Chiến Lược Marketing Mix: Giải Pháp Tiếp Thị Hàng Đầu Thời Đại 4.0
Có thể bạn quan tâm
Chiến lược Marketing mix (Marketing Hỗn Hợp) bao gồm các công cụ tiếp thị hữu ích nhất, được sử dụng để tiếp thị chính xác đối tượng khách hàng mục tiêu. Marketing hỗn hợp gồm 4 thành phần chính là: Product (Sản phẩm), Price (Giá), Place (Phân phối), và Promotion (Quảng cáo).
Hiện nay, Marketing mix được mở rộng thêm các chiến lược 7P, 12P hoặc kết hợp các thành phần giữa 4P và 4C. Vậy làm thế nào để có cái nhìn đúng đắn với chiến lược này. Hãy cùng FieldCheck tìm hiểu trong bài viết ngày hôm nay nhé!
Thế Nào Là Chiến Lược Marketing Mix?
Chiến lược Marketing mix là giải pháp tiếp thị mang lại hiệu quả cao trong thời đại công nghệ 4.0. Đây là chiến lược Marketing tập hợp các công cụ được doanh nghiệp sử dụng để tiếp cận chính xác phân khúc thị trường và khách hàng mục tiêu.
Chiến lược Marketing hỗn hợp đóng vai trò quan trọng trong kế hoạch quảng cáo toàn diện của doanh nghiệp. Về khái niệm, thuật ngữ Marketing Mix được giáo sư marketing kiêm nhà văn E. Jerome McCarthylần đầu tiên giới thiệu vào năm 1960 với 4 khía cạnh bao gồm: Product (Sản phẩm), Price (Giá), Place (Phân phối), và Promotion (Quảng cáo).
Các yếu tố khác nhau của chiến lược tiếp thị được liên kết chặt chẽ với nhau. Chiến lượng Marketing lấy người tiêu dùng làm trung tâm. Tuỳ thuộc vào ngành kinh doanh và mục tiêu của chiến lược marketing, doanh nghiệp có thể thực hiện các cách tiếp cận linh hoạt với từng chữ Ps.
Marketing hỗn hợp có vai trò quan trọng trong kế hoạch quảng cáo toàn diện của doanh nghiệp
Marketing Hỗn Hợp (Marketing Mix) Là Gì?
Ngày nay, bên cạnh 4 chữ P ban đầu, Marketing hỗn hợp được bổ sung thêm 3P bao gồm: Process (quy trình), People (con người), và Physical Evidence (bằng chứng vật lý).
Marketing hỗn hợp 7P giúp tăng cường sức mạnh tiếp thị sản phẩm không dừng lại ở hàng hoá hữu hình, mà còn hỗ trợ phát triển những dịch vụ vô hình.
Chiến lược Marketing hỗn hợp giúp:
- Phát triển điểm mạnh, hạn chế điểm yếu của doanh nghiệp.
- Tăng mức độ cạnh tranh và dễ thích ứng với sự thay đổi của thị trường.
- Tăng cường khả năng làm việc nhóm, sự hợp tác giữa các phòng ban và đối tác.
Vai Trò Của Marketing Hỗn Hợp (Marketing Mix)
Marketing hỗn hợp đóng vai trò làm cầu nối giữa khách hàng với doanh nghiệp. Các chiến dịch tiếp thị của Marketing Mix giúp doanh nghiệp hiểu được nhu cầu của khách hàng để đưa ra các sản phẩm đáp ứng tốt nhất cho nhu cầu của họ.
1. Đối Với Doanh Nghiệp
Marketing hỗn hợp giúp doanh nghiệp thích ứng dễ dàng hơn với những thay đổi của thị trường. Đó chính là nền tảng giúp công ty tồn tại và phát triển bền vững.
Bên cạnh đó, tiếp thị hỗn hợp còn giúp doanh nghiệp xác định rõ thị trường đang cần gì? Khách hàng có kỳ vọng như thế nào với sản phẩm và khả năng chi trả của họ.
Các chiến lược Marketing Mix còn tạo sự kết nối trong quá trình tạo ra sản phẩm của doanh nghiệp với thị trường.
