Chiến Lược Suy Giảm
Có thể bạn quan tâm
Chiến lược suy giảm được chúng tôi sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Bài: Chiến lược suy giảm
- 1. Cắt giảm chi phí (Chiến lược thu hẹp bớt hoạt động)
- 2. Thu hồi vốn đầu tư (cắt bỏ bớt hoạt động)
- 3. Thu hoạch (thu hồi tiền mặt)
- 4. Chiến lược giải thể /thanh lý (rút lui)
Chiến lược suy giảm là giải pháp làm giảm tốc độ tăng doanh số và lợi nhuận của những đơn vị kinh doanh không còn lợi thế cạnh tranh và sức hấp dẫn trên thị trường kém.
Các tính huống áp dụng:
- Doanh nghiệp cần sắp xếp lại cơ cấu các ngành, các chủng loại sản phẩm, các mặt hàng để củng cố hiệu quả kinh doanh.
- Một số đơn vị kinh doanh mới đi vào hoạt động nhưng không hiệu quả như mong muốn.
- Một số đơn vị kinh doanh của doanh nghiệp không còn cơ hội tăng trưởng lâu dài và không còn khả năng sinh lợi, sản phẩm rơi vào giai đoạn suy thoái của chu kỳ sống sản phẩm.
- Khi môi trường kinh tế của quốc gia và quốc tế không ổn định, ảnh hưởng đến sự phát triển của các đơn vị kinh doanh hiện tại.
Doanh nghiệp có khả năng nắm bắt các cơ hội kinh doanh mới hấp dẫn hơn các cơ hội hiện tại.
Có 4 loại chiến lược suy giảm:
1. Cắt giảm chi phí (Chiến lược thu hẹp bớt hoạt động)
Chiến lược này xảy ra khi một công ty tổ chức lại/củng cố hoạt động thông qua việc cắt giảm chi phí và tài sản để cứu vãn tình thế doanh số và lợi nhuận đang bị sụt giảm. Đây còn gọi là chiến lược xem xét hay tổ chức lại, khi việc thu hẹp bớt hoạt động nhằm tập trung củng cố thế mạnh đặc biệt/ ngành, lĩnh vực mũi nhọn của công ty.
2. Thu hồi vốn đầu tư (cắt bỏ bớt hoạt động)
Bán đi một bộ phận, một chi nhánh, một phần công ty hoạt động không có lãi hoặc đòi hỏi quá nhiều vốn, hoặc không phù hợp với các hoạt động chung của công ty để tăng vốn cho các hoạt động khác.
Doanh nghiệp có thể phải lựa chọn chiến lược này khi đã đa dạng hóa vốn đầu tư nhưng một trong các đơn vị kinh doanh của nó đã quá tồi tệ hoặc không có triển vọng. Kết quả của việc thu hồi vốn đầu tư dẫn đến việc phân bố lại các nguồn lực để làm sống lại các doanh nghiệp hoặc tạo ra các cơ hội kinh doanh mới.
3. Thu hoạch (thu hồi tiền mặt)
Chiến lược thu hoạch là giải pháp khai thác cạn kiệt những đơn vị kinh doanh không còn khả năng phát triển lâu dài nhằm tận thu những gì còn có thể bán được trong thời gian trước mắt. Mục tiêu của chiến lược thu hoạch có thể là: tối đa hóa vòng quay vốn lưu động, tiết kiệm các khoản chi, tận thu những gì còn có thể bán…
Chiến lược thu hoạch thường thích hợp cho đơn vị kinh doanh chiến lược có tương lai mờ mịt, ít hy vọng có lãi khi bán nó nhưng lại vẫn có thể mang lại nguồn thu.
Đây là lựa chọn tốt nhất khi doanh nghiệp muốn thoát khỏi sự suy thoái của ngành. Chiến lược thu hoạch đòi hỏi doanh nghiệp phải cắt giảm toàn bộ các khoản đầu tư mới về thiết bị, quảng cáo, nghiên cứu và phát triển, sa thải bớt lao động hoặc chuyển cho các đơn vị trong nội bộ, không mua thêm các yếu tố đầu vào, giảm giá bán đến mức khách hàng chấp nhận mua hết những gì còn lại thậm chí thấp hơn chi phí. Kết cục không thể tránh khỏi là doanh nghiệp sẽ đánh mất thị phần bởi vì doanh nghiệp sẽ không còn tiếp tục đầu tư vào kinh doanh ở lĩnh vực này và dòng tiền sẽ tăng lên. Tuy nhiên cuối cùng dòng tiền sẽ giảm và ở giai đoạn này doanh nghiệp nên rút lui khỏi lĩnh vực kinh doanh.
4. Chiến lược giải thể /thanh lý (rút lui)
Là giải pháp chấm dứt sự tồn tại và bán tất cả các tài sản của đơn vị kinh doanh. Giải pháp này được thực hiện khi không thể thực hiện được các chiến lược trên đối với các đơn vị kinh doanh ở giai đoạn suy thoái, hoặc không cạnh tranh được với các đối thủ trong ngành, không có đủ nguồn lực theo đuổi các chiến lược khác. Hạn chế của chiến lược rút lui là nó phụ thuộc vào khả năng của công ty về việc nhận ra sự suy giảm của ngành trước khi tình hình trở nên bi đát hoặc bán hết công việc kinh doanh của công ty khi mà tài sản của nó vẫn còn giá trị đối với công ty khác.
Thanh lý là việc làm chấp nhận thất bại, vì vậy về mặt tình cảm có thể gặp khó khăn khi phải áp dụng chiến lược này.Tuy nhiên, ngừng hoạt động vẫn còn tốt hơn phải tiếp tục chịu thua lỗ những khoản tiền quá lớn.
---------------------------------------
Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Chiến lược suy giảm về đặc điểm của chiến lược giải thể /thanh lý (rút lui), chiến lược thu hoạch, thu hồi vốn đầu tư và chiến lược thu hẹp bớt hoạt động.
Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Chiến lược suy giảm. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.
Từ khóa » Mục Tiêu Suy Giảm Là Gì
-
Mục Tiêu Suy Giảm: Sứ Mệnh: - Tài Liệu Text - 123doc
-
Chiến Lược Suy Giảm
-
Chiến Lược Cắt Giảm Là Gì? Đặc Trưng, Trường Hợp Sử Dụng?
-
Thế Nào Là Suy Giảm Hệ Miễn Dịch? | Vinmec
-
Suy Giảm Thị Lực: Những điều Cần Biết | Vinmec
-
Suy Giảm Giá Trị Tài Sản Theo IAS 36 (bài 1) - KPMG International
-
Làm Gì Trong Suy Thoái? - VnEconomy
-
Suy Thoái Kinh Tế – Wikipedia Tiếng Việt
-
Lựa Chọn Ngành Sản Phẩm Kích Cầu để đạt Mục Tiêu Tăng Trưởng Tối ưu
-
Người Bị Suy Giảm Miễn Dịch Và Covid-19 - Cần Lưu ý Gì?
-
Các Nền Kinh Tế Mới Nổi Phục Hồi Yếu Làm Chậm Tốc độ Tăng Trưởng ...
-
Làm Thế Nào để Chiến Lược Tăng Trưởng Của Doanh Nghiệp Có Thể đi ...
-
Ba Mục Tiêu Quan Tâm Nhất Của Thế Hệ Kế Nghiệp Các Doanh Nghiệp ...
-
Đã đến Lúc Cần Rút Ra Những Bài Học Từ Khủng Hoảng Kinh Tế Thế Giới