Phân Tích Chủ Thể Của Tội Phạm Trong Bộ Luật Hình Sự 2015
Có thể bạn quan tâm
Bộ luật hình sự (BLHS) năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định về chủ thể của tội phạm bao gồm 2 loại là cá nhân và pháp nhân thương mại.
..
Những nội dung liên quan:
- Phân tích các yếu tố cấu thành tội phạm? Cho ví dụ minh họa?
- Chủ thể đặc biệt của tội phạm là gì?
- Phân tích những dấu hiệu thuộc mặt khách quan của tội phạm?
- Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự năm 2015
..
Sơ lược về chủ thể của tội phạm
Tội phạm trước hết là một hành vi. Chính vì thế, tội phạm bao giờ cũng được thực hiện bởi chủ thể xác định. Không thể có hành vi xuất hiện ngoài thế giới khách quan mà không có chủ thể. Các tác động trong thế giới vật chất gây ra những thiệt hại “đáng kể”, như sấm sét, lũ lụt, động đất, núi lửa…xảy ra từ tự nhiên thì không được gọi là hành vi. Theo từ điển, hành vi được hiểu là toàn bộ những phản ứng, cách cư xử biểu hiện ra bên ngoài của một con người trong một hoàn cảnh cụ thể. Theo nghĩa rộng, hành vi còn bao gồm cả những biểu hiện của tất cả các loài vật nói chung khi chúng ta quan sát chúng. Như vậy, tội phạm phải có chủ thể thực hiện. Luật hình sự của nhân loại trong mọi thời điểm lịch sử đều xây dựng trên nguyên tắc này. Tuy nhiên, trong những điều kiện lịch sử khác nhau, chủ thể của tội phạm có thể được xem là khác nhau phụ thuộc vào ý chí của giai cấp thống trị.
Thời cổ đại, không chỉ người mà cả súc vật hay những vật vô tri cũng có thể là chủ thể của tội phạm. Thời trung cổ, ta vẫn còn thấy những súc vật hay đồ vật bị lên án và trừng phạt khi chúng gây thiệt hại cho người. Một vài di tích của thời đại này đã để lại ở một số bộ tộc chưa được khai hoá tồn tại cả ở thời hiện đại. Tại miền Trung đảo Madagascar có tục trừng phạt cá sấu khi nó ăn thịt người. Con vật thủ phạm bị kéo lên bờ sông, rồi họ tổ chức một buổi lễ long trọng, lên án và xử tử con cá sấu đó.
Thời cận đại và hiện đại, ngoại trừ một số bộ tộc chưa tiếp cận với thế giới văn minh, loài người thường chỉ thừa nhận hành vi phạm tội phải thông qua con người. Bộ Quốc triều hình luật của nước ta vào thế kỷ thứ XV đã quy định chủ thể của tội phạm là cá nhân con người. Tất cả mọi người khi có hành vi phạm tội thì phải bị xét xử. Mặc dù luật có quy định quy chế miễn, giảm áp dụng hình phạt đối với người phạm tội đã lớn tuổi hoặc nhỏ tuổi nhưng không giới hạn tuổi phải gánh chịu hình phạt. Nghĩa là con người từ khi mới sinh ra đã có thể là chủ thể của tội phạm (Điều 16 Quốc triều hình luật). Nói như thế không phải ta khẳng định rằng, các nhà làm luật thời Hồng Đức không quan tâm đến vấn đề mục đích của việc xử lý hành vi phạm tội và lỗi của chủ thể. Suy cho cùng, pháp luật được Nhà nước đặt ra là để điều chỉnh các mối quan hệ, những hành vi chống đối xã hội, giảm và có thể được thì loại trừ chính chủ thể đã có hành vi đi ngược với ý chí của Nhà cầm quyền. Các nhà làm luật thời Hồng Đức cũng không thoát ra khỏi mục đích đó khi đưa ra Bộ Quốc triều hình luật. Điều 14 Bộ luật này quy định: “Những quan viên quân dân phạm tội nếu vì sự sơ suất lầm lỗi từ tội lưu trở xuống thì cho chuộc tội bằng tiền…”. Điều đó cho thấy, nhà làm luật vẫn hết sức chú ý đến yếu tố lỗi của chủ thể.
Chủ thể của tội phạm theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 bao gồm:
Điều 8 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) có quy định: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý”.
Như vậy, Bộ luật hình sự (BLHS) năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định về chủ thể của tội phạm bao gồm 2 loại là là cá nhân và pháp nhân thương mại.
Chủ thể của tội phạm là cá nhân
Chủ thể của tội phạm trước hết là con người và con người đó phải có năng lực trách nhiệm hình sự. Cụm từ “năng lực trách nhiệm hình sự” đã bao hàm người đó phải đạt tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Năng lực trách nhiệm hình sự là năng lực tự ý thức ý nghĩa xã hội của hành vi nguy hiểm cho xã hội, khả năng điều khiển hành vi đó của mình cũng như khả năng gánh lấy hậu quả là trách nhiệm hình sự từ hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình. Con người từ khi mới sinh ra có thể đã có năng lực nhận thức về thế giới. Tuy nhiên, phải đạt đến độ tuổi nhất định thì con người mới có năng lực trách nhiệm hình sự. Yêu cầu này phù hợp với nguyên tắc lỗi mà luật hình sự Việt nam đã xác định khi truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội, đồng thời cũng phù hợp với nguyên tắc quyết định hình phạt và chính sách hình sự của nước ta. Chỉ có con người cụ thể, phát triển bình thường đến một độ tuổi nhất định thì mới có thể nhận thức được những gì mình làm (lỗi) và việc áp dụng hình phạt đối với họ mới mang lại hiệu quả (cải tạo, giáo dục) được. Bên cạnh các dấu hiệu chung của chủ thể của tội phạm như đã nêu, một số tội phạm cụ thể được quy định trong Bộ luật hình sự còn đòi hỏi các dấu hiệu đặc biệt. Trong khoa học Luật hình sự, chủ thể đó gọi là chủ thể đặc biệt.
