Để Xây Dựng Lại Trụ Sở Doanh Nghiệp 100% Vốn Nhà Nước Thì Có Cần ...
Có thể bạn quan tâm
- Hội đồng thành viên của doanh nghiệp 100% vốn nhà nước gồm những ai là thành viên?
- Tiêu chuẩn để được bổ nhiệm làm Chủ tịch công ty của doanh nghiệp 100% vốn nhà nước gồm những tiêu chuẩn nào?
- Để xây dựng lại trụ sở doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thì có cần phải xin ý kiến của Chủ tịch công ty hay không?
Hội đồng thành viên của doanh nghiệp 100% vốn nhà nước gồm những ai là thành viên?
Căn cứ Điều 91 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về Hội đồng thành viên như sau:
"Điều 91. Hội đồng thành viên
1. Hội đồng thành viên nhân danh công ty thực hiện quyền và nghĩa vụ của công ty theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Hội đồng thành viên bao gồm Chủ tịch và các thành viên khác, số lượng không quá 07 người. Thành viên Hội đồng thành viên do cơ quan đại diện chủ sở hữu bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, khen thưởng, kỷ luật.
3. Nhiệm kỳ của Chủ tịch và thành viên khác của Hội đồng thành viên không quá 05 năm. Thành viên Hội đồng thành viên có thể được bổ nhiệm lại. Một cá nhân được bổ nhiệm làm thành viên Hội đồng thành viên không quá 02 nhiệm kỳ tại một công ty, trừ trường hợp đã có trên 15 năm làm việc liên tục tại công ty đó trước khi được bổ nhiệm lần đầu."
Từ quy định trên thì Hội đồng thành viên bao gồm Chủ tịch và các thành viên khác, số lượng không quá 07 người. Thành viên Hội đồng thành viên do cơ quan đại diện chủ sở hữu bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, khen thưởng, kỷ luật.
Để xây dựng lại trụ sở doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thì có cần phải xin ý kiến của chủ sở hữu hay không?
Tiêu chuẩn để được bổ nhiệm làm Chủ tịch công ty của doanh nghiệp 100% vốn nhà nước gồm những tiêu chuẩn nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 99 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về Chủ tịch công ty như sau:
"Điều 99. Chủ tịch công ty
1. Chủ tịch công ty do cơ quan đại diện chủ sở hữu bổ nhiệm theo quy định của pháp luật. Chủ tịch công ty có nhiệm kỳ không quá 05 năm và có thể được bổ nhiệm lại. Một cá nhân được bổ nhiệm không quá hai nhiệm kỳ, trừ trường hợp người được bổ nhiệm đã có trên 15 năm làm việc liên tục tại công ty đó trước khi được bổ nhiệm lần đầu. Tiêu chuẩn, điều kiện và các trường hợp miễn nhiệm, cách chức Chủ tịch công ty được thực hiện theo quy định tại Điều 93 và Điều 94 của Luật này.
..."
Dẫn chiếu đến Điều 93 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về tiêu chuẩn và điều kiện của thành viên Hội đồng thành viên như sau:
"Điều 93. Tiêu chuẩn và điều kiện của thành viên Hội đồng thành viên
1. Không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này.
2. Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh hoặc trong lĩnh vực, ngành, nghề hoạt động của doanh nghiệp.
3. Không phải là người có quan hệ gia đình của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan đại diện chủ sở hữu; thành viên Hội đồng thành viên; Giám đốc, Phó giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc và Kế toán trưởng của công ty; Kiểm soát viên công ty.
4. Không phải là người quản lý doanh nghiệp thành viên.
5. Trừ Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên khác của Hội đồng thành viên có thể kiêm Giám đốc, Tổng giám đốc công ty đó hoặc công ty khác không phải là doanh nghiệp thành viên theo quyết định của cơ quan đại diện chủ sở hữu.
6. Chưa từng bị cách chức Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Giám đốc, Phó giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc của doanh nghiệp nhà nước.
7. Tiêu chuẩn và điều kiện khác quy định tại Điều lệ công ty."
Như vậy, người được bổ nhiệm làm Chủ tịch công ty tại doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước phải đáp ứng các điều kiện được quy định tại Điều 93 Luật Doanh nghiệp nêu trên.
Để xây dựng lại trụ sở doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thì có cần phải xin ý kiến của Chủ tịch công ty hay không?
