Chiến Tranh Ukraine: 'Hầu Hết Mọi Gia đình đều Mất Người Thân' - BBC

Chiến tranh Ukraine: 'Hầu hết mọi gia đình đều mất người thân'
  • Nick Beake
  • Phóng viên Châu Âu, Kyiv
16 tháng 6 2022
Photo of woman
Chụp lại hình ảnh, Yuliya Zolotariova đã tìm cách chạy trốn khỏi Mariupol hai tuần trước với sự giúp đỡ của cô con gái Anastasiya

Khó có thể thấy hết được mức độ khủng khiếp tại thành phố Mariupol do Nga chiếm đóng.

Rất khó để xử lý các thông tin nhỏ giọt.

"Xác chết ở khắp mọi nơi. Gần nhà nào cũng có xác người nằm la liệt. Không ai đưa họ đi," Yuliya Zolotariova, 51 tuổi, nói với chúng tôi với đôi mắt ngấn lệ.

Nga xóa sổ lịch sử ở 'thành phố chết' của Ukraine

Zelensky: 'Severodonetsk và Lysychansk là những thành phố chết'

Nay khi đã tương đối an toàn ở thủ đô Kyiv, bà kể lại cuộc sống đầy khó khăn ở thành phố quê hương mình, nơi người ta lo sợ một đợt bùng phát dịch tả lớn có thể sắp xảy ra.

Yuliya vừa trốn thoát khỏi thành phố chỉ hai tuần trước.

"Ai cũng mất mát. Tuyệt vọng. Sợ hãi. Đau đớn."

Nước mắt bây giờ bắt đầu lăn dài trên gương mặt bà.

"Hầu hết mọi gia đình đều đã mất đi một người thân thiết với họ."

Cuộc chiến Ukraine: Kyiv mất tới 200 quân mỗi ngày

Zelensky nói Nga kiểm soát 1/5 lãnh thổ Ukraine

Thật dễ hiểu tại sao cả giới chức Ukraine và các cơ quan nhân đạo quốc tế đều tin rằng, có đủ các điều kiện hoàn hảo cho sự lây lan nhanh chóng của một dịch bệnh ở Mariupol.

"Không ai thu gom rác kể từ đầu cuộc chiến."

Yuliya lý giải rằng, việc tìm nguồn nước sạch để uống là điều bất khả đối với nhiều người trong số ước tính 100.000 người vẫn sống ở thành phố của bà.

"Chúng tôi dốc cạn và uống nước từ bình đun sôi. Từ hệ thống sưởi ấm. Sau đó, những nam giới trong nhà sẽ đến một bể bơi bị phá hủy và lấy nước clo từ đó. Đó là tất cả những gì chúng tôi có".

Thực tế của sự sống - hay đúng hơn là sự tồn tại - dưới sự chiếm đóng của Nga trái ngược với những tuyên truyền nhan nhản trên đường phố Mariupol.

Bị buộc phải quy phục, giờ đây thành phố buộc phải chào mừng sự tiếp quản của Nga.

Thời điểm biểu tượng nhất của sự khuất phục đến vào cuối tuần trước khi những kẻ chiếm đóng quét sơn lên tấm biển chào mừng bằng bê tông có từ thời Liên Xô ở lối vào thành phố.

Lớp màu mới sơn hình lá cờ Nga giờ đã phủ lấp màu xanh và vàng của Ukraine.

Trong khi cố gắng xịt sơn lên lịch sử, Nga mang đến một tương lai khốn khổ cho những cư dân mà nước này tuyên bố giải phóng.

"Nước Nga ở đây mãi mãi" là một tuyên bố trên một bảng quảng cáo khổng lồ mới được lắp đặt.

Yuliya Zolotariova có thể thoát khỏi hố sâu địa ngục này là nhờ con gái cô Anastasiya, người, dù ở xa, nhưng cung cấp cho bà fhông tin về một lối thoát khả thi.

