Chính Phủ Bù Nhìn – Wikipedia Tiếng Việt
Có thể bạn quan tâm
Văn phong và cách dùng từ trong bài hoặc đoạn này không bách khoa. Xin vui lòng giúp biên tập lại. (tháng 10/2022) |
Một số nguồn tham khảo trong bài này hay đoạn này có thể không đáp ứng được tiêu chuẩn về nguồn đáng tin cậy. Bạn có thể giúp cải thiện bài viết này bằng cách tìm kiếm các nguồn tham khảo tốt hơn, đáng tin cậy hơn. Các nguồn không đáng tin cậy có thể bị nghi vấn hoặc bị xóa. |
Các ví dụ và quan điểm trong bài viết này có thể không thể hiện tầm nhìn toàn cầu về chủ đề này. Vui lòng giúp cải thiện bài viết này hoặc thảo luận về vấn đề này tại trang thảo luận, hoặc tạo bài viết mới sao cho phù hợp. (tháng 11 năm 2020) |
Chính phủ bù nhìn hay chính quyền bù nhìn, hoặc các tên gọi khác như chính quyền con rối, chính quyền tay sai, ngụy quyền...là một dạng chính quyền do thế lực nước ngoài dùng vũ lực để lập ra và điều khiển chứ không phải do người nước đó lập ra. Nhìn chung, khi xảy ra chiến tranh, các lực lượng bên ngoài đều cố gắng thiết lập những chính quyền bù nhìn bản xứ, nhằm tạo điều kiện thuận lợi khai thác lực lượng bản xứ theo mục đích của mình, xoa dịu sự chống đối của người bản xứ, cũng như tránh những tranh cãi hoặc sự lên án của dư luận chính quốc.
Một chính quyền bù nhìn có vẻ ngoài độc lập giống như một quốc gia thông thường, cũng có quốc kỳ, quốc ca, hiến pháp, pháp luật, sự tự trị nhưng thực tế bên trong bộ máy của nó bị chi phối bởi quyền lực từ một quốc gia bên ngoài.[1]. Thuật ngữ này là một phép ẩn dụ, so sánh chính phủ kiểu này giống như một con rối, nó không thể tự hoạt động mà phải chịu sự giật dây điều khiển bởi kẻ múa rối bên ngoài.[2] Tùy theo cách đánh giá và quan điểm cá nhân của mỗi nhà sử học mà một chính phủ trong điều kiện một quốc gia bị lực lượng quân đội nước ngoài chiếm đóng có được xem là bù nhìn hay không.
Thời Chiến tranh thế giới thứ hai
[sửa | sửa mã nguồn]Có quan điểm cho rằng một số chính phủ sau đây là chính phủ bù nhìn:
- Vương quốc Bulgaria dưới quyền điều khiển của Đức Quốc Xã
- Nhà nước Độc lập Croatia dưới quyền điều khiển của Đức Quốc Xã
- Vương quốc Hungary dưới quyền điều khiển của Đức Quốc Xã
- Vương quốc România dưới quyền điều khiển của Đức Quốc Xã
- Pháp Vichy dưới quyền điều khiển của Đức Quốc Xã
- Cộng hòa Xã hội Ý dưới quyền điều khiển của Đức Quốc Xã
- Mãn Châu Quốc dưới quyền điều khiển của Đế quốc Nhật Bản
- Mông Cương dưới quyền điều khiển của Đế quốc Nhật Bản
- Quốc gia Miến Điện dưới quyền điều khiển của Đế quốc Nhật Bản
- Đệ nhị Cộng hòa Philippines dưới quyền điều khiển của Đế quốc Nhật Bản
- Đế quốc Việt Nam[3] dưới quyền điều khiển của Đế quốc Nhật Bản
Việt Nam thời phong kiến
[sửa | sửa mã nguồn]Theo đánh giá của các nhà sử học thời Quân chủ và các nhà sử học hiện đại Việt Nam, các vị vua và lãnh chúa dưới đây là bù nhìn của các triều đại ở Trung Quốc:
- Kiều Công Tiễn dưới quyền điều khiển của nhà Nam Hán.
- Nùng Thiện Mỹ dưới quyền điều khiển của nhà Tống.
- Trần Di Ái dưới quyền điều khiển của nhà Nguyên.
- Trần Ích Tắc dưới quyền điều khiển của nhà Nguyên.
- Trần Thiêm Bình dưới quyền điều khiển của nhà Minh.
- Lê Chiêu Thống dưới quyền điều khiển của nhà Thanh.
