Người Bị Suy Giảm Miễn Dịch Và Covid-19 - Cần Lưu ý Gì?
Có thể bạn quan tâm
Theo một nghiên cứu từ Pfizer trong giai đoạn nửa đầu năm 2021, trong số những người đã được tiêm chủng đầy đủ hai liều vắc xin mRNA của Pfizer thì những người bị suy giảm miễn dịch có nguy cơ bị nhiễm Covid-19 cao hơn khoảng ba lần. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, có 0,18% bệnh nhân suy giảm miễn dịch bị mắc Covid-19 so với 0,06% bệnh nhân không suy giảm miễn dịch. Đây cũng được xem là một trong rất nhiều nghiên cứu về mối tương quan giữa suy giảm miễn dịch và Covid-19 của các nhà khoa học trên thế giới.
Tư vấn chuyên môn bài viết: BS Phạm Mạnh Hoàn – Cố vấn chuyên môn BVĐK Tâm Anh
Bệnh nhân suy giảm miễn dịch và nguy cơ mắc covid-19
Những người bị suy giảm miễn dịch có thể do mắc phải các bệnh lý mạn tính không lây như tăng huyết áp, xơ gan, suy thận mạn, bệnh tim mạch, ung thư… Khi ấy, cơ thể sẽ bị suy giảm sức đề kháng trước những tác nhân gây bệnh, dễ nhiễm SARS-CoV-2 và đối diện nguy cơ xảy ra biến chứng nặng, khó điều trị, thậm chí tử vong khi mắc Covid – 19. Tùy vào loại suy giảm miễn dịch mắc phải mà biến chứng sẽ khác nhau. Theo đó, suy giảm miễn dịch được chia thành hai loại:
Suy giảm miễn dịch thứ phát
Suy giảm miễn dịch thứ phát (hoặc mắc phải) là một trong những nguyên nhân chính gây nhiễm trùng ở người trưởng thành. Những rối loạn suy giảm miễn dịch này ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch một phần hoặc toàn bộ, khiến cơ thể trở thành mục tiêu dễ dàng cho một số loại bệnh và tình trạng nhiễm trùng.
Rối loạn suy giảm miễn dịch thứ phát phổ biến hơn suy giảm miễn dịch nguyên phát (hoặc bẩm sinh). Trong hầu hết các trường hợp, việc điều trị các bệnh lý gây ra tình trạng suy giảm miễn dịch có thể giúp kiểm soát tình trạng suy giảm miễn dịch thứ phát.
Cơ thể có thể phát triển những rối loạn này theo thời gian do một số yếu tố môi trường hoặc suy giảm miễn dịch nguyên phát.
Một số nguyên nhân gây suy giảm miễn dịch thứ phát là:
- Bức xạ hoặc hóa trị, có thể dẫn đến rối loạn suy giảm miễn dịch thứ phát được gọi là giảm bạch cầu trung tính
- Bệnh mãn tính
- Vết bỏng nặng
- Nhiễm trùng do virus suy giảm miễn dịch ở người có thể dẫn đến hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (HIV/AIDS)
- Bệnh bạch cầu
- Suy dinh dưỡng khiến mọi người dễ bị nhiễm trùng đường hô hấp và tiêu chảy
Ngoài ra, có một vài nguyên nhân ít phổ biến hơn, bao gồm:
- Sử dụng thuốc. Một số loại thuốc ức chế hệ thống miễn dịch ở những người bị rối loạn tự miễn dịch có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
- Nhiễm trùng mãn tính, chẳng hạn như hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) có thể dẫn đến một số rối loạn suy giảm miễn dịch thứ phát. Lúc này, virus nhắm mục tiêu là các tế bào bạch cầu (những tế bào chống lại nhiễm trùng và vi khuẩn) và nhân lên. Theo thời gian, số lượng bạch cầu giảm, khiến cơ thể dễ mắc nhiều loại bệnh.
Các triệu chứng suy giảm miễn dịch thứ phát phổ biến bao gồm:
- Bệnh tiêu chảy
- Viêm phổi
- Viêm xoang
- Nhiễm trùng tai
- Viêm các cơ quan nội tạng
- Cảm lạnh
- Đỏ mắt
- Các vấn đề về tiêu hóa, như giảm cảm giác đói và buồn nôn
- Nhiễm trùng nấm men
Các triệu chứng khác nhau đối với từng loại rối loạn suy giảm miễn dịch, có thể là cấp tính (đột ngột và ngắn hạn) hoặc mãn tính (xảy ra trong thời gian dài).
Hầu hết các rối loạn suy giảm miễn dịch thứ phát có thể được điều trị dễ dàng bằng cách điều trị biểu hiện chính của bệnh.
Cấy ghép tủy xương là phương pháp điều trị phổ biến nhất cho tình trạng suy giảm miễn dịch thứ phát.
