Giải Quyết Tranh Chấp Di Sản Thừa Kế Theo Di Chúc, Có Di Chúc để Lại.

Xin chào luật sư A+, tôi tên là Nguyễn Ngọc Lan Anh, năm nay 43 tuổi. Tôi kết hôn với chồng tôi vào năm 2000, đến nay có hai đứa con chung (14 tuổi và 16 tuổi), tài sản chung là căn nhà (trị giá 6 tỷ). Năm 2018 vợ chồng tôi có mâu thuẫn nên đã ly thân, trong thời gian này chồng tôi có sống chung với chị Đỗ Thị Cẩm T.  Năm 2020, chồng tôi mất và để di chúc tài sản để lại cho chị T, di chúc có công chứng. Nay tôi muốn nhờ luật sư tư vấn để bảo vệ quyền lợi của mình và các con. Mong luật sư sớm phản hồi, tôi cảm ơn.

Luật A+ tư vấn:

Đầu tiên xác định di sản của anh A là ½ giá trị căn nhà (quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà) còn ½ còn lại là của chị B, do căn nhà là tài sản chung của hai vợ chồng, mặc dù anh A và chị B ly thân nhưng vẫn chưa ly hôn, do đó vẫn xem là vợ chồng. Như vậy, di sản mà anh A để lại là 3 tỷ. 

Căn cứ vào Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về tài sản chung của vợ chồng như sau:

  • Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
  • Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

Mặc dù di chúc anh A để lại toàn bộ di sản cho chị C, tuy nhiên theo Khoản 1 Điều 644 của Bộ luật dân sự thì con chưa thành niên và vợ vẫn được hưởng phần di sản bằng ⅔ suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật.

Nếu chia di sản theo pháp luật thì sẽ chia thành 3 phần, mỗi phần 1 tỷ đồng. Theo đó, thì di sản của anh A sẽ được chia như sau:

  • Chị B nhận ⅔ của 1 tỷ là 630,000,000 đồng
  • Hai con chung được nhận ⅔ của 1 tỷ, mỗi bé là 630,000,000 đồng (do các con dưới 18 tuổi nên chị B sẽ quản lý tài sản này cho đến khi con đủ 18 tuổi)
  • Chị C nhận phần còn lại của 3 tỷ là 1,11 tỷ đồng.

1. Di chúc như thế nào được xem là hợp pháp?

Di chúc hợp pháp là di chúc được lập bằng văn bản hoặc lập di chúc miệng đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luận. Điều kiện để di chúc hợp pháp được quy định tại Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

Đối với di chúc bằng văn bản, theo khoản 1 Điều 630 Bộ Luật Dân sự 2015:

  • Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép;
  • Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.

Đối với di chúc miệng, theo khoản 4 Điều 630 Bộ Luật Dân sự 2015:

  • Người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ;
  • Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.

Xem thêm bài viết: Bản án tranh chấp thừa kế theo di chúc

2. Quy định về thừa kế theo pháp luật

Căn cứ vào Điều 650 Bộ Luật dân sự 2015, những trường hợp thừa kế theo pháp luật được quy định như sau:

  1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:
  • Không có di chúc;
  • Di chúc không hợp pháp;
  • Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
  • Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
  1. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:
  • Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;
  • Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;
  • Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

3. Khi nào có di chúc mà vẫn có thể chia thừa kế theo pháp luật?

Đương sự có di sản để lại di chúc nhưng di sản vẫn được chia thừa kế theo pháp luật trong các trường hợp sau:

  • Thứ nhất: Di chúc không hợp pháp: Di chúc không hợp pháp sẽ không có hiệu lực pháp luật.
  • Thứ hai: Toàn bộ bộ những người thừa kế đã chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc
  • Thứ ba: Người thừa kế theo di chúc không có quyền hưởng di sản
  • Thứ tư: Người thừa kế theo di chúc từ chối hưởng di sản
  • Thứ năm: Phần di sản không được định đoạt trong di chúc.
  • Thứ sáu: Những người được hưởng di sản thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc.
tranh chấp tài sản thừa kế có di chúc 01
Khi nào có di chúc mà vẫn có thể chia thừa kế theo pháp luật?

Xem thêm bài viết: Tranh chấp tài sản thừa kế không có di chúc

4. Tình huống tranh chấp tài sản thừa kế có di chúc nhưng vẫn chia theo pháp luật

Ông A có 3 người con, vì lớn tuổi nên ông về ở với con trai lớn, Tài sản của ông A là 10 cuốn sổ tiết kiệm trị giá 55 tỷ và 1000 cây vàng được gửi giữ ở ngân hàng. Do tuổi cao sức yếu nên ông A đã mất. Sau đó người con trai lớn đã công bố di chúc của ông A để toàn bộ di sản cho người con trai lớn. Di chúc được lập bằng văn bản và viết tay không có công chứng hay người làm chứng. Nghi ngờ di chúc làm giả nên hai người con còn lại đến tư vấn pháp luật nhằm bảo vệ quyền thừa kế, quyền lợi và lợi ích chính đáng cho mình.

Theo quy định tại Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015, di chúc không được công chứng chứng thực chỉ được xem hợp pháp khi thỏa mãn hai điều kiện sau:

  • Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép;
  • Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.