Nhiệm vụ của Marketing là (1) tìm kiếm thông tin từ thị trường, (2) truyền thông điệp của doanh nghiệp đến người tiêu dùng, và (3) nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới và thúc đẩy quá trình bán hàng.
Một chiến lược Marketing độc đáo và khách biệt với các chương trình khuyến mãi thu hút khách hàng, giúp thúc đẩy quá trình tiêu thụ sản phẩm. Từ đó gia tăng doanh số và giúp doanh nghiệp có nhiều ưu thế cạnh tranh hơn so với đối thủ.
Marketing Mix giúp doanh nghiệp hiểu rõ nhu cầu của khách hàng để tung sản phẩm đúng trọng tâm
2. Đối Với Người Tiêu Dùng
Marketing hỗn hợp cũng mang đến nhiều lợi ích cho người tiêu dùng như: Giúp khách hàng dễ dàng tìm kiếm sản phẩm đúng với nhu cầu, mục đích sử dụng và chi phí có thể bỏ ra.
Khi thực hiệnchiến lược Marketing mix, doanh nghiệp sẽ phát triển thêm nhiều loại hàng hoá. Nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ để tìm ra và thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng. Nhờ đó, khách hàng sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn khi mua sắm.
Đặc biệt Marketing mix còn giúp khách hàng tiết kiệm thời gian và công sức khi mua sắm. Các mô hình bán hàng Online, kinh doanh trực tuyến đang phát triển mạnh mang đến sự tiện lợi cho người dùng.
Có thể nói Marketing mix chính là cầu nối tạo điều kiện cho cung - cầu gặp nhau. Các hoạt động marketing của doanh nghiệp giúp người tiêu dùng hiểu rõ hơn về sản phẩm.
Những thông tin về thị trường, khảo sát nhu cầu, thu thập đánh giá từ khách hàng giúp doanh nghiệp cải tiến chất lượng sản phẩm, mang đến nhiều giá trị hơn cho người tiêu dùng.
Marketing hỗn hợp giúp khách hàng dễ dàng tìm kiếm sản phẩm đúng nhu cầu
Những Yếu Tố Chính Trong Các Mô Hình Marketing Hỗn Hợp
Như đã nói ở trên các yếu tố chính trong mô hình Marketing hỗn hợp gồm: Product (Sản phẩm); Price (Giá); Place (Địa điểm); Promotion (Quảng cáo).
1. Product (Sản Phẩm)
Khi thực hiện chiến lược Marketing mix, doanh nghiệp cần phải nghiên cứu chu kỳ sống của sản phẩm (life cycle of the product). Điều này giúp nhà tiếp thị xử lý nhanh chóng các vấn đề phát sinh có thể xảy ra khi sản phẩm đã đến tay người tiêu dùng.
Chẳng hạn như khi sản phẩm đến tay người dùng mà bị lỗi do nhà sản xuất. Ví dụ thiết bị điện tử gặp vấn đề về pin, lỗi phần cứng,...thì nhà sản xuất phải phát triển công nghệ mới để khắc phục vấn đề đó. Từ đó mang đến tay người tiêu dùng một sản phẩm cao cấp hơn ở phiên bản sau.
Marketing hỗn hợp giúp doanh nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng mục tiêu.
Vai trò của Marketing Mix là nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng
2. Price (Giá Bán)
Giá thành sản phẩm là yếu tố khách hàng cân nhắc khi mua sắm sản phẩm. Giá cả của hàng hoá phụ thuộc vào giá trị cảm nhận của khách hàng. Yếu tố này có thể làm thay đổi chiến lược tiếp thị của doanh nghiệp.
Giá bán thấp hơn giúp sản phẩm tiếp cận với đối tượng khách hàng đa dạng hơn. Giá bán cao hơn sẽ hấp dẫn khách hàng tìm kiếm sản phẩm thực sự chất lượng và khan hiếm.
Chiến lược về giá bán phải lớn hơn chi phí sản xuất và marketing để tạo ra lợi nhuận. Dưới đây là một số yếu tố định giá sản phẩm trong chiến lược Marketing mix.
- Định giá sản phẩm cao hơn đối thủ cạnh tranh để gây ấn tượng về chất lượng.
- Định giá sản phẩm giống đối thủ cạnh tranh, thu hút khách hàng bằng tính năng, lợi ích đặc biệt.