Khi xâm lược Việt Nam, các triều đại Trung Quốc thường sử dụng các lực lượng người Việt bản địa để tạo lí do tấn công, ví dụ như nhà Nguyên dùng chiêu bài "giúp Trần Ích Tắc làm vua", nhà Minh lấy danh nghĩa "phù Trần diệt Hồ", nhà Thanh thì "giúp Lê Chiêu Thống chống giặc Tây Sơn"... Việc sử dụng triều đình bù nhìn bản xứ được các triều đại Trung Quốc lặp lại với những hình thức khác nhau, nhưng mục đích và bản chất thì vẫn vậy.
Khi mục đích xâm lược của Trung Quốc thất bại và rút về nước, các triều đình bù nhìn người Việt cũng tan vỡ theo, kết cục là bị xử tội phản quốc hoặc phải chạy sang Trung Quốc lưu vong. Sử gia Ngô Sĩ Liên đã nhận xét:
"Than ôi, người làm tôi trung với nước tuy chết vì nghĩa không có tội gì, mà để lại tiếng thơm mãi mãi, còn bọn bất trung phản quốc, vẫn không tránh khỏi chết, lại còn để tiếng xấu ngàn năm, thực đúng như thế."Chia cắt Triều Tiên (2/9/1945-nay)
[sửa | sửa mã nguồn]Rất khó xác định được đâu là chính quyền bù nhìn vì cả hai bên đều buộc tội bên kia là "Chính quyền bù nhìn". Khi Đồng minh tiến vào Triều Tiên, nước này vẫn chưa có chính phủ đại diện với tư cách của một quốc gia độc lập, nên rất khó xác định nhà nước nào có tính chính danh.
Nhà nước tại Nam Triều Tiên là do các chính trị gia theo chủ nghĩa dân tộc lập ra dưới chế độ quân quản của Hoa Kỳ và Liên Hợp Quốc, còn Bắc Triều Tiên là do những người cộng sản từng hoạt động du kích chống Đế quốc Nhật Bản lập ra dưới chế độ quân quản của Liên Xô. Cả hai chính phủ này đều chưa từng có thực quyền trên toàn lãnh thổ Triều Tiên, chưa từng lãnh đạo nhân dân Triều Tiên trước đó và đều hình thành dưới chế độ quân quản của nước ngoài.
Với việc hai miền Triều Tiên gia tăng hòa giải từ sau Tuyên bố Bàn Môn Điếm tháng 4 năm 2018, việc buộc tội nhau là "bù nhìn" được giảm đáng kể, nhưng 2 chính phủ vẫn tự tuyên bố mình là chính phủ đại điện duy nhất của toàn bán đảo Triều Tiên.
Chiến tranh kháng chiến chống thực dân Pháp và Chiến tranh kháng chiến chống Mỹ cứu nước
[sửa | sửa mã nguồn]Theo Từ điển bách khoa quân sự Việt Nam (năm 2007) thì:
"Ngụy quyền là chính quyền bản xứ do thế lực nước ngoài dựng lên, nuôi dưỡng, sử dụng làm công cụ xâm lược, nô dịch của họ. Ở Việt Nam, chính quyền Bảo Đại (1949-1954) và chính quyền Sài Gòn (1954-1975) đều là ngụy quyền (do Pháp và Mỹ dựng lên)"[4].Quốc gia Việt Nam
[sửa | sửa mã nguồn]Dưới sự bảo hộ của Đế quốc Nhật Bản, ngày 11/3/1945, vua Bảo Đại giải tán nội các cũ và thành lập Đế quốc Việt Nam, vua Bảo Đại tuyên bố "Kể từ ngày hôm nay, Hòa ước Bảo hộ ký kết với nước Pháp được hủy bỏ và vô hiệu hóa. Việt Nam thu hồi hoàn toàn chủ quyền của một quốc gia Độc lập.".[5]. Tuy nhiên, các tài liệu lịch sử của phương Tây đều cho rằng Đế quốc Việt Nam là chính phủ bù nhìn do Đế quốc Nhật Bản dựng nên và không có thực quyền[6]. Nó được xếp chung với các chính phủ bù nhìn do Phát xít Nhật thành lập tại các nước bị họ chiếm đóng trong thế chiến thứ 2 như Mãn Châu Quốc, Chính phủ Uông Tinh Vệ, Mông Cương, Đệ nhị Cộng hòa Philippines...