Các liệu pháp như sử dụng liệu pháp HAART (sử dụng nhiều loại thuốc tác động lên các mục tiêu virus khác nhau được gọi là liệu pháp kháng retrovirus có hoạt tính cao) cho phép các tế bào bạch cầu phục hồi. Những loại thuốc này đã làm tăng đáng kể tuổi thọ của những người nhiễm HIV/AIDS.
Suy giảm miễn dịch nguyên phát
Hệ thống miễn dịch có nhiệm vụ giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng. Người bị suy giảm miễn dịch nguyên phát có hệ thống miễn dịch hoạt động kém, gây ra tình trạng bệnh nặng và tăng khả năng mắc bệnh của người bị suy giảm miễn dịch nguyên phát.
Có hơn 400 loại suy giảm miễn dịch nguyên phát. Chúng khác nhau về mức độ nghiêm trọng và ảnh hưởng đến việc phát hiện bệnh sớm. Trong một số trường hợp, ở mức độ nhẹ, người mắc bệnh có thể không phát hiện ra cho đến khi trưởng thành. Ngoài ra, rối loạn này cũng có thể xảy ra với trẻ sơ sinh nhưng có thể được phát hiện ngay sau sinh, thông qua các xét nghiệm sàng lọc sơ sinh. Các phương pháp điều trị hiệu quả cần căn cứ vào loại suy giảm miễn dịch mắc phải, qua đó giúp hệ thống miễn dịch hoạt động tốt hơn.
Các dấu hiệu của suy giảm miễn dịch nguyên phát bao gồm:
- Nhiễm trùng thường xuyên hơn chẳng hạn như nhiễm trùng tai, viêm xoang, viêm phổi, viêm phế quản, viêm màng não, nhiễm trùng da, tưa miệng (bệnh nhiễm nấm ở miệng hoặc da, còn được gọi là bệnh nấm candida).
- Tình trạng nhiễm trùng diễn ra lâu hơn
- Nhiễm trùng khó điều trị và không đáp ứng với kháng sinh hoặc cần dùng kháng sinh đường tĩnh mạch
Những người thuộc nhóm này có nhiều khả năng bị rối loạn tự miễn dịch bên ngoài và một số rối loạn về máu nhất định. Lý do, hệ thống miễn dịch bảo vệ cơ thể chống lại ung thư, do đó những người này có khả năng cao mắc một số bệnh ung thư.
Trong một số trường hợp, suy giảm miễn dịch nguyên phát đến từ nguyên nhân rối loạn di truyền, chẳng hạn như hội chứng xóa 22q11.2 (hay còn gọi là hội chứng DiGeorge, một hội chứng di truyền trong đó một phần nhỏ của nhiễm sắc thể 22 bị xóa hoặc mất – gây ra những vấn đề như hở hàm ếch; các bất thường trên mặt như môi trên nhỏ, mắt nhỏ, khoảng cách giữa hai mắt rộng, hai tai thấp…; nhiễm trùng thường xuyên; tăng nguy cơ mắc các tình trạng sức khỏe tâm thần như tâm thần phân liệt, ADHD và rối loạn phổ tự kỷ; rối loạn tiêu hóa…). Do đó, nếu người thân trong gia đình mắc phải tình trạng này, bạn hãy chia sẻ với bác sĩ nếu đang mang thai hay có kế hoạch mang thai.
- Nhiễm trùng nặng hơn và cần nhập viện, chẳng hạn như nhiễm trùng huyết hoặc áp xe (nhiễm trùng có mủ) các cơ quan nội tạng.
- Các bệnh nhiễm trùng mà hầu hết mọi người không mắc phải (đôi khi được gọi là nhiễm trùng cơ hội).
- Trẻ sơ sinh chậm tăng cân hoặc chậm lớn.
- Các vấn đề về tiêu hóa, chẳng hạn như tiêu chảy mãn tính.
Chẩn đoán sớm có thể giúp ngăn ngừa hoặc trì hoãn một số vấn đề sức khỏe do suy giảm miễn dịch nguyên phát gây ra. Nếu không được điều trị kịp thời, một số loại suy giảm miễn dịch nguyên phát có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm tổn thương cơ quan, và thậm chí tử vong. Ngay cả khi điều trị, hầu hết tình trạng suy giảm miễn dịch nguyên phát không có chưa có thuốc chữa trị. Do đó, bạn cần phải thực hiện các bước để ngăn ngừa loại nhiễm trùng này. Các bước này bao gồm:
- Rửa tay đúng cách, chăm sóc răng miệng tốt
- Duy trì các thói quen lành mạnh, bao gồm hoạt động thể chất, ăn uống lành mạnh và ngủ đủ giấc
- Tránh tiếp xúc với người bệnh và nơi đông người
- Tham vấn bác sĩ về loại vắc xin an toàn.
