Quy định Phân Chia Di Sản Thừa Kế Theo Pháp Luật Chính Xác

Trường hợp phân chia di sản thừa kế theo pháp luật?

Phân chia di sản thừa kế là một quy trình phải được thực hiện đúng, đủ dựa trên tinh thần tự nguyện không bị lừa dối, ép buộc thì mới hợp pháp. Cách phân chia thừa kế theo pháp luật thực hiện theo quy trình sau:

  • Trường hợp người để lại di sản thừa kế có để lại di chúc hợp pháp thì phân chia tài sản thừa kế theo di chúc.
  • Các trường hợp còn lại di sản thừa kế được phân chia theo pháp luật (hay “Chia thừa kế không có di chúc”), cụ thể:

"1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:

a) Không có di chúc;

b) Di chúc không hợp pháp;

c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;

d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”

2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:

a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;

b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;

c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế."

(Điều 650 Bộ luật dân sự 2015)

Như vậy, chỉ áp dụng việc phân chia di sản thừa kế theo pháp luật đối với trường hợp di chúc của người để lại di sản không được lập, hoặc lập nhưng không có giá trị hoặc không điều chỉnh việc phân chia tài sản thừa kế mà mọi người đang yêu cầu phân chia.

Những người được hưởng di sản thừa kế?

Khi việc phân chia theo pháp luật, việc xác định Ai là người được quyền hưởng di sản thừa kế theo pháp luật là rất cần thiết. Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 quy định những người có quyền thừa kế theo pháp luật gồm:

  • Hàng thừa kế thứ nhất: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
  • Hàng thừa kế thứ hai: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
  • Hàng thừa kế thứ ba: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Quy trình phân chia di sản thừa kế bao gồm:

Như Luật sư chia sẻ ở trên, việc xác định hiệu lực của di chúc là rất quan trọng để áp dụng phân chia di sản thừa kế theo di chúc hay phân chia di sản thừa kế theo pháp luật. Vậy nên quy trình phân chia di sản thừa kế sẽ bao gồm:

  • Bước 1: Xác định hiệu lực của di chúc và phần di sản thừa kế không chia theo di chúc

Người khai nhận thừa kế căn cứ vào nội dung của di chúc, căn cứ vào danh sách di sản thừa kế theo pháp luật để xác định phần di sản được yêu cầu phân chia theo pháp luật.

Ví dụ: Người đã mất có 2 tài sản là nhà và ô tô nhưng chỉ ghi nhận ý chí chia nhà trong di chúc. Khi đó ô tô sẽ được phân chia theo pháp luật cho những người có quyền hưởng thừa kế.

  • Bước 2: Xác định người được quyền hưởng di sản thừa kế theo hàng thừa kế

Căn cứ theo quy định về hàng thừa kế theo pháp luật mà luật Trí Nam chia sẻ ở trên để người hưởng di sản thừa kế biết được rằng: Mình có quyền hưởng di sản thừa kế khi chia thừa kế theo pháp luật không? Mức hưởng là bao nhiêu % của phần di sản? Lưu ý là những người cùng hàng thừa kế được hưởng phần di sản bằng nhau (Điều 651 Bộ luật dân sự).

  • Bước 3: Gia đình lập văn bản khai nhận di sản thừa kế

Gia đình có quyền lựa chọn UBND cấp xã hoặc văn phòng công chứng là nơi thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế.

  • Bước 4: Chuyển giao tài sản thừa kế cho người có quyền hưởng thừa kế

Trường hợp có tranh chấp về việc phân chia di sản thừa kế do có người không đồng ý với nội dung di chúc, có người không đồng thuận với văn bản khai nhận di sản thừa kế thì thủ tục khai nhận di sản thừa kế không thể thực hiện. Người có quyền lợi phải thực hiện thủ tục khởi kiện tranh chấp thừa kế tại Tòa án có thẩm quyền để cơ quan này giải quyết.

Nguyên tắc phân chia di sản thừa kế đúng pháp luật

Là Luật sư về thừa kế lâu năm, chúng tôi nhận thấy có nhiều trường hợp ý chí của người để lại di sản trong di chúc không được tôn trọng, quyền lợi của người được hưởng thừa kế theo pháp luật không được đảm bảo dẫn tới xâm phạm nghiêm trọng quyền lợi chính đáng của người được hưởng di sản thừa kế. Theo Luật Trí nam việc phân chia di sản thừa kế là một quy trình phải được thực hiện đúng, đủ dựa trên tinh thần tự nguyện không bị lừa dối, ép buộc thì mới hợp pháp. Để đảm bảo các điều kiện này, nguyên tắc phân chia thừa kế cần tuân thủ bao gồm:

  • Nguyên tắc tôn trọng ý chí của người để lại di sản

Bộ luật dân sự 2015 căn cứ nguyên tắc này nên quy định rất rõ ràng về việc chỉ phân chia thừa kế theo pháp luật khi: (i) Không có di chúc; (ii) Di chúc không hợp pháp; (iii) Có di chúc nhưng những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế; Có di chúc nhưng những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Như vậy, vấn đề đầu tiên mỗi gia đình cần làm rõ là người để lại di sản thừa kế có lập di chúc không và di chúc đó có hợp pháp không?

  • Nguyên tắc đảm bảo quyền thừa kế của người hưởng di sản

Căn cứ khoản 2 Điều 32 Hiến pháp thì quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ, quy định này phù hợp với quy định về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật quy định tại khoản 2 Điều 650 Bộ luật dân sự 2015

“Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:

a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;

b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;

c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.”