Photo of Yuliya and Anastasiya
Chụp lại hình ảnh, Yuliya với con gái Anastasiya đoàn tụ ở Kyiv

Cô gái 26 tuổi chuyển đến thủ đô cách đây một năm để gầy dựng sự nghiệp khi làm việc tại đường sắt quốc gia Ukraine.

Kể từ sau chiến tranh, cô gắng xây dựng lại gia đình của mình.

Những điều đó là bất khả.

Bởi vì người Nga không chỉ tàn phá mái ấm gia đình của cô mà còn giết cả bà cô là Valentyna.

"Thực tế, họ đã phá hủy cả ba thế hệ," Anastasiya nói với chúng tôi với sự tức giận và buồn bã. "Tất cả những điều này, bởi vì họ nghĩ rằng người Ukraine chúng tôi không nên tồn tại."

Chúng tôi hỏi có bao nhiêu người mà cô quen biết đã bị tàn sát kể từ cuộc xâm lược vào tháng Hai.

"Cá nhân tôi quen biết 20 người," Anastasiya trả lời.

Nhưng cái chết của người bà yêu quý của cô là khó khăn nhất để chống đỡ.

Black and white photo of a couple
Chụp lại hình ảnh, Ông bà của Anastasiya ở Mariupol năm 1970

Valentyna Polishuk, 80 tuổi, qua đời vào ngày 21/3. Gần ba tháng trôi qua, thi thể của bà vẫn chưa được tìm thấy.

Và có thể sẽ không bao giờ tìm thấy.

Con gái của Valentyna là Yuliya - mẹ của Anastasiya - nhớ lại khoảnh khắc kinh hoàng khi quân Nga ập vào khu chung cư của gia đình vào lúc nửa đêm.

"Tôi nghĩ rằng có một cơn địa chấn vì mọi thứ đều rung lắc. Sàn nhà, tường. Mọi thứ đều đổ ập. Tôi nghĩ tất cả chúng tôi sắp chết."

Bà nói rằng tên lửa thực sự đã phá hủy hoàn toàn ba tầng trên cùng và sau đó lửa lan qua phần còn lại của tòa nhà.

"Nó cực kỳ đáng sợ. Chúng tôi chạy xuống tầng hầm nhưng nó đang bốc cháy dữ dội và có khói rất đặc."

Bà nói rất nhanh chóng, khó mà có thể thở được.

"Tôi nói với mẹ tôi: 'Mẹ ơi, hãy đi thở trong năm phút. Hãy ra khỏi hầm. Bà ấy từ chối vì bà rất mệt. Bà ấy đã 80 tuổi và điều đó là quá khó đối với bà."

Yuliya để lại điện thoại và giấy tờ tùy thân của gia đình cho mẹ và nói với bà rằng mình sẽ đi tìm sự giúp đỡ.

"Khi tôi bước lên, tầng hầm đổ sụp. Không có cách nào để cứu họ. Thật kinh khủng."

Mười một cư dân của khu nhà, bao gồm cả trẻ em, đã bỏ mạng dưới tầng hầm.

Women sitting around on chairs
Chụp lại hình ảnh, Những người sống sót của Mariupol đang cố gắng đương đầu với cái chết và sự tàn phá thông qua liệu pháp trị liệu nhóm

Giờ đây, trong một tầng hầm khác ở một thành phố khác, những người sống sót của Mariupol đang cố gắng đương đầu với cái chết và sự tàn phá xảy đến với họ.

Ở trung tâm của Kyiv, chúng tôi thấy những người đàn ông và phụ nữ đứng thành vòng tròn chuyền bóng cho nhau và trao cho nhau những cái ôm.

Đây là liệu pháp nhóm cho một cộng đồng người không chỉ bị mất nơi ở mà còn bị sang chấn.

Phiên hôm nay dành cho những người đã bộc bạch việc họ đặc biệt lo lắng về cách kiếm sống qua ngày.

