Chủ Tịch Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Là Doanh Nghiệp Nhà Nước.

Doanh nghiệp nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ sẽ phải hoạt động theo hình thức thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có chủ sở hữu là tổ chức.

Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu có thể tổ chức cơ cấu quản lý công ty theo hai mô hình :

+ Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên.

+ Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên.

Đối với mô hình quản lý Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên thì trong đó Chủ tịch công ty có quyền quyết định cao nhất các vấn đề quan trọng của công ty như thành lập, tổ chức lại, giải thể chi nhánh, văn phòng đại diện và các đơn vị hạch toán phụ thuộc; quyết định kế hoạch sản xuất kinh doanh hằng năm, chủ trương phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ của công ty…

Vậy Chủ tịch công ty được quy định như thế nào ? Chủ tịch công ty do ai bổ nhiệm, có nhiệm kỳ như thế nào ? Chủ tịch công ty được bổ nhiệm theo tiêu chuẩn và điều kiện ra sao ? Chủ tịch công ty thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình như thế nào ?

chu-tich-hoi-dong-thanh-vien

Trong Luật doanh nghiệp 2014 quy định :

Điều 98. Chủ tịch công ty

1. Chủ tịch công ty do cơ quan đại diện chủ sở hữu bổ nhiệm theo quy định của pháp luật. Chủ tịch công ty có nhiệm kỳ không quá 05 năm. Chủ tịch công ty có thể được bổ nhiệm lại nhưng không quá hai nhiệm kỳ. Tiêu chuẩn, điều kiện và các trường hợp miễn nhiệm, cách chức Chủ tịch công ty được thực hiện theo quy định tại Điều 92 và Điều 93 của Luật này.

2. Chủ tịch công ty thực hiện các quyền, nghĩa vụ của người đại diện chủ sở hữu trực tiếp tại công ty theo quy định của Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp; các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định tại Điều 91 và Điều 96 của Luật này.

3. Tiền lương, thưởng và quyền lợi khác của Chủ tịch công ty do cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định và được tính vào chi phí quản lý công ty.

4. Chủ tịch công ty sử dụng bộ máy quản lý, điều hành, bộ phận giúp việc (nếu có) và con dấu của công ty để thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Trường hợp cần thiết, Chủ tịch công ty tổ chức việc lấy ý kiến các chuyên gia tư vấn trong và ngoài nước trước khi quyết định các vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền của Chủ tịch công ty. Chi phí lấy ý kiến chuyên gia tư vấn được quy định tại quy chế quản lý tài chính của công ty.

5. Các quyết định thuộc thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này phải được lập thành văn bản, ký tên với chức danh Chủ tịch công ty bao gồm cả trường hợp Chủ tịch công ty kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

6. Quyết định của Chủ tịch công ty có hiệu lực kể từ ngày ký hoặc từ ngày có hiệu lực ghi trong quyết định đó, trừ trường hợp phải được cơ quan đại diện chủ sở hữu chấp thuận.

7. Trường hợp Chủ tịch công ty vắng mặt ở Việt Nam trên 30 ngày thì phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện một số quyền, nghĩa vụ của Chủ tịch công ty; việc ủy quyền phải được thông báo kịp thời bằng văn bản đến cơ quan đại diện chủ sở hữu. Các trường hợp ủy quyền khác thực hiện theo quy định tại quy chế quản lý nội bộ của công ty.

giam-doc-cong-ty

Chủ tịch công ty do cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định bổ nhiệm với nhiệm ký 5 năm và đảm nhiệm không quá 2 nhiệm kỳ, tiêu chuẩn và điều kiện của Chủ tịch công ty theo quy định ở Điều 92 Luật doanh nghiệp 2014 và việc miễn nhiệm, cách chức Chủ tịch công ty theo quy định ở Điều 93 Luật doanh nghiệp 2014.

Chủ tịch công ty thực hiện các quyền, nghĩa vụ của người đại diện chủ sở hữu trực tiếp tại công ty, các quyền và nghĩa vụ được quy định ở Điều 91 và Điều 96 Luật doanh nghiệp 2014. Chủ tịch quyết định các vấn đề nằm trong quyền và nghĩa vụ của mình phải thành lập văn bản và ký tên; quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký hoặc từ ngày có hiệu lực ghi trong quyết định đó, trừ trường hợp phải được cơ quan đại diện chủ sở hữu chấp thuận.

Tiền lương, thù lao, thưởng và các quyền lợi khác của Chủ tịch công ty được tính vào chi phí hoạt động của công ty.

Chủ tịch công ty sử dụng bộ máy quản lý, điều hành, bộ phận giúp việc (nếu có) và con dấu của công ty để thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.

Trường hợp Chủ tịch công ty vắng mặt ở Việt Nam trên 30 ngày thì phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện một số quyền, nghĩa vụ của Chủ tịch công ty; việc ủy quyền phải được thông báo kịp thời bằng văn bản đến cơ quan đại diện chủ sở hữu.

NVL Legal

NVL Legal – Chuyên gia pháp lý biên tập bài viết website nhằm giúp độc giả có thể tiếp cận, tham khảo thông tin ở mức độ cơ bản. Tuy nhiên, quy định pháp luật thường xuyên thay đổi, tại thời điểm đăng tải bài viết không tránh khỏi việc cập nhật chưa kịp thời, do đó thông tin chỉ có giá trị tham khảo, chưa là căn cứ đầy đủ để áp dụng trong thực tế. Nếu cần thêm thông tin chính xác, bạn vui lòng liên hệ NVL để được hỗ trợ.

Từ khóa » Chủ Tịch Công Ty 100 Vốn Nhà Nước