Một Số Tình Huống Pháp Lý Về Thừa Kế. - Luật Minh Gia
Có thể bạn quan tâm
Câu hỏi đề nghị tư vấn thứ 1: Con không được thừa kế di sản của cha mẹ kể cả khi cha mẹ không có di chúc
Nhờ luật sư tư vấn dùm tôi. Cha và mẹ tôi chung sống với nhau có 4 người con (hai trai, hai gái) và trong thời gian cha và mẹ tôi chung sống có tạo ra được một số tài sản (đất ở và nhà). Nay cha tôi mất không để lại chúc ngôn. Mẹ tôi âm thầm cùng hai người con gái bán đất mà không có sự đồng ý của hai người con trai. Lúc ra công chứng cũng không có mặt của hai người con trai, nhưng thủ tục mua bán vẫn diễn ra bình thường. Như vậy có hợp pháp hay không? Mong luật sư tư vấn tôi xin cảm ơn.
Trả lời tư vấn:
Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của anh/chị chúng tôi tư vấn như sau: về cơ bản, nếu xác định nhà đất này là tài sản chung của cha mẹ hình thành trong thời kỳ hôn nhân và cha không có di chúc, tất cả con của cha đều có quyền được chia thừa kế đối với phần di sản của cha và do đó khi làm thủ tục phân chia di sản thừa kế hay các thủ tục chuyển nhượng di sản (trước khi chia) đều phải có sự đồng ý của tất cả người con (bao gồm cả con đẻ và con nuôi của cha). Vấn đề Thừa kế theo pháp luật đã được chúng tôi tư vấn trên trang web Luật Minh Gia, anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc. Tuy nhiên, Khoản 1 Điều 643 Bộ luật Dân sự 2005 quy định: "Những người sau đây không được quyền hưởng di sản: a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó; b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản; c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng; d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, huỷ di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản." Do đó, nếu hai người con trai thuộc một trong các trường hợp trên thì có thể xem xét không cần ý kiến của hai người này trong các thủ tục liên quan đến thừa kế di sản.
1 |==========================
Câu hỏi đề nghị tư vấn thứ 2: Tư vấn về quyền được hưởng thừa kế và tranh chấp không có di chúc
Thưa luật sư cho em hỏi gia đình em có mảnh đất A và B của ông bà ngoại em Khi ông ngoại em mất thời gian sau bà ngoại em tự ý kí giấy cho bác trai em mảnh đất A và bác em có đứng tên trên giấy tờ đến khi bác em mất vợ và hai người con của bác em tranh chấp mảnh đất A ấy. Vì vợ của bác em muốn bán mảnh đất A. Cho em hỏi nếu bây giờ các con của ông bà ngoại em cùng khởi kiện bà ngoại em vì đã tự ý cho đất thừa kế thì có thể lấy lại mảnh đất A và xin tòa hợp mảnh A cùng mảnh B để chia đều cho các con của ông bà ngoại và bà ngoại e hay không ? Và nếu chia thì sẽ được chia theo pháp luật như thế nào ạ ? Em xin cám ơn
Trả lời tư vấn:
Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự thông qua một hoặc một số bài viết cụ thể sau đây:
Thủ tục chia thừa kế theo pháp luật
Tư vấn trường hợp chia thừa kế theo pháp luật
Hỏi đáp về thủ tục khai nhận di sản thừa kế
Với trường hợp của anh/chị thi lúc này gia đình cần làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế phần di sản của ông ngoại. Tuy nhiên, tại thời điểm này gia đình vẫn chưa làm thủ tục khai nhận di sản mà bà vẫn chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì hành vi này đang có sự vi phạm và gia đình có thể yêu cầu hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên của bác và gia đình hoàn toàn có quyền khởi kiện để yêu cầu chia di sản thừa kế lại từ đấu. Và nếu như chia thừa kế theo pháp luật thì những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất bao gồm cha,mẹ, vợ, chồng, con cái sẽ được hưởng những phần bằng nhau trong khối di sản của ông ngoại. Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình! Ngoài ra, Anh/chị có thể tham khảo thêm qua một số văn bản pháp luật sau đây có quy định và hướng dẫn đối với trường hợp của anh chị: Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005
2 |==========================
Câu hỏi đề nghị tư vấn thứ 3: Điều kiện có hiệu lực của di chúc
kính thưa Luật sư ! sau khi cha tôi mất có để lại miếng đát cho mẹ và 3 người con gồm 2 gái một trai ( trong đó có một người con gái đi tu). theo sự phân chia của mẹ thì sau khi mẹ mất phần của mẹ sẽ chia làm hai phần, một phần cho người con trai để lo việc cúng kiếng sau này tại nhà, một phần để lại cho người con gái đi tu để lo việc cúng cha mẹ tại chùa. Vậy xin luật sư chỉ cách làm di chúc và những ai phải ký tên trong bản di chúc này. di chúc có phải đem ra chính quyền ký không hay chỉ trong gia đình thôi ? xin chân thành cảm ơn luật sư
Trả lời tư vấn:
Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn thông qua bài viết "Hỏi về di chúc hợp pháp và mẫu di chúc". Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình! Ngoài ra, Anh/chị có thể tham khảo Bộ luật Dân sự 2005 có quy định và hướng dẫn đối với trường hợp của anh/chị.