Tranh thủ thời cơ Quân đội Đế quốc Nhật Bản án binh bất động chờ giải giới và sự ủng hộ của đông đảo quần chúng, Mặt trận Việt Minh đã tiến hành cuộc Cách mạng tháng Tám giành chính quyền trên cả nước từ tay Đế quốc Việt Nam, trước khi các lực lượng quân sự nước ngoài cũng như các tổ chức chính trị khác, trong đó một số được sự hậu thuẫn từ nước ngoài kịp phản ứng, và lập nên chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa. Ngày 23 tháng 8 năm 1945, vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị để trao quyền cho Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.[7]
Như vậy, khác với Chiến tranh Triều Tiên, trước khi chiến tranh Đông Dương nổ ra thì Việt Nam đã tuyên bố độc lập. Trong thời gian trước khi quân đồng minh vào Việt Nam giải giáp quân đội Nhật, chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa do Việt Minh lãnh đạo đã kịp thực hiện tuyên bố độc lập và toàn vẹn lãnh thổ. Nhà nước này đã ban hành nhiều sắc lệnh, tổ chức chính quyền các cấp và thực hiện tuyển cử Quốc hội trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Dù các chính trị gia đối lập với Việt Minh cáo buộc cuộc tuyển cử là không công bằng (xem thêm Quốc hội Việt Nam khóa I), nhưng đây được xem là chính phủ dân cử đầu tiên do người Việt Nam tự thiết lập và được đánh giá mang tính chính danh.
Sau đó, bằng việc ký kết Hiệp định sơ bộ Pháp-Việt (1946) ngày 6 tháng 3 năm 1946, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được Pháp công nhận là một quốc gia tự do trong Liên bang Đông Dương và trong khối Liên hiệp Pháp, có chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chính riêng.[8] Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Pháp tiếp tục đàm phán tại Hội nghị Fontainebleau 1946 về nền độc lập của Việt Nam trong Liên hiệp Pháp và việc thống nhất Việt Nam. Hội nghị Fontainebleau thất bại vì Pháp kiên quyết không trao trả độc lập cho Việt Nam. Tháng 12/1946, Chiến tranh Đông Dương bùng nổ.
Năm 1945, nhằm thành lập Liên bang Đông Dương theo những ý tưởng đã được nêu trong Tuyên bố ngày 24 tháng 3 năm 1945 của chính phủ Charles de Gaulle, người Pháp cho phép thành lập một nhà nước tại Nam Kỳ với tên gọi Cộng hòa tự trị Nam Kỳ (République autonome de Cochinchine), còn được gọi là Nam Kỳ Quốc, vào tháng 6 năm 1946, do bác sĩ Nguyễn Văn Thinh làm Thủ tướng. Những người ủng hộ Việt Minh đã kết án chính phủ Nam Kỳ Quốc là một chính phủ bù nhìn vì trên thực tế chính phủ này phụ thuộc Pháp về tài chính, và quân sự. Ngoài ra Cao ủy Pháp tại Đông Dương còn có quyền phê chuẩn hoặc bác bỏ mọi bổ nhiệm của Thủ tướng Nam Kỳ quốc. Ngày 8 tháng 3 năm 1949, Tổng thống Pháp Vincent Auriol đã ký với cựu hoàng Bảo Đại Hiệp ước Elysée thành lập Quốc gia Việt Nam thuộc Liên hiệp Pháp. Sau đó, ngày 22 tháng 5 năm 1949, Quốc hội Pháp bỏ phiếu thông qua quyết định trả thuộc địa Nam Kỳ cho Quốc gia Việt Nam.
Quốc gia Việt Nam (hậu thân là Việt Nam Cộng Hòa) do Bảo Đại đứng đầu được thành lập thông qua đàm phán giữa Pháp và các chính trị gia chống Việt Minh, được Pháp coi là "Giải pháp Bảo Đại". Kỳ thực Pháp coi giải pháp Bảo Đại chỉ là do tình thế thúc ép, họ không tin tưởng và tôn trọng chính phủ này. Năm 1949, Tổng tham mưu trưởng lục quân Pháp, đại tướng Revers sau chuyến khảo sát tình hình Đông Dương đã có bản tường trình mật trong đó viết: "Vấn đề điều đình với Việt Nam thì tìm những người quốc gia chống cộng để điều đình. Giải pháp Bảo đại chỉ là một giải pháp thí nghiệm, nhưng chế độ Bảo Đại là một chế độ ung thối với sự tham nhũng, buôn lậu đồng bạc, buôn lậu giấy phép nhập cảng, những khu chứa cờ bạc đĩ điếm..." (Trung tâm du hí Đại thế Giới ở Chợ Lớn được chính phủ Bảo Đại cho phép công khai sòng bạc và chứa mại dâm để kiếm chác). Bản tường trình sau đó bị lộ khiến chính phủ Pháp "muối mặt", và Revers bị cho về hưu non sau khi ra khai trình tại Hội đồng tối cao quân lực. Bản thân Bảo Đại cũng nhận xét rằng: "Cái được gọi là giải pháp Bảo Đại thực ra là giải pháp của người Pháp."[9]
