừa kế không theo di chúc. Còn trường hợp người được nhận di sản theo di chúc nhưng họ không đồng ý nhận thừa kế thì làm thủ tục từ chối nhận di sản thừa kế.
Trường hợp không có di chúc hoặc di chúc không hợp pháp: Thì nếu có 01 người không đồng ý thì phải khởi kiện ra tòa án để phân chia. Người cùng hàng thừa kế sẽ được hưởng phần bằng nhau, ai nhận hiện vật thì trả cho những người thừa kế còn lại giá trị tương đương phần họ được hưởng hoặc trong trường hợp hiện vật có thể chia tách.. thì cùng nhận hiện vật. Ngoài ra, khi xét xử tòa án còn xem xét đến công sức giữ gìn, bảo quản, duy trì, cải tạo… tài sản dựa
Luật sư tư vấn thủ tục khởi kiện giải quyết tranh chấp di sản thừa kế
Công ty Luật Long Phan PMT cung cấp dịch vụ tư vấn, đại diện khởi kiện tranh chấp di sản thừa kế với các công việc cụ thể:
1.Tư vấn pháp lý sơ bộ:
- Phân tích tư cách người thừa kế theo pháp luật
- Xác định phạm vi di sản thừa kế
- Đánh giá căn cứ pháp lý của vụ việc
- Tư vấn tính pháp lý của di chúc
2. Xác minh di sản thừa kế:
- Thu thập giấy tờ về tài sản
- Xác minh nguồn gốc tài sản
- Điều tra tài sản tại các cơ quan có thẩm quyền
- Thẩm định giá trị di sản
3.Thu thập chứng cứ
4.Soạn thảo hồ sơ khởi kiện
5.Thực hiện thủ tục tố tụng:
- Nộp đơn khởi kiện
- Đóng tạm ứng án phí
- Theo dõi thụ lý vụ án
- Tham gia hòa giải
6. Đại diện tại phiên tòa
7.Hỗ trợ sau phiên tòa
Câu hỏi Chia Tài Sản Thừa Kế Có Người Không Đồng Ý Giải Quyết Như Thế Nào? đã được tư vấn trong bài viết trên. Nếu có thắc mắc về vấn đề trên hoặc Quý khách hàng muốn được tư vấn trực tiếp, vui lòng liên hệ Công ty Luật Long Phan qua Hotline 1900636387 để được tư vấn luật thừa kế chi tiết và hỗ trợ tham gia tố tụng tại Tòa án.
>> Có thể bạn quan tâm:
- Giải quyết tranh chấp thừa kế nhà ở theo di chúc
- Tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai thừa kế giữa anh em trong gia đình?
- Bố chồng chết con dâu có được hưởng thừa kế đất không?
- Hướng dẫn cách chia thừa kế đất đai trường hợp không có di chúc
Từ khóa » Tình Huống Chia Di Sản Thừa Kế Theo Pháp Luật
-
TÌNH HUỐNG PHÁP LUẬT VỀ THỪA KẾ - Quảng Ngãi
-
1. Tình Huống Chia Tài Sản Thừa Kế - Luật Minh Khuê
-
Chia Di Sản Thừa Kế Như Thế Nào ? Cách Xác định Người Hưởng Di ...
-
Một Số Tình Huống Pháp Lý Về Thừa Kế. - Luật Minh Gia
-
Giải Quyết Tranh Chấp Di Sản Thừa Kế Theo Di Chúc, Có Di Chúc để Lại.
-
Những Bài Tập Chia Thừa Kế Theo Luật Dân Sự 2015 (có đáp án)
-
Tổng Hợp 25 Bài Tập Chia Thừa Kế [có đáp án] - P1 - HILAW.VN
-
16 Dạng Bài Tập Tình Huống Về Thừa Kế (có - StuDocu
-
Tôi Yêu Luật - 16 DẠNG BÀI TẬP TÌNH HUỐNG VỀ THỪA KẾ (CÓ ...
-
Quy định Phân Chia Di Sản Thừa Kế Theo Pháp Luật Chính Xác
-
Hướng Dẫn Chia Thừa Kế đất đai Không Có Di Chúc - Luật Long Phan
-
Tư Vấn Về Tình Huống Thực Tế Về Phân Chia Di Sản Thừa Kế Mới Nhất
-
NGUYÊN TẮC PHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ NHƯ THẾ NÀO ?
-
Chia Di Sản Thừa Kế Theo Quy định Của Pháp Luật - Hỏi đáp Trực Tuyến