Để chứng minh di chúc không hợp pháp thì hai người con cần chứng minh các tình huống sau:

  • Ông A không phải là người viết ký tên trong di chúc
  • Ông A lập di chúc trong tình trạng không minh mẫn hoặc bị ép buộc

Để chứng minh ông A không viết và ký tên trong di chúc thì hai người con có thể đề nghi Tòa giám định chữ viết. Còn chứng minh ông A không minh mẫn khi lập di chúc thì cần phải có giấy giám định sức khỏe hoặc giấy khám sức khỏe ông A không tốt tại thời điểm lập di chúc.

Vụ án sau đã được Tòa tiến hành giám định chữ viết và kết luận di chúc không hợp pháp, chấp nhận yêu cầu khởi kiện của hai người con chia thừa kế theo pháp luật đối với di sản của ông A.

5. Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp tài sản thừa kế có di chúc

5.1. Hồ sơ khởi kiện 

Người khởi kiện cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm các giấy tờ, tài liệu theo quy định tại Điều 189 Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015 như sau:

  • Đơn khởi kiện;
  • Căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân;
  • Tài liệu chứng cứ chứng minh yêu cầu khởi kiện và các giấy tờ liên quan như: Giấy chứng tử của người để lại di sản, bản kê khai các di sản, di chúc, giấy tờ về nhà đất, giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản với người thừa kế,…

5.2. Thủ tục giải quyết 

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện và nộp đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền;

Bước 2: Tòa án thụ lý vụ án và ra thông báo đến các cơ quan và cá nhân liên quan;

Bước 3: Tiến hành hòa giải;

Bước 4: Nếu hòa giải không thành thì đưa vụ án ra xét xử.

Ngoài ra vụ án còn có thể được giải quyết theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm nếu rơi vào trường hợp kháng cáo, kháng nghị theo yêu cầu của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền.

5.3. Thẩm quyền giải quyết 

Đối với di sản là bất động sản: Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có bất động sản (căn cứ điểm c khoản 1 Điều 39 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015).

Đối với di sản không phải là bất động sản: Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc theo sự lựa chọn cả nguyên đơn (căn cứ Điều 39, Điều 40 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015).

Xem thêm bài viết: Tranh chấp đất thừa kế chưa có sổ đỏ

6. Giải quyết tranh chấp tài sản thừa kế có di chúc tại Luật A+.

Với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết và tận tâm, Luật A+ tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, đại diện tố tụng cho các vụ án tranh chấp đất đai. Các dịch vụ luật A+ cung cấp đối với vụ án tranh chấp đất đai bao gồm:

  • Tư vấn pháp lý và đưa giải pháp xử lý tranh chấp
  • Tham gia đàm phán giải quyết tranh chấp.
  • Đại diện ủy quyền làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Soạn thảo toàn bộ hồ sơ khởi kiện.
  • Thay mặt nộp và tham gia tố tụng.
  • Luật sư bảo vệ tại phiên tòa các cấp.
  • Tư vấn thi hành án sau khi có bản án có hiệu lực pháp luật.

Lý do chọn Luật A+:

Kết quả bền vững.

Để được nhận kết quả tốt, theo đúng quy định pháp luật, nhận giá trị lâu dài mà không phải làm điều sai trái, không hối lộ, không e ngại sợ hãi cơ quan công quyền.

Sự tử tế.

Được chăm sóc như người thân, ân cần, chân thành, giải thích cặn kẽ, liên tục, luôn bên cạnh trong suốt quá trình thực hiện công việc. Chúng tôi luôn bên bạn lúc thăng hay trầm.

Chuyên môn vững.

Luật sư nhiều kinh nghiệm, hiểu rõ cách vận hành pháp luật của cơ quan nhà nước, hiểu rõ quy luật vận hành của các mối quan hệ trong xã hội để giải quyết vụ việc trọn vẹn.

Khách hàng 0 Đồng.

Luật A+ sẵn sàng phục vụ khách hàng khó khăn về tài chính với chất lượng tốt nhất, giá không liên quan đến chất lượng, không phải mua sự tử tế, sự đúng đắn bằng tiền.

Trên đây là toàn bộ câu trả lời của chúng tôi về vấn đề tranh chấp tài sản thừa kế theo di chúc, di sản thừa kế có di chúc để lại. Nếu còn bất kỳ vấn đề nào thắc mắc hoặc chưa rõ, bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua website hoặc liên hệ trực tiếp qua hotline để được tư vấn trực tiếp.

Luật sư Nguyễn Duy AnhLuật sư Nguyễn Duy Anh

Tôi là Luật sư Nguyễn Duy Anh

Email: anh@apluslaw.vn

Phone: 0939698142

Website: https://apluslaw.vn/nguyen-duy-anh.html

Số thẻ Luật sư: 10674/LS

1. Học vấn:

Cử nhân, Đại học Luật Tp.HCM, 2011.

Thạc sỹ Chính sách Công, Đại học Fulbright, 2021.

2. Kinh nghiệm làm việc:

Luật Trí Minh, văn phòng HCM từ 2011-2021:

  • (2011-2013) _ chức vụ Chuyên viên tư vấn;
  • (2013-2014) _ chức vụ Trưởng phòng doanh nghiệp;
  • (2014-2021) _ chức vụ Phó Giám đốc.

Luật A+, văn phòng HCM từ 2021 – nay:

  • (2021 – nay) _ chức vụ Giám đốc Luật A+

Từ khóa » Tình Huống Chia Di Sản Thừa Kế Theo Pháp Luật