– Năng lực trách nhiệm hình sự của cá nhân:
Một người có thể là chủ thể của tội phạm khi người đó phải có khả năng nhận thức tính nguy hiểm cho xã hội đối với hành vi của mình và khả năng điều khiển hành vi đó theo những yêu cầu chung của xã hội. Năng lực nhận thức có ở mỗi con người từ khi mới sinh ra. Nó phát triển và hoàn thiện theo sự phát triển của cấu tạo sinh học cơ thể con người qua quá trình lao động và giáo dục trong xã hội. Đến một thời điểm nhất định trong đời sống của con người thì năng lực này mới được xem là tương đối đầy đủ.
– Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự:
Bộ luật hình sự năm 2015 quy định người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về các tội quy định tại khoản 2 điều 12 BLHS năm 2015.
Ngoài việc quy định về năn lực chủ thể và độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Luật hình sự còn ghi nhân với những tội phạm cụ thể còn cần phải có thêm những dấu hiệu đặc trưng khác mà không có nó thì người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội không thể trở thành là chủ thể của tội phạm (chủ thể đặc biệt), ví dụ: Các dấu hiệu liên quan đến chức vụ, quyền hạn, các dấu hiệu liên quan đến nghề nghiệp, công việc.
Chủ thể của tội phạm là pháp nhân thương mại
– Năng lực trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại
Điều 74. Áp dụng quy định của Bộ luật hình sự đối với pháp nhân thương mại phạm tội
Pháp nhân thương mại phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự theo những quy định của Chương này; theo quy định khác của Phần thứ nhất của Bộ luật này không trái với quy định của Chương này.
Một tổ chức được gọi là pháp nhân thương mại khi pháp nhân đó được thành lập hợp pháp và mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên.
Như vậy, năng lực trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại xuất hiện từ thời điểm pháp nhân này được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhân tư cách pháp nhân ( ngày giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có hiệu lực, giấy chứng nhân đăng ký kinh doanh có hiệu lực… )
– Phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại
Bộ luật hình sự 2015 quy định điều kiện chịu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại khi:
- Hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại
- Hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân thương mại;
- Hành vi phạm tội được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân thương mại;
- Chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 27 của Bộ luật này.
- Việc pháp nhân thương mại chịu trách nhiệm hình sự không loại trừ trách nhiệm hình sự của cá nhân.
Các tìm kiếm liên quan đến chủ thể của tội phạm theo bộ luật hình sự 2015: chủ thể của tội phạm trong luật hình sự 2015, chủ thể của luật hình sự 2015, chủ thể áp dụng pháp luật hình sự, những điểm mới của bộ luật hình sự năm 2015 phần 2, những điểm mới của bộ luật hình sự 2015, chủ thể của tội phạm bao gồm, điều 156 bộ luật hình sự 2015, điều 216 bộ luật hình sự 2015, các quy định của bộ luật hình sự năm 2015 về chủ thể của tội phạm
5/5 - (1 bình chọn)- Bộ luật hình sự 2015
- Cá nhân
- Chủ thể
- Chủ thể của tội phạm
- Pháp nhân thương mại
- Tội phạm
Bài viết liên quan
- Phân tích các yếu tố cấu thành tội phạm?
- Ví dụ về các loại tội phạm trong Bộ luật Hình sự
- Mọi hành vi nguy hiểm cho xã hội đều coi là tội phạm?
- So sánh vi phạm hành chính và tội phạm
- Khái niệm, bản chất và các đặc điểm của tội phạm
- Chủ thể đặc biệt của tội phạm là gì?
- Các nguyên tắc xử lý người phạm tội và pháp nhân thương mại phạm tội
- Nhóm tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế mà pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự
Từ khóa » Chủ Thể Trong Hình Sự
-
Chủ Thể Của Tội Phạm Là Gì? (Cập Nhật 2022) - Luật ACC
-
Chủ Thể Của Luật Hình Sự Theo Quy định Của Pháp Luật Hiện Hành
-
Chủ Thể Của Luật Hình Sự Theo Quy định Của Bộ Luật Hình Sự 2015
-
Chủ Thể Của Tội Phạm Trong Luật Hình Sự Việt Nam? Phân Biệt Chủ ...
-
Chủ Thể Của Tội Phạm Là Gì ? Cho Ví Dụ Về Chủ Thể Của Tội Phạm ?
-
Chủ Thể Của Tội Phạm Là Gì ? Chủ Thể Của Tội Phạm Phải Có Những ...
-
CHỦ THỂ CỦA LUẬT HÌNH SỰ THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT ...
-
Một Số Vấn đề Về Chủ Thể Của Tội Phạm Tình Dục Trong Pháp Luật Hình ...
-
Chủ Thể Của Tội Phạm - AZLAW
-
Chủ Thể đặc Biệt Của Tôi Phạm | Luật Sư Bảo Hộ Quyền Lợi, Tư Vấn ...
-
Chủ Thể Của Tội Phạm Là Gì? Phân Tích Chủ Thể Và Khách Thể Của Tội ...
-
Cấu Thành Tội Phạm Là Gì? Ý Nghĩa Và Yếu Tố Cấu Thành Tội Phạm?
-
Chủ Thể đặc Biệt Của Tội Phạm Là Gì? - Luật Hoàng Anh
-
Bản In - Trang Thông Tin điện Tử Sở Nội Vụ Tỉnh Quảng Bình