- Định giá sản phẩm thấp hơn đối thủ để thu hút tệp khách hàng thích mua giá rẻ.
- Lên kế hoạch tăng gia khi thương hiệu có vị trí trên thị trường hoặc hạ giá khi mới tung sản phẩm.
- Đặt giá bán cao hơn để hấp dẫn khách hàng bằng chiến dịch chiết khấu, giảm giá sâu.
3. Place (Địa Điểm)
Place bao gồm các địa chỉ phân phối, vận chuyển, kho bãi, đại lý,...Place là yếu tố doanh nghiệp nhấn mạnh những địa điểm mà khách hàng có thể tiếp cận và mua sản phẩm.
Khi tiến hành chiến lượng marketing hỗn hợp, doanh nghiệp cần trả lời một số câu hỏi như:
- Khách hàng có thể tìm kiếm sản phẩm ở đâu?
- Khách hàng có cần trực tiếp trải nghiệm và dùng thử sản phẩm?
- Doanh nghiệp muốn tiếp thị trực tiếp qua trang Web thương mại điện tử hay khách hàng tìm kiếm sản phẩm trên Website của bên thứ ba?
- Doanh nghiệp tư vấn trực tiếp cho khách hàng hay thuê bên thứ ba giải quyết vấn đề dịch vụ?
4. Promotion (Quảng Cáo)
Quảng cáo là yếu tố không thể thiếu trong mọi chiến dịch marketing của doanh nghiệp. Promotion trong chiến lược Marketing Mix bao gồm: Quảng cáo, tiếp thị và xúc tiến bán hàng.
Các hình thức quảng cáo thường gặp bao gồm:
- Quảng cáo trên Internet gồm website, mạng xã hội, sàn thương mại điện tử,...
- Email Marketing
- Hội chợ thương mại
- Bảng quảng cáo ngoài trời
- Quảng cáo trên phương tiện giao thông
- Quảng cáo truyền hình, đài phát thanh, thang máy
- Quan hệ công chúng như thông cáo báo chí, họp báo, PR trên các phương tiện truyền thông,...
Khi quảng cáo, doanh nghiệp cần xác định rõ ràng thông điệp muốn truyền tải là gì? Đối tượng truyền thông là ai? Tiếp cận khách hàng như thế nào? Tần suất phát quảng cáo ra sao?
Tất cả các kênh quảng cáo cần có sự liên kết với nhau tạo thành chiến lược marketing mix mang đến trải nghiệm liền mạch cho khách hàng.
Chiến dịch quảng cáo trên Internet
Những Mô Hình Marketing Mix Phổ Biến
Hiện nay có 3 mô hình Marketing hỗn hợp được ứng dụng phổ biến tại Việt Nam.
1. Mô Hình 4P
Đây là mô hình Marketing mix ra đời sớm và được ứng dụng rộng rãi nhất trên thị trường.
Marketing Mix 4P gồm các yếu tố: Price (giá bán), Product (sản phẩm), Place (địa điểm) và Promotion (quảng cáo) như đã phân tích ở trên.
Mô hình này có vai trò nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm, tiếp thị khách hàng mục tiêu và thúc đẩy bán hàng.
2. Mô Hình 7P
Marketing mix 7P, bao gồm tất cả các yếu tố trong mô hình 4P và bổ sung thêm 3P gồm: People (con người), Packaging (bao bì) và Process (quy trình).
People là đầu tư tuyển dụng đội ngũ nhân viên chất lượng ở mọi cấp độ. Bao gồm nhân viên ở tất cả các bộ phận, không chỉ trong dịch vụ chăm sóc khách hàng, marketing và salespersons.
Packaging gồm bao bì, quy cách đóng gói hấp dẫn, phù hợp thị hiếu khách hàng. Thiết kế ấn tượng, tạo sự khác biệt. Gây thu hút, thúc đẩy nhu cầu mua hàng và thêm nhiều giá trị cho khách hàng.
Cuối cùng doanh nghiệp cần phải ưu tiên các quy trình mang đến cho khách hàng trải nghiệm hài lòng nhất. Quy trình cần cụ thể, liền mạch giúp tối ưu hoá chi phí và nâng hiệu suất làm việc của nhân viên.