Năm 1951, Quốc hội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra lời hiệu triệu nhân ngày kỷ niệm toàn quốc kháng chiến, lên án chính sách "dùng người Việt đánh người Việt" của thực dân Pháp:
"Không đủ sức chống kháng chiến, đế quốc Mỹ và thực dân Pháp lợi dụng bọn bù nhìn vong bản thi hành chính sách "lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, dùng người Việt đánh người Việt", dùng độc lập giả hiệu để mê muội, đốt làng cướp của làm cho dân ta bần cùng trụy lạc để dễ áp bức lừa phỉnh, bắt thanh niên đi lính ngụy để đánh lại đồng bào."[10][11]Tháng 3 năm 1952, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bức thư "Ngụy binh giác ngộ" nêu một số tấm gương lính người Việt trong Quân đội Quốc gia Việt Nam rời bỏ hàng ngũ theo về với Việt Minh. Nội dung tuyên truyền chính sách khoan hồng của Đảng Lao động và Việt Minh[12][13]:
Đại đa số ngụy binh là những thanh niên bị bắt buộc hoặc bị lừa bịp mà đi lính cho giặc. Nhưng họ vốn cũng có lòng yêu nước và ghét giặc. Ta giải thích rõ cho họ, khoan hồng với họ, thì họ sẽ giác ngộ và quay về với Tổ quốc. Nhiều lần, sự thực đã chứng tỏ như vậy. Cho nên cán bộ, bộ đội và nhân dân ta phải thi đua địch vận, ngụy vận, xem đó là một nhiệm vụ kháng chiến, thì ta sẽ không tốn đạn hao binh, mà được cả người lẫn súng. Và do đó, ta sẽ phá tan mưu mô của địch "dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh".Tháng 10/1951, nghị sĩ John F. Kennedy - về sau trở thành Tổng thống Mỹ - đã đến Việt Nam để khảo sát. Lúc đó, Mỹ đang tài trợ một cách hào phóng cho chiến tranh của thực dân Pháp ở Đông Dương, nhưng Kennedy tự hỏi: tại sao viện trợ Mỹ vẫn không thể giúp Pháp chiến thắng? Ông nêu lên một câu hỏi khiến tướng De Lattre, Cao ủy kiêm Tổng chỉ huy quân Pháp ở Đông Dương phải tức giận: "Tại sao ông có thể trông mong người Việt Nam (Quốc gia Việt Nam) chiến đấu (chống lại Việt Minh) để duy trì nước họ như một bộ phận của Pháp?". Về lại Mỹ, JFK phát biểu ngày 15-11-1951 trên đài phát thanh[14]:
"Các xứ Đông Dương là những chính phủ bù nhìn, những lãnh địa của các ông hoàng (chỉ cựu hoàng Bảo Đại và các quốc vương Lào và Campuchia) thuộc Pháp với tài nguyên to lớn nhưng là những ví dụ điển hình của đế quốc và thực dân mà người ta có thể thấy bất kỳ nơi đâu... Ở Đông Dương, chúng ta [Mỹ] đang liên kết với nỗ lực tuyệt vọng của một đế chế Pháp muốn bám lấy những mảnh còn lại của đế quốc". Kết quả là (chúng ta) không có sự ủng hộ sâu rộng của nhân dân Việt Nam đối với chính phủ bản xứ (tức chính phủ Quốc gia Việt Nam của Bảo Đại)"Việt Nam Cộng hòa
[sửa | sửa mã nguồn]Sau khi Pháp thất bại, Quốc gia Việt Nam theo Pháp tập trung vào miền Nam Việt Nam. Dưới sự hậu thuẫn của Hoa Kỳ, Bảo Đại bị Ngô Đình Diệm phế truất thông qua một cuộc bầu cử bị tố cáo là gian lận (Ví dụ tại Sài Gòn, Ngô Đình Diệm được 605.025 lá phiếu trong khi khu vực này chỉ có 450.000 cử tri)[15][16]. Sau đó, chính phủ Ngô Đình Diệm tổ chức bầu Quốc hội lập ra nền Đệ Nhất Cộng hòa và Quốc gia Việt Nam đã chính thức đổi tên thành Việt Nam Cộng hòa. Hoa Kỳ hậu thuẫn mạnh mẽ cho Việt Nam Cộng Hòa nhằm mục tiêu bảo vệ các chính phủ thân Mỹ ở Đông Nam Á trước sự lan rộng của chủ nghĩa cộng sản. Tài liệu được giải mật của Lầu Năm Góc vào năm 2010 cũng viết: "Không có sự yểm trợ của Hoa Kỳ, Diệm hầu như chắc chắn không thể đứng vững được ở miền Nam... Nam Việt Nam về bản chất là một sáng tạo của Hoa Kỳ"[17].
