Chủ Thể đặc Biệt Của Tội Phạm Là Gì? - Luật Hoàng Anh
Có thể bạn quan tâm
Chủ thể đặc biệt của tội phạm có thể hiểu là những người mà ngoài các dấu hiệu cần thiết của chủ thể nói chung thì còn phải có những dấu hiệu riêng biệt khác về chức vụ, quyền hạn, giới tính và một số đặc điểm khác do pháp luật quy định. Chỉ những người có những đặc điểm này mới có thể thực hiện được những tội phạm tương ứng.
Hiểu một cách đơn giản, chủ thể đặc biệt của tội phạm bao gồm chủ thể tội phạm thông thường và những dấu hiệu đặc biệt. Trong đó:
Chủ thể của tội phạm là con người cụ thể, có năng lực trách nhiệm hình sựvà đạt độ tuổi luật định đã thực hiện hành vi phạm tội. Chủ thể của một tội phạm cụ thể có thể là người trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội nhưng cũng có thể là người không trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội.
Chủ thể của tội phạm phải đầy đủ hai yếu tố: năng lực trách nhiệm hình sự và độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, trong đó:
- Năng lực chịu trách nhiệm hình sự là năng lực có thể phải chịu trách nhiệm hình sự của một người nếu thực hiện hành vi phạm tội. Điều 21, Bộ Luật hình sự quy định về tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự đó là người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.
- Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự:
Căn cứ tại Điều 12, Bộ luật Hình sự năm 2015, người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. Bên cạnh đó, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật HS năm 2015.
Những dấu hiệu đặc biệt có thể thuộc một trong các dạng sau:
- Các dấu hiệu liên quan đến chức vụ, quyền hạn (ví dụ như tội tham ô tài sản quy định tại Điều 278, Bộ Luật Hình sự)
- Các dấu hiệu liên quan đến nghề nghiệp, công viêc (ví dụ như tội cung cấp tài liệu sai sự thật, tội khai báo gian dối quy định tại Điều 278, Bộ Luật Hình sự)
- Các dấu hiệu liên quan đến nghĩa vụ (Ví dụ, tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự -Điều 259 Bộ luật hình sự)
- Các dấu hiệu liên quan đến tuổi. (Ví dụ, tội giao cấu với trẻ em - Điều 115 Bộ luật hình sự) đòi hỏi chủ thể phải là người đã thành niên (đủ 18 tuổi).
Xem thêm: Tổng hợp các thuật ngữ sử dụng trong lĩnh vực hình sự
Luật Hoàng Anh
Từ khóa » Chủ Thể Trong Hình Sự
-
Chủ Thể Của Tội Phạm Là Gì? (Cập Nhật 2022) - Luật ACC
-
Chủ Thể Của Luật Hình Sự Theo Quy định Của Pháp Luật Hiện Hành
-
Chủ Thể Của Luật Hình Sự Theo Quy định Của Bộ Luật Hình Sự 2015
-
Chủ Thể Của Tội Phạm Trong Luật Hình Sự Việt Nam? Phân Biệt Chủ ...
-
Chủ Thể Của Tội Phạm Là Gì ? Cho Ví Dụ Về Chủ Thể Của Tội Phạm ?
-
Chủ Thể Của Tội Phạm Là Gì ? Chủ Thể Của Tội Phạm Phải Có Những ...
-
CHỦ THỂ CỦA LUẬT HÌNH SỰ THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT ...
-
Phân Tích Chủ Thể Của Tội Phạm Trong Bộ Luật Hình Sự 2015
-
Một Số Vấn đề Về Chủ Thể Của Tội Phạm Tình Dục Trong Pháp Luật Hình ...
-
Chủ Thể Của Tội Phạm - AZLAW
-
Chủ Thể đặc Biệt Của Tôi Phạm | Luật Sư Bảo Hộ Quyền Lợi, Tư Vấn ...
-
Chủ Thể Của Tội Phạm Là Gì? Phân Tích Chủ Thể Và Khách Thể Của Tội ...
-
Cấu Thành Tội Phạm Là Gì? Ý Nghĩa Và Yếu Tố Cấu Thành Tội Phạm?
-
Bản In - Trang Thông Tin điện Tử Sở Nội Vụ Tỉnh Quảng Bình