Như vậy, để biết việc phân chia di sản thừa kế có đúng và đủ không thì vấn đề tiếp theo sẽ là xác định tài sản thừa kế được quyền khai nhận thừa kế.

Luật phân chia di sản thừa kế mới nhất?

Thủ tục chia thừa kế theo pháp luật được thực hiện dựa trên căn cứ pháp lý là Điều 611 đến 660 Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13, nội dung chi tiết bao gồm:

  • Khi nào phải chia tài sản thừa kế theo pháp luật?

Việc phân chia tài sản thừa kế sẽ áp dụng theo pháp luật khi thuộc các trường hợp quy định tại Điều 650 Bộ luật dân sự 2015

"1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:

a) Không có di chúc;

b) Di chúc không hợp pháp;

c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;

d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:

a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;

b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;

c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế."

  • Xác định thời điểm, địa điểm mở thừa kế (Bắt đầu phân chia tài sản thừa kế)

Điều 611 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

  1. Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này.
  2. Địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản; nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ di sản hoặc nơi có phần lớn di sản.
  • Tài sản nào được đem ra phân chia thừa kế

Điều 612: Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.

  • Người được xem xét có thuộc hàng thừa kế được phân chia không?

+ Điều 613 bộ luật dân sự quy định:

Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

+ Điều 660 Bộ luật dân sự quy định

1. Khi phân chia di sản, nếu có người thừa kế cùng hàng đã thành thai nhưng chưa sinh ra thì phải dành lại một phần di sản bằng phần mà người thừa kế khác được hưởng để nếu người thừa kế đó còn sống khi sinh ra được hưởng; nếu chết trước khi sinh ra thì những người thừa kế khác được hưởng.

2. Những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật; nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thoả thuận về việc định giá hiện vật và thoả thuận về người nhận hiện vật; nếu không thoả thuận được thì hiện vật được bán để chia.

Tư vấn chia thừa kế quyền sử dụng đất

Áp dụng quy định của Bộ luật dân sự 2015 nói trên khi giải quyết một vụ án phân chia di sản thừa kế trên thực tế như sau: Ông Trần Văn A có vợ, hai người con gái trong đó có một người bị khuyết tật. Ông A có mảnh đất tại Hà Nội trị giá 4tỷ, sổ đỏ mang tên Ông. Năm 2019 Ông A chết đột ngột mà không để lại di chúc. Như trường hợp này thủ tục phân chia di sản thừa kế của Ông A sẽ được giải quyết như sau:

1. Người để lại di sản thừa kế chết mà không có di chúc thì áp dụng theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 650 Bộ luật dân sự 2015 thì di sản thừa kế của Ông A được chia theo pháp luật.

2. Về hướng định đoạt tài sản của Ông A khi chia thừa kế:

Di sản thừa kế là mảnh đất tại Hà Nội trị giá 4tỷ mặc dù đứng tên Ông A nhưng vẫn có hai giả thiết xảy ra :

- Giả sử khi trích lục thông tin thửa đất xác định đây là tài sản chung của Ông A và vợ thì phần di sản thừa kế chỉ là ½ giá trị lô đất tương đương 2tỷ.

- Giả sử khi trích lục thông tin thửa đất xác định đây là tài sản riêng của Ông A thì phần di sản thừa kế là toàn bộ lô đất đã nói.

3. Xác định người được hưởng di sản thừa kế theo pháp luật

Căn cứ quy định tại Điều 651 thì vợ cùng 2 con của ông A đều thuộc hàng thừa kế thứ nhất và không ai thuộc trường hợp không được nhận di sản thừa kế. Vì vậy, tài sản thừa kế sẽ được chia đều cho 3 người. Việc chia thừa kế không vì người đang bị khuyết tật hay người còn có chồng mà được xem xét hưởng nhiều hơn.

Khi quý vị đọc hướng dẫn cách phân chia di sản thừa kế có thể nhận thấy cách đưa ra hướng phân chia di sản thừa kế theo pháp luật không khó, tuy nhiên thực tế luôn có thêm những tình huống phức tạp dẫn đến hay xảy ra tranh chấp về quyền thừa kế. Tôi có thể ví dụ như sau :

  1. Một số người có tư tưởng lạc hậu đó là chồng chết thì tài sản là của người vợ, nên việc chia cho 2 con được coi như là mẹ cho con. Dẫn đến đôi khi người mẹ chỉ chia cho 2 con phần nhỏ.
  2. Di sản thừa kế đang có nghĩa vụ dân sự phải hoàn thành như trước khi Ông A mất Ông đã thế chấp ngân hàng. Dẫn đến việc người hưởng thừa kế phải có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ này. Ngoài ra do đất đang thế chấp nên rất khó công chứng việc phân chia di sản thừa kế.
  3. Người hưởng thừa kế từ chối di sản thừa kế, hoặc muốn hưởng nhiều hơn nên khởi kiện yêu cầu Tòa án phân chia di sản thừa kế.

Trên đây là hướng dẫn cách chia thừa kế theo pháp luật của Luật sư Trí Nam. Mọi yêu cầu trợ giúp hoặc giải quyết tranh chấp phân chia tài sản thừa kế Quý khách hàng hãy liên hệ Luật sư ngay hôm nay

CÔNG TY LUẬT TRÍ NAM

Điện thoại: 0934.345.745

Email: hanoi@luattrinam.vn

Từ khóa » Tình Huống Chia Di Sản Thừa Kế Theo Pháp Luật