Chủ Thể Của Tội Phạm Là Gì? Phân Tích Chủ Thể Và Khách Thể Của Tội ...
Có thể bạn quan tâm
Mục lục bài viết
- 1 1. Chủ thể của tội phạm là gì?
- 2 2. Những thuật ngữ pháp lý liên quan dịch sang tiếng Anh:
- 3 3. Phân tích chủ thể của tội phạm:
- 4 3. Phân tích khách thể của tội phạm:
1. Chủ thể của tội phạm là gì?
Chủ thể của tội phạm được hiểu là những cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi phạm tội. Tuy nhiên, việc xác định chủ thể chịu trách nhiệm trong một vụ án cần dựa vào nhiều yếu tố khác nhau. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì chủ thể của tội phạm là những người có năng lực trách nhiệm hình sự, bên cạnh đó còn phải đạt được độ tuổi chịu trách nhiệm theo luật quy định thì mới có xác định tội danh và áp dụng hình phạt.
2. Những thuật ngữ pháp lý liên quan dịch sang tiếng Anh:
Chủ thể của tội phạm | Subject of crime |
Khách thể | Object |
Yếu tố cấu thành | Components |
Phạm nhân | Prisoner |
Bộ luật hình sự | Criminal Code |
3. Phân tích chủ thể của tội phạm:
Chủ thể của tội phạm là cá nhân
Trước hết chúng ta cần phải hiểu, chủ thể thể của tội phạm chính là con người và người đó phải có năng lực trách nhiệm hình sự theo quy định, cụ thể là phải đạt được độ tuổi nhất định để có thể chịu trách nhiệm hình sự cho hành vi của mình gây ra, họ phải nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, khi thực hiện có thể sẽ bị chịu trách nhiệm và hậu quả gây ra ảnh hưởng đến người khác hoặc lợi ích của cộng đồng.
Khi chúng ta được sinh ra thì bản thân mỗi người trừ những người bị bệnh bẩm sinh thì đều có thể nhận thức được từ những điều đơn giản nhất, và khả năng nhận thức này sẽ phụ thuộc vào từng độ tuổi mà thay đổi khả năng nhận thức. Chính vì vậy, pháp luật nước ta đã quy định độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, từ đó ban hành những nguyên tắc lỗi mà pháp luật hình sự đã xác định khi truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội, đồng thời cũng phù hợp với nguyên tắc quyết định hình phạt và chính sách hình sự của nước ta.
Chỉ có con người cụ thể, phát triển bình thường đến một độ tuổi nhất định thì mới có thể nhận thức được những gì mình làm (lỗi) và việc áp dụng hình phạt đối với họ mới mang lại hiệu quả (cải tạo, giáo dục) được. Bên cạnh các dấu hiệu chung của chủ thể của tội phạm như đã nêu, một số tội phạm cụ thể được quy định trong Bộ luật hình sự còn đòi hỏi các dấu hiệu đặc biệt. Trong khoa học Luật hình sự, chủ thể đó gọi là chủ thể đặc biệt.
– Năng lực trách nhiệm hình sự của cá nhân:
Năng lực trách nhiệm hình sự của cá nhân theo quy định của Bộ luật hình sự là chủ thể phải có khả năng nhận thức tính nguy hiểm cho xã hội đối với hành vi của mình gây ra , đó có thể là hành động hoặc không hành động để mặc cho hậu quả đó xảy ra. Năng lực nhận thức có ở mỗi con người từ khi mới sinh ra. Nó phát triển và hoàn thiện theo sự phát triển của cấu tạo sinh học cơ thể con người qua quá trình lao động và giáo dục trong xã hội. Đến một thời điểm nhất định trong đời sống của con người thì năng lực này mới được xem là tương đối đầy đủ.
– Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự:
Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định như sau:
“Điều 12. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự
- Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.
- Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.”
Theo đó, người phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm khi và chỉ khi thủ thể đã từ đủ 16 tuổi trở lên và trừ những tội phạm có quy định đối với độ tuổi nhất định đối với người thực hiện hành vi phạm tội và khả năng nhận thức hành vi hoặc bị hạn chế khả năng nhân thức. Và đối với những người có độ tuổi từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại các điều thuộc quy định tại khoản 2, Điều 12 của Bộ luật hình sự trên.
Chúng ta có thể thấy, pháp luật nước ta đã rất nhân đạo và công bằng khi cân nhắc tình chất, mức độ nghiêm trọng và tính phổ biến của hành vi phạm tội đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi gây ra. Đa phần các tội danh mà người trong độ tuổi này chịu trách nhiệm chỉ tập trung vào các tội danh mà người ở độ tuổi này phải chịu trách nhiệm hình sự chủ yếu vào các tội gây ra hậu quả cho tính mạng, sức khỏe con người và an toàn của cộng đồng.
Ngoài việc quy định về năng lực chủ thể và độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Luật hình sự còn ghi nhân với những tội phạm cụ thể còn cần phải có thêm những dấu hiệu đặc trưng khác mà không có nó thì người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội không thể trở thành là chủ thể của tội phạm (chủ thể đặc biệt), ví dụ: Các dấu hiệu liên quan đến chức vụ, quyền hạn, các dấu hiệu liên quan đến nghề nghiệp, công việc.