Theo ông Bùi Diễm, Đại sứ của Chính phủ Sài Gòn tại Hoa Kỳ trong thời kỳ 1967-1972, người Mỹ mà can thiệp vào vấn đề Việt Nam là do chính sách gọi là 'be bờ' chống lại sự lan rộng của phong trào cộng sản[18] Tuy nhiên, khác với Việt Nam Cộng Hòa, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa duy trì được sự độc lập khi không chấp nhận cho Trung Quốc, Liên Xô đem quân tới Việt Nam trực tiếp tham chiến hoặc can thiệp vào đường lối chiến lược của mình.[19] Có những lúc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã từ chối nhận viện trợ của Trung Quốc nếu khoản viện trợ đó đi kèm những điều kiện được xem là vi phạm chủ quyền của Việt Nam[20].
Năm 1963, các tướng lĩnh Việt Nam Cộng hòa đảo chính lật đổ Ngô Đình Diệm với cam kết của Hoa Kỳ sẽ không cản trở cuộc đảo chính vì lực lượng đảo chính và Hoa Kỳ không bằng lòng với cách điều hành và thái độ bất hợp tác của chính quyền ông. Ngày 1-2-1966, Tổng thống Mỹ Johnson đã gọi điện thoại cho Thượng nghị sĩ Eugene McCarthay, nhắc lại chuyện chính quyền Kennedy đã tham gia cùng "bọn du côn" (phe đảo chính) để hạ sát Ngô Đình Diệm vì ông đã trở nên "suy đồi".[21]
Ngày 8/3/1965, Mỹ chính thức đổ quân viễn chinh lên Đà Nẵng. Phía Mỹ đã không thông báo cho Việt Nam Cộng hòa về thời gian và địa điểm đổ quân, mặc dù bản tin của Bộ Quốc phòng Mỹ 2 ngày trước tuyên bố rằng Mỹ đổ quân vào miền Nam Việt Nam là theo yêu cầu của Chính phủ Sài Gòn. Sáng 8/3, một sĩ quan Mỹ đến gặp Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa là Phan Huy Quát, yêu cầu soạn thảo một thông cáo chung bằng hai thứ tiếng Anh-Việt để thông báo rộng rãi, lúc đó ông Quát mới biết quân Mỹ đã đổ bộ vào Việt Nam. Theo báo Đà Nẵng điều này cho thấy Mỹ rất coi thường và không tin tưởng chế độ Việt Nam Cộng hòa[22]. Khi biết tin thì quân Mỹ đã đổ bộ rồi, Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa phải hợp thức hóa việc này bằng cách gọi Tổng trưởng Phủ Thủ tướng là Bùi Diễm cùng với một viên chức Mỹ là Melvin Manfull soạn ngay thông cáo chào mừng quân đội Mỹ, với chỉ đạo: "Viết càng ngắn càng tốt. Chỉ mô tả sự kiện rồi khẳng định rằng chúng ta đã đồng ý mà thôi"[23]. Trong những tháng sau đó, Mỹ đổ bộ hàng chục vạn quân, lính Mỹ hiện diện ở khắp miền Nam.
Tại Hiệp định Paris, chỉ có Mỹ và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa họp kín với nhau để thỏa thuận chi tiết Hiệp định Paris, Việt Nam Cộng Hòa không được tham gia. Sau đó Mỹ đã gây sức ép buộc Việt Nam Cộng hòa ký kết Hiệp định Paris dù Việt Nam Cộng Hòa phản đối do hiệp định có các điều khoản bất lợi cho họ. Tổng thống Mỹ Nixon gửi thư ngầm cảnh báo Nguyễn Văn Thiệu nếu không chấp nhận thì sẽ có kết cục như Ngô Đình Diệm. Ông còn nói với ngoại trưởng Henry Kissinger rằng: "Không thể để cái đuôi chó phản lại cái đầu con chó được"[24].
Trong bản ghi âm được giải mật sau này về cuộc trao đổi giữa Tổng thống Mỹ Richard Nixon và ngoại trưởng Henry Kissinger, Nixon nói rõ việc ông quyết định sẽ bỏ mặc "đứa con" Việt Nam Cộng hòa để nước Mỹ có thể thoát khỏi cuộc chiến ở Việt Nam[25]
Henry Kissinger: Tôi nghĩ Thiệu nói đúng đấy. Hiệp định đó (Hiệp định Paris) sẽ đẩy Việt Nam Cộng hòa vào thế nguy hiểm Richard Nixon: Nó (Việt Nam Cộng hòa) phải tự chống đỡ thôi... Nếu nó chết thì cứ để cho nó chết. Nó lớn rồi, chúng ta không thể cứ cho nó bú mớm mãi đượcTrong khi đó, đối với Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa, các đường lối chiến lược về quân sự, ngoại giao và việc đàm phán với Hoa Kỳ đều do họ tự hoạch định và tiến hành, không chịu sự điều khiển từ cả Liên Xô và Trung Quốc. Họ không từ bỏ các kế hoạch của mình dù cho Liên Xô và Trung Quốc gây sức ép[19] Thực tế chỉ 4 năm sau chiến tranh, Việt Nam đã có các cuộc chiến tranh biên giới với Trung Quốc, mà Trung Quốc tuyên bố là để "dạy cho Việt Nam một bài học", Theo Edward C. O'dowd, đó là do Việt Nam không chấp nhận yêu cầu của Trung Quốc là phải chấm dứt quan hệ ngoại giao với Liên Xô, cũng như từ bỏ việc tuyên bố chủ quyền tại 2 quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa[26].