Nhà tâm lý học Anna Chasovnykova cho biết phiên hôm qua tập trung vào sự mất mát vì gần như tất cả 20 người tham gia đều đã mất đi người thân trong ba tháng qua.

"Những người đầu tiên đến với các cơn hoảng loạn tột độ. Họ nhớ những gì xảy ra ở đó, và đó là những vụ nổ bom và giết người. Họ nhìn thấy tất cả những điều xấu xa mà Liên bang Nga đã mang đến cho Ukraine."

Cô hẳn là một trong những phụ nữ bận bịu nhất ở Kyiv, với nhu cầu về hỗ trợ sức khỏe tâm thần như vậy.

'Kho hạt nhân toàn cầu sẽ tăng lần đầu tiên sau Chiến tranh Lạnh'

Zelensky: Ukraine đang chịu tổn thất đau đớn, cần vũ khí chống tên lửa

"Hầu hết mọi người Ukraine đều phải đối mặt với một số hậu quả tâm lý. Có người chứng kiến chiến tranh, có người ở trong trận chiến, có người mất gia đình."

Trung tâm nơi Anna làm việc chỉ mới lập ra cách đây hai tuần.

Trong thời gian đó, họ đã trợ giúp hơn 5.000 người, tất cả đều mới đến từ Mariupol.

Trong một căn phòng khác, chúng ta thấy Mykola Polishuk, 79 tuổi, ghi lại các thông tin chi tiết của mình và ghi lại cuộc sống mà ông đã sống ở Mariupol thân yêu: địa chỉ, công việc, gia đình của ông.

A man and two women sitting on a sofa
Chụp lại hình ảnh, Mykola Polishuk với con gái Yuliya và cháu gái Anastasiya

Nhưng sẽ có một dòng bị thiếu trong bản ghi chép.

Ông là chồng của Valentyna.

Vợ của ông 52 tuổi.

"Tôi xin lỗi, tôi không thể nói chuyện vì nước cứ rơi."

Mykola giơ tay ôm đầu và che đi khuôn mặt.

Trước mặt ông có một bức ảnh ngày cưới của ông - ở Mariupol - vào năm 1970.

Đó là một trong số rất ít những thứ mà gia đình ông còn giữ được.

Khuôn mặt của ông đã cạn kiệt những sắc màu còn lại, khi ông chiêm nghiệm sự tồn tại của cuộc xâm lược mà Tổng thống Nga Vladimir Putin mới gây ra cho gia đình ông.

"Không thể tha thứ những gì họ đã làm."

Chủ đề liên quan

  • Nước Nga
  • Ukraine
  • Gia đình

Tin liên quan

  • Một lính cứu hỏa đang nỗ lực dập tắt một ngôi nhà bốc cháy sau một trận pháo kích vào một khu dân cư ở Lysychansk, Ukraine, Thứ Bảy ngày 11/6/2022.

    Zelensky: Ukraine đang chịu tổn thất đau đớn, cần vũ khí chống tên lửa

    15 tháng 6 năm 2022
  • Vũ khí hạt nhân

    'Kho hạt nhân toàn cầu sẽ tăng lần đầu tiên sau Chiến tranh Lạnh'

    13 tháng 6 năm 2022
  • Image shows destroyed student building

    Chiến tranh Ukraine: Severodonetsk và Lysychansk là những thành phố chết - Zelensky

    7 tháng 6 năm 2022
  • A Russian soldier in Mariupol

    Chiến tranh Ukraine: Zelensky nói Nga kiểm soát 1/5 lãnh thổ Ukraine

    3 tháng 6 năm 2022
  • reuters

    Phụ tá Tổng thống Zelensky nói mỗi ngày Ukraine có tới 200 lính tử trận

    10 tháng 6 năm 2022
  • Children waiting for evacuation

    Lysychansk: Nga xóa sổ lịch sử ở 'thành phố chết' của Ukraine

    14 tháng 6 năm 2022

Tin chính

  • Các dòng tiền trong vụ việc liên quan con trai ‘vua rác’ David Dương

    9 phút trước
  • Căn cứ Ream của Campuchia thay đổi như thế nào từ năm 2019 đến nay? (bài 1)

    5 giờ trước
  • Bầu cử Vương quốc Anh 2024: Điều gì đang bị đe dọa và điều gì sẽ xảy ra?