Mô hình Marketing Mix 7P
3. Mô Hình 4C
Mô hình Marketing Mix 4C gồm các yếu tố: Customer Solutions, Customer Cost, Convenience, và Communication. Đây là 4 yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp phân tích:
- Giải pháp cho khách hàng.
- Phân tích chi phí khách hàng bỏ ra mua sản phẩm.
- Trải nghiệm khách hàng khi sử dụng sản phẩm.
- Công cụ tương tác và liên lạc với khách hàng.
FieldCheck Có Thể Hỗ Trợ Doanh Nghiệp Để Triển Khai Các Chiến Lược Marketing
FieldCheck là giải pháp công nghệ tối ưu chiến lược Marketing Mix cho doanh nghiệp. Đây là ứng dụng quản lý trên điện thoại di động sở hữu nhiều tính năng ưu việt như:
- Quản lý chấm công check-in/check-out, xin nghỉ phép của nhân viên thị trường trên điện thoại di động.
- Ghi nhận số lượng hàng tồn kho tự động.
- Quản lý vị trí cửa hàng và phân tích thị trường mục tiêu từng khu vực.
- Khảo sát chất lượng cửa hàng, trưng bày sản phẩm thông qua digital checklist và chấm điểm tự động.
- Khảo sát ý kiến khách hàng về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
- Hỗ trợ khách hàng ngay lập tức khi có sự cố phát sinh, hoặc người tiêu dùng yêu cầu tư vấn thêm.
- Cải thiện giao tiếp giữa doanh nghiệp với khách hàng.
- Cập nhật thông tin về sản phẩm mới, chương trình khuyến mãi nhanh chóng với tính năng Push Notification.
- Thu thập thông tin khách hàng và quản lý danh sách khách hàng mục tiêu trên hệ thống.
- Tối đa hoá tệp khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp.
FieldCheck là giải pháp công nghệ tối ưu chiến lược Marketing Mix cho doanh nghiệp
Với FieldCheck các chiến lược Marketing mix của doanh nghiệp sẽ đạt hiệu quả cao hơn gấp bội. Các tính năng thông minh của phần mềm sẽ hỗ trợ đắc lực cho việc bán hàng của doanh nghiệp.
FieldCheck là phần mềm hỗ trợ quản lý giúp doanh nghiệp có thể quản lý các hoạt động tại cửa hàng như kiểm tra chất lượng, trưng bày sản phẩm, chấm công dễ dàng.
Ứng dụng đặc biệt phát triển nhằm tối ưu hóa công tác thực địa, đi hiện trường của các chuỗi bán lẻ. Bạn có thể dễ dàng sử dụng ứng dụng để quản lý hay hỗ trợ PG, nhân viên tại cửa hàng thực hiện các công việc của mình.
Từ khóa » Giải Pháp Cho Marketing Mix
-
Chiến Lược Marketing Mix - Giải Pháp Tiếp Thị Hàng Đầu Hiện Nay
-
Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Marketing Mix - Truyền Thông TMS
-
Đề Tài: Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Marketing-mix GỖ NỘI THẤT, 9 ...
-
Các Giải Pháp Về Marketing –mix - 123doc
-
1 Số Giải Pháp Marketing-Mix Nhằm Tăng Hiệu Quả Kinh Doanh Của ...
-
Hướng Dẫn Xây Dựng Chiến Lược Marketing Mix [Template]
-
Tất Tần Tật Những Kiến Thức Hữu ích Về Marketing Mix Bạn Không Nên ...
-
Giải Pháp Marketing – Mix Nhằm Phát Triển Thương Hiệu Cho Công Ty ...
-
Chiến Lược Của Marketing Hỗn Hợp 4p( Marketing Mix)
-
Giải Pháp Marketing Mix Cho Hoạt động Kinh Doanh Của Nhà Hàng ...
-
Giải Phap Nhằm Nang Cao Hiệu Quả Hoạt Dộng Marketing Tại Cong Ty ...
-
[PDF] Giải Pháp Marketing - Mix Thu Hút Khách Du Lịch Nội địa Của Công
-
Giải Pháp Hoàn Thiện Công Tác Marketing-mix Của Nhà Máy Sản Xuất ...
-
Chuyên đề Một Số Giải Pháp Marketing-Mix Nhằm Phát Triển Của Thị ...