Căn cứ Điều 23 Nghị định 91/2015/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 2 Điều 6 Nghị định 140/2020/NĐ-CP; khoản 8 Điều 1 Nghị định 32/2018/NĐ-CP) quy định về đầu tư, xây dựng, mua sắm tài sản cố định của doanh nghiệp nhà nước như sau:
"Điều 23. Đầu tư, xây dựng, mua sắm tài sản cố định của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
1. Việc đầu tư, xây dựng, mua sắm tài sản cố định của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thực hiện theo quy định tại Điều 24 Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp. Trong đó:
a) Đối với đầu tư, mua sắm tài sản cố định do doanh nghiệp thực hiện, quá trình đầu tư xây dựng phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về xây dựng, pháp luật về đấu thầu và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
b) Đối với đầu tư, mua sắm tài sản cố định bên ngoài đưa về sử dụng (kể cả phương tiện vận tải phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ), doanh nghiệp phải thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
c) Đối với việc đầu tư, mua sắm, sử dụng phương tiện đi lại (xe ô tô) phục vụ công tác cho các chức danh lãnh đạo và phục vụ công tác chung, doanh nghiệp phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn, định mức mua sắm, sử dụng phục vụ công tác bảo đảm công khai, minh bạch, tiết kiệm, hiệu quả theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
..."
Dẫn chiếu Điều 24 Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp 2014 quy định về đầu tư, xây dựng, mua, bán tài sản cố định như sau:
"Điều 24. Đầu tư, xây dựng, mua, bán tài sản cố định
1. Thẩm quyền quyết định dự án đầu tư, xây dựng, mua, bán tài sản cố định của doanh nghiệp:
a) Căn cứ chiến lược, kế hoạch đầu tư phát triển 05 năm và kế hoạch sản xuất, kinh doanh hằng năm của doanh nghiệp, Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty quyết định từng dự án đầu tư, xây dựng, mua, bán tài sản cố định với giá trị không quá 50% vốn chủ sở hữu được ghi trên báo cáo tài chính quý hoặc báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp tại thời điểm gần nhất với thời điểm quyết định dự án nhưng không quá mức vốn của dự án nhóm B theo quy định của Luật đầu tư công.
Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty phân cấp cho Tổng giám đốc hoặc Giám đốc quyết định các dự án đầu tư, xây dựng, mua, bán tài sản cố định theo quy định tại điều lệ hoặc quy chế tài chính của doanh nghiệp;
b) Trường hợp dự án đầu tư, xây dựng, mua, bán tài sản cố định có giá trị lớn hơn mức quy định tại điểm a khoản này, Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, phê duyệt.
2. Trình tự, thủ tục đầu tư, xây dựng, mua, bán tài sản cố định thực hiện theo quy định của pháp luật.
3. Người quyết định dự án đầu tư, xây dựng, mua, bán tài sản cố định phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật nếu quyết định không đúng thẩm quyền hoặc tài sản cố định được đầu tư, xây dựng, mua, bán không sử dụng được, sử dụng không hiệu quả."
Theo đó, việc xây dựng lại trụ sở doanh nghiệp 100% vốn nhà nước sẽ tùy vào giá trị công trình mà Chủ tịch công ty hoặc Hội đồng thành viên quyết định, nếu có giá trị cao (theo giới hạn quy định trên) thì phải có cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, phê duyệt.
Từ khóa » Chủ Tịch Công Ty 100 Vốn Nhà Nước
-
Chủ Tịch Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Là Doanh Nghiệp Nhà Nước.
-
Quyền Và Nghĩa Vụ Của Chủ Tịch Công Ty Trong Công Ty TNHH Một ...
-
Các Thành Viên Trong Doanh Nghiệp 100% Vốn Nhà Nước Có Thể ...
-
Quy định Về Người Quản Lý Doanh Nghiệp Nhà Nước - Luật LawKey
-
DANH MỤC QUẢN LÝ - SCIC
-
Doanh Nghiệp Nào Sẽ Do Nhà Nước Nắm Giữ 100% Vốn điều Lệ Hoạt ...
-
CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ
-
Điều Kiện Bổ Nhiệm Lãnh đạo Doanh Nghiệp Nhà Nước
-
Công Ty TNHH MTV Của Nhà Nước; Quy định Pháp Luật - Phamlaw
-
Toàn Văn - Trung ương
-
Nghị định Số 71/2013/NĐ-CP Ngày 11/7/2013 Của Chính Phủ Về đầu ...
-
Nghị định Số 206/2013/NĐ-CP Ngày 9/12/2013 Về Quản Lý Nợ Của ...
-
Quy định Mới Về Thành Lập, Chuyển đổi Doanh Nghiệp Do Nhà Nước ...
-
Chính Phủ Thành Lập, Sắp Xếp Lại, Chuyển đổi Sở Hữu, Chuyển Giao ...