    3 tháng 7 năm 2024

BBC giới thiệu

  • Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và cuốn sách dày 900 trang vừa ra mắt hôm 21/6

    Tổng Bí thư tiếp tục ra sách: Truyền bá 'Tư tưởng Nguyễn Phú Trọng'?

    24 tháng 6 năm 2024
  • Sư Thích Minh Tuệ chọn đứng ngoài mọi giáo hội, trong đó có Giáo hội Phật giáo Việt Nam

    Sư Thích Minh Tuệ: Nhu cầu bức thiết thanh lọc Giáo hội Phật giáo Việt Nam

    11 tháng 6 năm 2024
  • Việt Nam vẫn thiếu tự do học thuật khi giáo dục luôn đặt trọng tâm là xây dựng con người xã hội chủ nghĩa

    Tự do học thuật ở Việt Nam: khi giáo dục đi liền với chính trị

    23 tháng 6 năm 2024
  • Jordan Bardella, Chủ tịch Đảng Tập hợp Quốc gia Pháp tại thủ đô Paris vào đầu tháng 6/2024

    Người có thể trở thành thủ tướng Pháp ở tuổi 28 là ai?

    17 tháng 6 năm 2024
  • Ông Joe Biden, ông Donald Trump

    Sáu bang 'dao động' mang tính quyết định cho cuộc bầu cử Mỹ

    16 tháng 6 năm 2024
  • Rác nhựa ở Thanh Hóa, ảnh chụp vào năm 2018

    Người Việt Nam trong nhóm 'ăn nhựa' nhiều nhất thế giới

    12 tháng 6 năm 2024
  • Jenny Stüber và Morris K Ple Roberts

    Những đứa con bất hạnh trong Chiến tranh Việt Nam

    11 tháng 6 năm 2024
  • Từ trái qua: Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Bộ trưởng Công an Tô Lâm

    Công an và Quốc phòng: Bộ nào có 'quyền lực chính trị' hơn?

    21 tháng 5 năm 2024
  • Sự biến đổi của đảo Trường Sa Lớn: ảnh trái chụp năm 2011 và ảnh phải là của Google Maps năm 2024

    Bồi đắp ở Trường Sa: '2024 sẽ là năm kỷ lục của Việt Nam'

    12 tháng 6 năm 2024

Đọc nhiều nhất

  1. 1Căn cứ Ream của Campuchia thay đổi như thế nào từ năm 2019 đến nay? (bài 1)
  2. 2Việt Nam nhận 15 tỷ USD để giảm điện than nhưng xây thêm nhà máy: Mỹ ‘sẽ giám sát chặt’
  3. 3Tiệc ma túy ở Đài Loan, 64 người Việt bị bắt
  4. 4Bầu cử Vương quốc Anh 2024: Điều gì đang bị đe dọa và điều gì sẽ xảy ra?
  5. 5Bầu cử Pháp: Bốn lý do cử tri ủng hộ đảng cực hữu của Jordan Bardella
  6. 6‘Khiêu dâm trẻ em từ Việt Nam tràn qua Campuchia’
  7. 7Hơn 100 người chết do giẫm đạp tại sự kiện tôn giáo ở Ấn Độ
  8. 8Ông Nguyễn Văn Yên bị bắt: Ông Phan Đình Trạc có 'chịu trách nhiệm người đứng đầu'?
  9. 9Philippines 'sẵn sàng đối thoại với Việt Nam' về Biển Đông
  10. 10Luận án tiến sĩ luật của nhà sư Thích Chân Quang bị mổ xẻ, giải mã vụ tốt nghiệp 'thần tốc'

Từ khóa » Sự Tàn Phá Là Gì