3 |==========================
Câu hỏi đề nghị tư vấn thứ 4: Hỏi về những người thừa kế theo pháp luật
Tôi tên Linh . Cho tôi hỏi , ba tôi đã mất nhưng không để lại di chuc , còn người vợ sau của ba tôi thì có giấy đk kết hôn nhưng đang định cư ở nước ngoài . Vậy khi ba tôi mất là người vợ sau này có toàn quyền với tài sản của ba tôi không ? Ví dụ nếu muốn sang tên xe ba tôi đứng tên hay làm lại giấy tờ xe đó có cần tôi đứng ra làm giấy tờ gì không ? Hay chỉ người vợ sau của ba tôi là toàn quyền ?
Trả lời tư vấn:
Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự thông qua một hoặc một số bài viết cụ thể sau đây:
Thừa kế theo pháp luật
Theo đó, khi ba bạn mất đi không để lại di chúc thì những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất sẽ có quyền hưởng di sản mà ba bạn để lại, các giao dịch liên quan tới việc định đoạt di sản thừa kế phải có sự đồng ý của những người thừa kế.
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Một số tình huống pháp lý về thừa kế. . Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.
Trân trọng P.Luật sư trực tuyến – Công ty Luật Minh Gia
Từ khóa » Tình Huống Chia Di Sản Thừa Kế Theo Pháp Luật
-
TÌNH HUỐNG PHÁP LUẬT VỀ THỪA KẾ - Quảng Ngãi
-
1. Tình Huống Chia Tài Sản Thừa Kế - Luật Minh Khuê
-
Chia Di Sản Thừa Kế Như Thế Nào ? Cách Xác định Người Hưởng Di ...
-
Giải Quyết Tranh Chấp Di Sản Thừa Kế Theo Di Chúc, Có Di Chúc để Lại.
-
Những Bài Tập Chia Thừa Kế Theo Luật Dân Sự 2015 (có đáp án)
-
Tổng Hợp 25 Bài Tập Chia Thừa Kế [có đáp án] - P1 - HILAW.VN
-
16 Dạng Bài Tập Tình Huống Về Thừa Kế (có - StuDocu
-
Tôi Yêu Luật - 16 DẠNG BÀI TẬP TÌNH HUỐNG VỀ THỪA KẾ (CÓ ...
-
Quy định Phân Chia Di Sản Thừa Kế Theo Pháp Luật Chính Xác
-
Chia Tài Sản Thừa Kế Có Người Không Đồng Ý Giải Quyết Như ...
-
Hướng Dẫn Chia Thừa Kế đất đai Không Có Di Chúc - Luật Long Phan
-
Tư Vấn Về Tình Huống Thực Tế Về Phân Chia Di Sản Thừa Kế Mới Nhất
-
NGUYÊN TẮC PHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ NHƯ THẾ NÀO ?
-
Chia Di Sản Thừa Kế Theo Quy định Của Pháp Luật - Hỏi đáp Trực Tuyến