Trong một số trường hợp, những người bị suy giảm miễn dịch nguyên phát không thể có vắc xin sống như virus rota, bệnh thủy đậu, bệnh bại liệt ở miệng và bệnh sởi, quai bị, rubella. Khám sàng lọc cho trẻ sơ sinh có thể phát hiện sớm tình trạng mắc phải, trước khi trẻ nhận được các loại vắc xin.
Các phương pháp điều trị khác nhau, tùy thuộc vào loại suy giảm miễn dịch nguyên phát, có thể bao gồm:
- Thuốc kháng sinh để ngăn ngừa một số bệnh nhiễm trùng
- Các phương pháp điều trị giúp hệ thống miễn dịch hoạt động tốt hơn (bao gồm quản lý nhiễm trùng, điều trị tăng sức đề kháng, ghép tế bào gốc…)
- Các yếu tố tăng trưởng để giúp tăng số lượng tế bào bạch cầu vốn được xem là một phần của hệ thống miễn dịch
- Cấy ghép tế bào gốc để cung cấp cho cơ thể các tế bào miễn dịch đang hoạt động từ người khác (người hiến tặng)
- Liệu pháp gen để thay thế gen
Nguy cơ gặp biến chứng nặng khi mắc Covid-19
Những người sống với tình trạng suy giảm miễn dịch nguyên phát hoặc thứ phát có thể lo lắng về những rủi ro của họ trong đại dịch Covid-19. Điều này bao gồm nguy cơ lây nhiễm SARS-CoV-2 từ người khác và có nguy cao tiến triển nặng và tử vong khi mắc Covid-19, những người này cũng có nguy cơ bị hội chứng hậu Covid – 19 với những triệu chứng nặng nề kéo dài.
Một nghiên cứu của Anh đăng trên Tạp chí Y khoa E Clinical Medicine của The Lancet cũng cho thấy, trung bình mỗi bệnh nhân Covid-19 gặp 56 triệu chứng khác nhau. Có khoảng 203 loại di chứng ảnh hưởng đến 10 cơ quan của cơ thể, và một phần ba số đó sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến người bệnh trong ít nhất 6 tháng kể từ khi khỏi Covid-19. Cụ thể:
- Biến chứng về tim: Tình trạng tim thiếu máu, nhồi máu cơ tim… nguy cơ khiến người bệnh tử vong
- Biến chứng về phổi: Khi phổi bị tổn thương nhiều gây ra xơ hóa, hoặc bị viêm tái lại khiến phổi không hoạt động
- Tình trạng tổn thương thận nghiêm trọng, có thể gây đông máu thận, khiến thận bị viêm, dẫn đến suy thận nhanh chóng, thậm chí phải lọc máu. Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí The Lancet, theo dõi hơn 70.000 người tại 302 bệnh viện ở Anh, biến chứng phổ biến nhất hậu Covid-19 là tổn thương thận. Tình trạng này ảnh hưởng đến 1/4 bệnh nhân Covid-19 thể nặng
Điều trị bệnh suy giảm miễn dịch và Covid-19
Những người đang chung sống với tình trạng suy giảm miễn dịch nguyên phát hay suy giảm miễn dịch thứ phát nên tiếp tục điều trị trừ khi bác sĩ yêu cầu thay đổi. Điều này bao gồm những nhóm bệnh nhân:
- Đang điều trị ung thư
- Đang điều trị ức chế miễn dịch hoặc điều hòa miễn dịch
- Có các biến chứng liên quan đến tim hoặc phổi
- Đã được cấy ghép nội tạng rắn
- Bị tổn thương nội tạng
- Đã thực hiện liệu pháp tế bào gốc hoặc gen
Nếu đang nằm trong nhóm nguy cơ mắc covid ở người suy giảm miễn dịch, bác sĩ có thể sẽ thay đổi thuốc hoặc liều lượng thuốc bạn đang sử dụng.
Cách phòng ngừa nguy cơ mắc Covid cho bệnh nhân suy giảm miễn dịch
Để giảm bớt nguy cơ rơi vào nhóm bệnh nhân suy giảm miễn dịch mắc Covid-19, bạn nên thực hiện các nguyên tắc sau:
- Tránh tiếp xúc gần hoặc bắt tay, ôm, hôn… với người lạ.
- Tránh tiếp xúc hoặc ở trong vòng dưới 2m với người có biểu hiện nhiễm trùng đường hô hấp, sốt hoặc ho.
- Nếu không thể tránh một người có thể bị nhiễm trùng đường hô hấp, hãy yêu cầu họ che miệng khi ho và hắt hơi và rửa tay thường xuyên.
- Sử dụng chất khử trùng tay có cồn nếu không có xà phòng/ nước.