Chủ thể của tội phạm là pháp nhân thương mại
– Năng lực trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại
Điều kiện để được công nhận là một pháp nhân theo quy định của Bộ luật dân sự khi một tổ chức được công nhân khi có đầy đủ các điều kiện như sau:
+ Được thành lập hợp pháp tại cơ quan có thẩm quyền và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
+ Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
+ Có cơ cấu tổ chức, có cơ quan điều hành. Mọi hoạt động của doanh nghiệp sẽ dựa theo quy chế và điều lệ công ty. Trong đó quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng chức danh…
+ Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập. Chủ doanh nghiệp hoặc người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tiến nhân danh công ty thực hiện ký kết các giao dịch kinh tế hoặc làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Và, Bộ luật dân sự cũng quy định rõ pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên. Các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khác được thành lập hợp pháp chính là những pháp nhân thương mại và việc hoạt động, chấm dứt, pháp nhân pháp nhân thương mại được thực hiện theo quy định của Bộ luật dân sự, Luật doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 74 của Bộ luật hình sự cũng quy định pháp nhân thương mại nếu phạm tội thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự.
“ Điều 74. Áp dụng quy định của Bộ luật hình sự đối với pháp nhân thương mại phạm tội
Pháp nhân thương mại phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự theo những quy định của Chương này; theo quy định khác của Phần thứ nhất của Bộ luật này không trái với quy định của Chương này.”
Như vậy, năng lực trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại xuất hiện từ thời điểm pháp nhân này được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhân tư cách pháp nhân tức là ngày giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh được cấp.
– Phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại
Bộ luật hình sự 2015 quy định điều kiện chịu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại khi:
+ Hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại;
+ Hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân thương mại;
+ Hành vi phạm tội được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân thương mại;
+ Chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những tội phạm ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được tính từ ngày tội phạm được thực hiện. Nếu trong thời hạn quy định thời hiệu, người phạm tội lại thực hiện hành vi phạm tội mới và mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy trên 01 năm tù, thì thời hiệu đối với tội cũ được tính lại kể từ ngày thực hiện hành vi phạm tội mới.
Nếu trong thời hạn quy định thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có quyết định truy nã, thì thời hiệu tính lại kể từ khi người đó ra đầu thú hoặc bị bắt giữ.
Việc pháp nhân thương mại chịu trách nhiệm hình sự không loại trừ trách nhiệm hình sự của cá nhân.
3. Phân tích khách thể của tội phạm:
Khách thể chung của tội phạm được hiểu là tổng hợp tất cả các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ theo quy định thì bị tội phạm xâm hại, gây hậu quả xấu đến người khác hoặc cộng đồng. Những quan hệ đó có thể là chủ quyền lãnh thổ, an ninh quốc phòng, hôn nhân, trật tự xã hội, giao thông, lợi ích cộng đồng…Khách thể chung của tội phạm là những quan hệ xã hội được xác định tại Khoản 1 Điều 8 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, cụ thể:
“ 1. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.”
Như vậy, chúng ta thấy bất kỳ hành vi quy phạm nào cũng đều gây ra hậu quả đến người khác hoặc cộng đồng chung. Việc ban hành các chế tài chính là nhằm mục đích răn đe các đối tượng phạm tội, hạn chế các hành vi ảnh hưởng xấu cộng đồng. Trách nhiệm của nhà nước chính là bảo vệ quyền lợi của nhân dân, ổn định đời sống. Một tội phạm có thể có xâm hại đến nhiều khách thể và nhiều chủ thể khác nhau. Việc xâm phạm có thể trực tiếp hoặc gián tiếp nhưng đều sẽ gây ra thiệt hại thể hiện đầy đủ qua bản chất nguy hiểm cho xã hội.
Căn cứ pháp lý sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017;
– Bộ luật dân sự 2015.
Từ khóa » Chủ Thể Trong Hình Sự
-
Chủ Thể Của Tội Phạm Là Gì? (Cập Nhật 2022) - Luật ACC
-
Chủ Thể Của Luật Hình Sự Theo Quy định Của Pháp Luật Hiện Hành
-
Chủ Thể Của Luật Hình Sự Theo Quy định Của Bộ Luật Hình Sự 2015
-
Chủ Thể Của Tội Phạm Trong Luật Hình Sự Việt Nam? Phân Biệt Chủ ...
-
Chủ Thể Của Tội Phạm Là Gì ? Cho Ví Dụ Về Chủ Thể Của Tội Phạm ?
-
Chủ Thể Của Tội Phạm Là Gì ? Chủ Thể Của Tội Phạm Phải Có Những ...
-
CHỦ THỂ CỦA LUẬT HÌNH SỰ THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT ...
-
Phân Tích Chủ Thể Của Tội Phạm Trong Bộ Luật Hình Sự 2015
-
Một Số Vấn đề Về Chủ Thể Của Tội Phạm Tình Dục Trong Pháp Luật Hình ...
-
Chủ Thể Của Tội Phạm - AZLAW
-
Chủ Thể đặc Biệt Của Tôi Phạm | Luật Sư Bảo Hộ Quyền Lợi, Tư Vấn ...
-
Cấu Thành Tội Phạm Là Gì? Ý Nghĩa Và Yếu Tố Cấu Thành Tội Phạm?
-
Chủ Thể đặc Biệt Của Tội Phạm Là Gì? - Luật Hoàng Anh
-
Bản In - Trang Thông Tin điện Tử Sở Nội Vụ Tỉnh Quảng Bình