Trong bài viết "30/4/1975, Dương Văn Minh và tôi", Nguyễn Hữu Thái thuật lại lời Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Dương Văn Minh đã nói với ký giả Francois Vanuxem khi ông từ chối đề nghị giúp đỡ của Trung Quốc:
“ | "Hết Tây (Pháp) rồi đến Mỹ, chẳng lẽ bây giờ còn đi làm tay sai cho Tàu nữa sao!".[27] | ” |
Năm 2005, khi và trả lời phỏng vấn của báo Thanh Niên, nguyên Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Cao Kỳ nhận định rằng:
“ | "Mỹ luôn luôn đứng ra trước sân khấu, làm "kép nhất". Vì vậy ai cũng cho rằng đây là cuộc chiến tranh của người Mỹ và chúng tôi chỉ là những kẻ đánh thuê..."[28] | ” |
Ngày nay, nhiều sử gia cho rằng Việt Nam Cộng hòa này là một chính phủ con rối của Mỹ.[29] Chuyên gia bình định, Trung Tá Mỹ William R. Corson thừa nhận rằng "vai trò của chế độ bù nhìn của Mỹ ở miền Nam Việt Nam là "cướp bóc, thu thuế, tái lập lại địa chủ, và tiến hành trả thù chống lại người dân". Nhà sử học James Gibson tóm tắt tình hình:
"Chế độ miền Nam Việt Nam không có khả năng chiến thắng vì không có sự ủng hộ của những người nông dân, nó đã có không còn là một "chế độ" theo đúng nghĩa. Liên minh chính trị bất ổn định và hoạt động bộ máy thì quan liêu. Hoạt động của chính phủ dân sự và quân sự đã hầu như chấm dứt. Mặt trận Dân tộc Giải phóng đã gần như tuyên bố quyền kiểm soát tại các khu vực rộng lớn... nó rất khác với một chính phủ Sài Gòn yếu ớt, không có nền dân chủ cơ bản và một mong muốn mạnh mẽ cho sự thống nhất Việt Nam"[30].Nguyễn Thị Bình, Ngoại trưởng Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, sau này là Phó Chủ tịch nước của nước Việt Nam thống nhất cho rằng[31]:
“ | "Nói về cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước vừa qua, mọi người đều hiểu đó là cuộc chiến đấu của nhân dân Việt Nam từ Nam chí Bắc chống sự xâm lược của Mỹ, để giải phóng dân tộc, giành độc lập và thống nhất đất nước. Cũng có người cho rằng cuộc chiến tranh có yếu tố "nội chiến", đó là do chính sách "Việt Nam hóa chiến tranh" của Mỹ đã đẩy một số người Việt Nam (chỉ Việt Nam Cộng hòa) chống lại nhân dân của mình". | ” |
Trong thập niên 1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh có nhiều bài báo, bài diễn văn gọi chế độ Việt Nam Cộng hòa là "ngụy quyền" để nhấn mạnh tính chất bất hợp pháp, làm tay sai cho giặc ngoại xâm của chế độ này. Viết trên bài chính luận "Sách Trắng của Mỹ" nhằm phản đối việc Mỹ đổ quân viễn chinh vào Việt Nam năm 1964, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết[32]:
“ | "Ở Hội nghị Giơnevơ, Chính phủ Mỹ đã tuyên bố rằng: Mỹ sẽ không đe dọa hoặc dùng vũ lực cản trở Hiệp định ấy. Nhưng chữ ký chưa ráo mực thì Mỹ đã dùng mọi cách phá hoại Hiệp định Giơnevơ. Mỹ nặn ra chính phủ bù nhìn phát xít Ngô Đình Diệm, huấn luyện cho ngụy quyền một quân đội lính đánh thuê khát máu. Suốt mười nǎm trời, gần 20 vạn đồng bào miền Nam yêu nước đã bị Mỹ - Diệm khủng bố, tù đày, chặt cổ mổ bụng. 70 vạn người đã bị tra tấn giam cầm trở nên tàn phế. Hàng triệu người bị nhốt vào các trại tập trung mà chúng gọi là "ấp chiến lược". Không gia đình nào không có người bị hy sinh. Không làng xóm nào không bị càn quét. Đế quốc Mỹ và bọn tay sai đã phạm hết mọi tội ác dã man, chúng đã biến miền Nam thành một địa ngục... | ” |
Năm 1965, khi trả lời phỏng vấn nhà báo nước ngoài về việc đàm phán hòa bình có phụ thuộc chủ yếu vào Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam và chính quyền Sài Gòn (chỉ Việt Nam Cộng hòa) hay không, chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố[33]:
