- Trang chủ
- Phổ biến, giáo dục pháp luật
06/04/2022 Quy định mới về thành lập, chuyển đổi doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 23/2022/NĐ-CP về thành lập, sắp xếp lại, chuyển đổi sở hữu, chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu tại doanh nghiệp do Nhà nước giữ 100% vốn điều lệ. Theo nghị định, Thủ tướng Chính phủ sẽ quyết định thành lập công ty mẹ do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ của Tập đoàn kinh tế nhà nước, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước và doanh nghiệp có tài sản hoạt động sản xuất, kinh doanh được hình thành từ việc thực hiện dự án quan trọng quốc gia đã được Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ ngoài đối tượng thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ. 04 Điều kiện thành lập doanh nghiệp Nghị định quy định doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ chỉ được xem xét thành lập khi đáp ứng đủ các điều kiện sau: Có ngành, lĩnh vực hoạt động thuộc phạm vi đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp. Đảm bảo đủ vốn điều lệ theo quy định. Có Hồ sơ hợp lệ theo quy định. Việc thành lập doanh nghiệp phải phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành quốc gia. Vốn điều lệ không thấp hơn 100 tỷ đồng Doanh nghiệp khi thành lập phải có mức vốn điều lệ không thấp hơn 100 tỷ đồng. Trường hợp kinh doanh những ngành, nghề quy định phải có vốn pháp định thì ngoài điều kiện trên, vốn điều lệ của doanh nghiệp khi thành lập không thấp hơn mức vốn pháp định quy định đối với ngành, nghề kinh doanh đó. Đối với doanh nghiệp cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu, bảo đảm an sinh xã hội hoặc hoạt động trong một số ngành, lĩnh vực, địa bàn cần Nhà nước đầu tư vốn để thành lập doanh nghiệp thì vốn điều lệ có thể thấp hơn 100 tỷ đồng nhưng không thấp hơn mức vốn pháp định quy định đối với ngành, nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định. Quyết định thành lập doanh nghiệp bao gồm các nội dung chủ yếu sau: Tên doanh nghiệp, bao gồm tên đầy đủ bằng tiếng Việt, tên bằng tiếng nước ngoài, tên viết tắt (nếu có). Loại hình doanh nghiệp. Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp. Nhiệm vụ do Nhà nước giao; ngành, nghề kinh doanh. Vốn điều lệ. Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý điều hành của doanh nghiệp. Tên, địa chỉ chi nhánh, văn phòng đại diện (nếu có). Tên, địa chỉ trụ sở chính của các công ty con, công ty liên kết (nếu có). Sau khi có quyết định thành lập doanh nghiệp, cơ quan đại diện chủ sở hữu có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp theo quy định của Chính phủ. Doanh nghiệp tiến hành các thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật và có quyền kinh doanh kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Đối với những ngành, nghề kinh doanh có điều kiện thì doanh nghiệp được quyền kinh doanh các ngành, nghề đó kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép hoặc có đủ điều kiện kinh doanh theo quy định. Điều kiện hợp nhất, sáp nhập, chia, tách doanh nghiệp Về điều kiện hợp nhất, sát nhập, chia, tách doanh nghiệp, Nghị định quy định như sau: Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được hợp nhất, sáp nhập, chia, tách khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây: Việc sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp phải phù hợp với văn bản về sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Trường hợp chưa được quy định tại các văn bản này thì cơ quan đại diện chủ sở hữu phải trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Các doanh nghiệp mới hình thành sau khi chia, tách phải đảm bảo đủ điều kiện như đối với thành lập doanh nghiệp quy định tại Điều 4 Nghị định này. Việc hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp phải đảm bảo tuân thủ quy định của Luật Cạnh tranh về hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp. Đối với trường hợp hợp nhất, sáp nhập, chia, tách doanh nghiệp do cùng một cá nhân hoặc cơ quan quyết định thành lập hoặc được giao quản lý (sau đây gọi là cơ quan hoặc cá nhân quyết định thành lập), cơ quan hoặc cá nhân quyết định thành lập doanh nghiệp ra quyết định hợp nhất, sáp nhập, chia, tách doanh nghiệp. Đối với trường hợp sáp nhập các doanh nghiệp do cá nhân hoặc các cơ quan khác nhau quyết định thành lập thì cá nhân hoặc cơ quan quyết định thành lập công ty nhận sáp nhập ra quyết định sáp nhập trên cơ sở ý kiến thỏa thuận bằng văn bản của cơ quan hoặc cá nhân quyết định thành lập công ty bị sáp nhập. Đối với trường hợp công ty nhận sáp nhập hoặc bị sáp nhập là doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập thì Thủ tướng Chính phủ ra quyết định sáp nhập. Đối với trường hợp hợp nhất các doanh nghiệp do cá nhân hoặc cơ quan khác nhau quyết định thành lập, cơ quan được Thủ tướng Chính phủ giao thực hiện quyền và nghĩa vụ của đại diện chủ sở hữu công ty hợp nhất ra quyết định hợp nhất. Đối với trường hợp hợp nhất doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập thì Thủ tướng Chính phủ ra quyết định hợp nhất. Nguồn: www.moj.gov.vn Tin khác - Công văn số 3827/UBND-TH ngày 21/11/2024 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng về việc triển khai thực hiện Nghị quyết Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10 năm 2024 22/11/2024 (16 Lượt xem )
- Thực hiện Nghị quyết số 148/NQ-CP ngày 11/11/2022 của Chính phủ và Chương trình số 58-CTr/TU ngày 15/8/2024 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khoá XIV thực hiện Nghị quyết số 06/NQ-TW ngày 24/01/2022... 21/11/2024 (10 Lượt xem )
- Công văn số 3818/UBND-NC ngày 20/11/2024 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng về việc tăng cường công tác bảo vệ dữ liệu cá nhân 21/11/2024 (26 Lượt xem )
- Quyết định số 2851/QĐ-UBND ngày 14/11/2024 ban hành Quy chế Tổ chức Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng Sóc Trăng 20/11/2024 (24 Lượt xem )
- Toạ đàm lấy ý kiến thí điểm xây dựng mô hình “Điểm hỗ trợ pháp luật cộng đồng miễn phí” 20/11/2024 (43 Lượt xem )
|