Chủ Thể Của Luật Hình Sự Theo Quy định Của Bộ Luật Hình Sự 2015
Có thể bạn quan tâm
Chủ thể của luật hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự 2015
Câu hỏi của bạn:
Xin cho hỏi. Chủ thể của luật hình sự theo quy định của pháp luật hiện hành
Câu trả lời của luật sư:
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý:
- Bộ luật hình sự năm 2015
Nội dung trả lời: Chủ thể của luật hình sự theo quy định của pháp luật hiện hành
Bộ luật hình sự năm 2015 quy định về chủ thể của luật hình sự bao gồm 2 loại chủ thể là chủ thể của luật hình sự là cá nhân và chủ thể của luật hình sự là pháp nhân thương mại.
1. Chủ thể của luật hình sự là cá nhân
Điều 12. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự
"1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.
2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên. Nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Tội hiếp dâm. Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều sau đây:
a) Điều 143 (tội cưỡng dâm); Điều 150 (tội mua bán người); Điều 151 (tội mua bán người dưới 16 tuổi);
b) Điều 170 (tội cưỡng đoạt tài sản); Điều 171 (tội cướp giật tài sản); Điều 173 (tội trộm cắp tài sản); Điều 178 (tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản);
c) Điều 248 (tội sản xuất trái phép chất ma túy); Điều 249 (tội tàng trữ trái phép chất ma túy); Điều 250 (tội vận chuyển trái phép chất ma túy); Điều 251 (tội mua bán trái phép chất ma túy); Điều 252 (tội chiếm đoạt chất ma túy);
d) Điều 265 (tội tổ chức đua xe trái phép); Điều 266 (tội đua xe trái phép);
đ) Điều 285 (tội sản xuất, mua bán, công cụ, thiết bị, phần mềm để sử dụng vào mục đích trái pháp luật); Điều 286 (tội phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử); Điều 287 (tội cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử); Điều 289 (tội xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác); Điều 290 (tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản);
e) Điều 299 (tội khủng bố); Điều 303 (tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia); Điều 304 (tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự)." Năng lực trách nhiệm hình sự của cá nhân bao gồm khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi và độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự: [caption id="attachment_39954" align="aligncenter" width="406"] Chủ thể của luật hình sự[/caption]
a. Năng lực trách nhiệm hình sự của cá nhân:
Một người có thể là chủ thể của tội phạm khi người đó phải có khả năng nhận thức tính nguy hiểm cho xã hội đối với hành vi của mình và khả năng điều khiển hành vi đó theo những yêu cầu chung của xã hội. Năng lực nhận thức có ở mỗi con người từ khi mới sinh ra. Nó phát triển và hoàn thiện theo sự phát triển của cấu tạo sinh học cơ thể con người qua quá trình lao động và giáo dục trong xã hội. Đến một thời điểm nhất định trong đời sống của con người thì năng lực này mới được xem là tương đối đầy đủ.
b. Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự:
Bộ luật hình sự năm 2015 quy định người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về các tội quy định tại khoản 2 điều 12 BLHS năm 2015.
Ngoài việc quy định về năn lực chủ thể và độ tuôi chịu trách nhiệm hình sự. Luật hình sự con ghi nhân với những tội phạm cụ thể còn cần phải có thêm những dấu hiệu đặc trưng khác mà không có nó thì người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội không thể trở thành là chủ thể của tội phạm, ví dụ: Các dấu hiệu liên quan đến chức vụ, quyền hạn, các dấu hiệu liên quan đến nghề nghiệp, công việc.
2. Chủ thể của pháp luật hình sự là pháp nhân thương mại
a. Năng lực trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại
Điều 74. Áp dụng quy định của Bộ luật hình sự đối với pháp nhân thương mại phạm tội
"Pháp nhân thương mại phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự theo những quy định của Chương này; theo quy định khác của Phần thứ nhất của Bộ luật này không trái với quy định của Chương này"
Một tổ chức được gọi là pháp nhân thương mại khi pháp nhân đó được thành lập hợp pháp và mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên.
Như vậy, năng lực trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại xuất hiện từ thời điểm pháp nhân này được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhân tư cách pháp nhân ( ngày giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có hiệu lực, giấy chứng nhân đăng ký kinh doanh có hiệu lực... )
b. Phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại
Bộ luật hình sự 2015 quy định điều kiện chịu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại khi:
+ Hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại
+ Hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân thương mại;
+ Hành vi phạm tội được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân thương mại;
+ Chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 27 của Bộ luật này.
+ Việc pháp nhân thương mại chịu trách nhiệm hình sự không loại trừ trách nhiệm hình sự của cá nhân.
Trên đây là ý kiến tư vấn pháp luật của chúng tôi. Nếu còn bất cứ vướng mắc nào, bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật hình sự miễn phí 24/7 : 19006500 để gặp trực tiếp luật sư tư vấn và để yêu cầu cung cấp dịch vụ. Hoặc Gửi nội dung tư vấn qua email: [email protected]. Chúng tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của bạn. Chúng tôi luôn mong nhận được ý kiến đóng góp của anh chị để chúng tôi ngày càng trở lên chuyên nghiệp hơn.
Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của anh; chị.
Trân trọng ./.
Liên kết tham khảo:
- Tư vấn pháp luật hình sự 24/7: 1900.6178
- Thủ tục kháng cáo
- Thủ tục kháng nghị
- Thủ tục xét xử sơ thẩm
- Thủ tục xét xử phúc thẩm
- Luật sư bào chữa vụ án hình sự
- Luật sư tư vấn luật hình sự
Từ khóa » Chủ Thể Trong Hình Sự
-
Chủ Thể Của Tội Phạm Là Gì? (Cập Nhật 2022) - Luật ACC
-
Chủ Thể Của Luật Hình Sự Theo Quy định Của Pháp Luật Hiện Hành
-
Chủ Thể Của Tội Phạm Trong Luật Hình Sự Việt Nam? Phân Biệt Chủ ...
-
Chủ Thể Của Tội Phạm Là Gì ? Cho Ví Dụ Về Chủ Thể Của Tội Phạm ?
-
Chủ Thể Của Tội Phạm Là Gì ? Chủ Thể Của Tội Phạm Phải Có Những ...
-
CHỦ THỂ CỦA LUẬT HÌNH SỰ THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT ...
-
Phân Tích Chủ Thể Của Tội Phạm Trong Bộ Luật Hình Sự 2015
-
Một Số Vấn đề Về Chủ Thể Của Tội Phạm Tình Dục Trong Pháp Luật Hình ...
-
Chủ Thể Của Tội Phạm - AZLAW
-
Chủ Thể đặc Biệt Của Tôi Phạm | Luật Sư Bảo Hộ Quyền Lợi, Tư Vấn ...
-
Chủ Thể Của Tội Phạm Là Gì? Phân Tích Chủ Thể Và Khách Thể Của Tội ...
-
Cấu Thành Tội Phạm Là Gì? Ý Nghĩa Và Yếu Tố Cấu Thành Tội Phạm?
-
Chủ Thể đặc Biệt Của Tội Phạm Là Gì? - Luật Hoàng Anh
-
Bản In - Trang Thông Tin điện Tử Sở Nội Vụ Tỉnh Quảng Bình