“ | Về câu hỏi này, lập trường 4 điểm của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã trả lời rõ (Chính phủ Mỹ phải chấm dứt ngay những cuộc tiến công bằng không quân vào lãnh thổ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, chấm dứt ngay cuộc chiến tranh xâm lược miền Nam Việt Nam, rút quân đội và các loại vũ khí Mỹ ra khỏi miền Nam Việt Nam); và tuyệt đối không có vấn đề "chính quyền Sài Gòn", một sản phẩm do đế quốc Mỹ nặn ra mà nhân dân chúng tôi phỉ nhổ và không một ai trên thế giới đếm xỉa đến. | ” |
Trong "Lời Kêu gọi Toàn quốc Kháng chiến chống Mỹ cứu nước" năm 1966, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết[34]:
“ | Chúng (Đế quốc Mỹ) ồ ạt mang gần 30 vạn quân viễn chinh vào miền Nam nước ta. Chúng nuôi dưỡng ngụy quyền, ngụy quân làm công cụ hại dân phản nước. Chúng dùng những phương tiện chiến tranh cực kỳ man rợ, như chất độc hoá học, bom napan, v.v.. Chúng dùng chính sách đốt sạch, giết sạch, phá sạch. Bằng những tội ác ấy, chúng hòng khuất phục đồng bào miền Nam ta... | ” |
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Raič, D (2002). Statehood and the Law of Self-determination. Martinus Nijhoff. tr. 81.
- ^ Shapiro, Stephen (2003). Ultra Hush-hush. Annick Press. tr. 38. ISBN 1-55037-778-7. Puppet state: a country whose government is being controlled by the government of another country, much as a puppeteer controls the strings on a marionette
- ^ Lebra, Joyce C. Japan's Greater East Asia Co-Prosperity Sphere in World War II: Selected Readings and Documents. New York: Oxford University Press, 1975, trang 157, 158, 160
- ^ Từ điển bách khoa quân sự Việt Nam (2007). Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân. Trang 745
- ^ <Hà Thúc Ký. Sống còn với Dân tộc, hồi ký chính trị, Nhà xuất bản Phương Nghi, 2009. trang 83
- ^ Lebra, Joyce C. Japan's Greater East Asia Co-Prosperity Sphere in World War II: Selected Readings and Documents. New York: Oxford University Press, 1975, p. 157, 158, 160
- ^ Bảo Đại, Con Rồng Việt Nam, Nguyễn Phước Tộc Xuất Bản, 1990, trang 186-188
- ^ Hồ Chí Minh. Toàn tập. Tập 4. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia. 2000. trang 324 - 326
- ^ H. R. McMaster (1998). Dereliction of Duty: Johnson, McNamara, the Joint Chiefs of Staff, and the Lies That Led to Vietnam. New York, New York: HarperCollins Publishers, Inc.
- ^ LỜI HIỆU TRIỆU CỦA BAN THƯỜNG TRỰC QUỐC HỘI NGÀY 19-12-1951 NHÂN KỶ NIỆM NGÀY TOÀN QUỐC KHÁNG CHIẾN Lưu trữ 2013-12-12 tại Wayback Machine, BAN THƯỜNG TRỰC QUỐC HỘI VIỆT NAM, Lưu tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III.
- ^ Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tổng tập hồi ký - Điện Biên Phủ điểm hẹn lịch sử trang 871, 872
- ^ http://123.30.49.74:8080/tiengviet/tulieuvankien/tulieuvedang/details.asp?topic=168&subtopic=464&leader_topic=982&id=BT2911042759[liên kết hỏng]
- ^ Nguyên văn bài viết trên báo điện tử ĐCSVN
- ^ Arthur M. Schlesinger. Jr., A Thousand Days, Nhà xuất bản Fawcett, New York, 1967, tr. 300
- ^ Tucker, Spencer C. (2000). Encyclopedia of the Vietnam War. ABC-CLIO. tr. 366. ISBN 1-57607-040-0 Kiểm tra giá trị |isbn=: giá trị tổng kiểm (trợ giúp).
- ^ Karnow, Stanley (1997). Vietnam: A history. Penguin Books. tr. 239. ISBN 0-670-84218-4.