- Rửa tay thường xuyên (mỗi giờ).
- Đeo khẩu trang che mũi và miệng.
Có nên tiêm vắc xin chủng ngừa Covid-19 hay không?
Vắc xin vẫn đang làm tốt vai trò tăng cường sức mạnh hệ miễn dịch chống lại các biến chủng của virus SARS-CoV-2 là Alpha, Delta… hay Omicron cho tất cả mọi người. Do đó, bất cứ ai cũng có quyền được sở hữu loại “vũ khí” này, từ trẻ nhỏ đến người già. Tuy nhiên, vẫn có số ít người không thể dung nạp vắc xin, nhóm “người yếu thế” bị suy giảm miễn dịch trầm trọng như người bệnh ung thư đang hóa trị – xạ trị, HIV, dùng thuốc corticoid liều cao, kéo dài hoặc ghép tạng, bệnh tự miễn như xơ cứng bì toàn thể, viêm khớp dạng thấp… họ rất cần một giải pháp khác vừa hiệu quả, đảm bảo an toàn, lại phát huy khả năng bảo vệ cơ thể trước đại dịch Covid-19.
Gần đây các nhà khoa học thế giới đã nghiên cứu và sản xuất thành công Evusheld – một loại thuốc chứa bộ đôi kháng thể đơn dòng dùng để chống lại Covid-19. Evusheld được xem là giải pháp chuyên biệt trong phòng ngừa và điều trị cho những người suy giảm miễn dịch, người không thể tiêm hoặc không đủ kháng thể sau tiêm Covid-19. Evusheld đã được thế giới và FDA (Hoa Kỳ) công nhận đưa vào sử dụng một cách chính thức. Đây là vũ khí hữu hiệu để phòng ngừa cho những đối tượng suy giảm hệ miễn dịch trước nguy cơ mắc Covid-19 hiệu quả và kịp thời. Đặc biệt, Evusheld cho hiệu quả tức thì, cung cấp trực tiếp kháng thể mang lại hiệu quả bảo vệ ngay vài giờ sau tiêm.
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội:
- 108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, Hà Nội
- Hotline: 024 3872 3872 – 024 7106 6858
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM:
- 2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TP.HCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Quận 8:
- 316C Phạm Hùng, P.5, Q.8, TP.HCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Phòng khám Đa khoa Tâm Anh Quận 7:
- 25 Nguyễn Hữu Thọ, P.Tân Hưng, Q.7, TP.HCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Fanpage: https://www.facebook.com/benhvientamanh/
- Website: https://tamanhhospital.vn
Do đó, trong thời gian Evusheld được kỳ vọng là giải pháp tối ưu bảo vệ những người suy giảm miễn dịch trước Covid-19, những người thuộc nhóm yếu thế cần được theo dõi thường xuyên và tư vấn bác sĩ giải pháp phòng ngừa SARS-CoV-2 “ghé thăm”. Ngoài ra, bạn cũng nên xem xét những biến chứng xảy ra có phải do Covid-19 hay bệnh lý khác gây nên tại các bệnh hay cơ sở y tế đa khoa. Tại đây, các bác sĩ sẽ thăm khám và thực hiện các xét nghiệm cần thiết nhằm tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và đưa ra các phương án điều trị phù hợp cho tình trạng bệnh mà bạn đang gặp phải.
Từ khóa » Mục Tiêu Suy Giảm Là Gì
-
Mục Tiêu Suy Giảm: Sứ Mệnh: - Tài Liệu Text - 123doc
-
Chiến Lược Suy Giảm
-
Chiến Lược Suy Giảm
-
Chiến Lược Cắt Giảm Là Gì? Đặc Trưng, Trường Hợp Sử Dụng?
-
Thế Nào Là Suy Giảm Hệ Miễn Dịch? | Vinmec
-
Suy Giảm Thị Lực: Những điều Cần Biết | Vinmec
-
Suy Giảm Giá Trị Tài Sản Theo IAS 36 (bài 1) - KPMG International
-
Làm Gì Trong Suy Thoái? - VnEconomy
-
Suy Thoái Kinh Tế – Wikipedia Tiếng Việt
-
Lựa Chọn Ngành Sản Phẩm Kích Cầu để đạt Mục Tiêu Tăng Trưởng Tối ưu
-
Các Nền Kinh Tế Mới Nổi Phục Hồi Yếu Làm Chậm Tốc độ Tăng Trưởng ...
-
Làm Thế Nào để Chiến Lược Tăng Trưởng Của Doanh Nghiệp Có Thể đi ...
-
Ba Mục Tiêu Quan Tâm Nhất Của Thế Hệ Kế Nghiệp Các Doanh Nghiệp ...
-
Đã đến Lúc Cần Rút Ra Những Bài Học Từ Khủng Hoảng Kinh Tế Thế Giới