- ^ The Pentagon Papers, The Defense Department History of United States Decisionmaking on Vietnam. tr. 25
- ^ Cáo buộc VNCH làm tay sai Mỹ 'là thiếu khách quan', BBC, 27 tháng 8 năm 2017
- ^ a b Liên Bang Xô Viết và chiến tranh Việt Nam. Ilya V.Gaiduk. Nhà xuất bản Công an Nhân dân 1998. Chương XI: Kẻ chiến thắng duy nhất. Trích: Khôn khéo vận dụng giữa trung Quốc và Liên Xô, Hà Nội đã giữ được vị trí độc lập trong các mục tiêu chính trị... Các nhà lãnh đạo Mỹ không thể hiểu được tại sao Liên Xô, một nước đã viện trợ đủ thứ về kinh tế và quân sự cho Việt Nam dân chủ cộng hoà, lại không thể sử dụng sự giúp đỡ này như là một động lực thuyết phục Hà Nội từ bỏ các kế hoạch đối với miền Nam của họ để rồi đồng ý đi tới một sự thương lượng.
- ^ http://motthegioi.vn/xa-hoi/co-tong-bi-thu-le-duan-chung-ta-khong-duoc-phep-so-trung-quoc-84883.html[liên kết hỏng]
- ^ http://www.wnd.com/?pageId=20931, LBJ: Kennedy White House killed U.S. ally. Nguyên văn: They started on me with Diem. "He was corrupt and he ought to be killed." So we killed him. We all got together and got a goddam bunch of thugs and assassinated him. Now, we've really had no political stability [in South Vietnam] since then
- ^ 50 năm Mỹ đổ quân vào Đà Nẵng: Nhật ký ngày 8-3-1965, Báo Đà Nẵng, 06/03/2015
- ^ In the jaws of history. Bùi Diễm (với sự cộng tác của David Chanoff). Indiana University Press 1999. Trang 131 và 132
- ^ Henry Kissinger, Những năm tháng ở Nhà Trắng, Nhà xuất bản Fayard, Paris, 1979
- ^ Phim tài liệu "The Vietnam war". PBS, 2017. Tập 9
- ^ (2007). Chinese Military Strategy in the Third Indochina War, tr. 44. Trung Quốc yêu cầu Việt Nam phải chấm dứt quan hệ ngoại giao với Liên Xô, cũng như từ bỏ việc tuyên bố chủ quyền tại 2 quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa
- ^ 30/4/1975, Dương Văn Minh và tôi,Nguyễn Hữu Thái,3/2008
- ^ Báo Thanh Niên Xuân Ất Dậu, số ngày 25 tháng 1 năm 2005
- ^ The Vietnam War Era: A Personal Journey Lưu trữ 2015-04-17 tại Wayback Machine, Bruce O. Solheim, page 189, trích: "The Americans stepped in and created a depndent puppet state"
- ^ From the overthrow of Diem to the Tet Offensive Vietnam: The war the U.S. lost Lưu trữ 2017-08-11 tại Wayback Machine, Joe Allen, International Socialist Review Issue 33, January–February 2004
- ^ “Cùng một dân tộc hà cớ gì không thể hoà hợp?”. VietNamNet. Truy cập 7 tháng 7 năm 2023.
- ^ báo Nhân dân (số 3992)
- ^ Trả lời phỏng vấn của ông Philíp Đơvile phóng viên báo Thế giới – Pháp (16-8-1965)
- ^ Báo Nhân dân, số 4484, ngày 17-7-1966
Từ khóa » Bù Nhìn Tiếng Anh Là Gì
-
Bù Nhìn Trong Tiếng Tiếng Anh - Tiếng Việt-Tiếng Anh | Glosbe
-
BÙ NHÌN - Translation In English
-
BÙ NHÌN - Nghĩa Trong Tiếng Tiếng Anh - Từ điển
-
Bù Nhìn | Vietnamese Translation - Tiếng Việt để Dịch Tiếng Anh
-
BÙ NHÌN Tiếng Anh Là Gì - Trong Tiếng Anh Dịch
-
Bù Nhìn Trong Tiếng Anh Là Gì? - English Sticky
-
"bù Nhìn" Là Gì? Nghĩa Của Từ Bù Nhìn Trong Tiếng Anh. Từ điển Việt-Anh
-
Các Bạn ơi, Bù Nhìn Trong Tiếng... - English With Tracy Le | Facebook
-
Bù Nhìn - Wiktionary Tiếng Việt
-
"bù Nhìn" Tiếng Anh Là Gì? - EnglishTestStore
-
Nghĩa Của Từ Bù Nhìn Bằng Tiếng Anh
-
Bù Nhìn Trong Tiếng Tiếng Anh - Tiếng Việt-Tiếng Anh ...
-
Tra Từ Bù Nhìn - Từ điển Việt Anh (Vietnamese English Dictionary)