Chùa Ông Bổn (Hội Quán Nhị Phủ – Quận 5, Thành Phố Hồ Chí Minh)
Có thể bạn quan tâm
Tên gọi và vị trí địa lý
Chùa ông Bổn còn có tên là Miếu Nhị Phủ hay Hội quán Nhị Phủ, tọa lạc tại số 264 đường Hải Thượng Lãn Ông, phường 14, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh, gần Bưu Điện Q. 5 và chợ Bình Tây. Chùa Ông Bổn là một kiến trúc tôn giáo văn hóa của người Hoa. Do hầu hết các đền, chùa, miếu của người Hoa trong Chợ Lớn đều tôn thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu (Chùa Bà), hay Quan Đế Thánh (Chùa Ông), duy chỉ có Hội quán Nhị Phủ lại thờ chính ông Bổn Đầu Công tức “Phúc Đức chính thần”, là vị thần bảo vệ đất đai và con người, cùng một số các vị thần thánh linh thiêng khác, vì thế cho nên Nhị Phủ hội quán còn mang thêm một cái tên khác nữa là Chùa Ông Bổn.
Lịch sử
Hội quán Nhị Phủ do người Hoa gốc hai phủ Chương Châu và Tuyền Châu tỉnh Phúc Kiến đến Sài Gòn – Chợ Lớn làm ăn sinh sống xây dựng. Trên chiếc chuông bằng hợp kim to lớn treo ở ngoài cầu hồi bên phải chính điện, đúc nổi hàng chữ: “Phong điều vũ thuận, quốc thái dân an. Phúc Kiến Nhị Phủ hội quán chúng thương kính phụng. Quang Tự nguyên niên quý hạ cát nhật lập. Phật Trấn Long Thịnh tô tạo” (Gió hòa mưa thuận, nước thịnh dân yên. Các nhà buôn ở hội quán Nhị Phủ Phúc Kiến kính dâng. Lập ngày tốt tháng 6 năm Quang Tự thứ 1 – 1875. Lò đúc đồng Long Thịnh ở Phật Trấn (Quảng Đông) đúc chuông). Phần chữ Hán trong bài viết này do nhà nghiên cứu Cao Tự Thanh đọc và dịch nghĩa. Từ căn cứ này có thể xác định hội quán Nhị Phủ được xây dựng trong khoảng thời gian từ năm 1875.
Kiến trúc và hiện vật
Kiến trúc tổng thể của hội quán kiểu “nội công ngoại quốc” giống như kiến trúc tổng thể của điện Ngọc Hoàng ở quận 1, gồm các tòa nhà chính điện ở giữa, tiền điện, hậu điện, đông lang, tây lang ở xung quanh, mái các tòa nhà lợp ngói ống, diềm mái gắn mảnh gốm men xanh hình lá cây.
Mặt tiền hội quán được xây dựng gần như mặt tiền của hội quán Ôn Lăng, hội quán Hà Chương, được gắn những phiến đá to lớn, trên các phiến đá chạm nổi tinh xảo hình lá cây. Đây là nét kiến trúc đặc trưng của người Hoa vùng Phúc Kiến với các tần mái cong vút hoành tráng, gờ nóc mái và gờ mái trang trí tượng gốm men hình rồng, phượng hoàng, cá hóa rồng, ngoài hiên cửa có cặp lân đá làm năm Mậu Dần 1878, được tạo hình và chạm trổ hết sức mỹ thuật. Trên khung cửa chính bằng đá, chạm chìm hàng chữ “Nhị Phủ hội quán” (hội quán Nhị Phủ). Trên hai trụ cửa bằng đá chạm chìm sắc nét cặp liễn đối “Phúc thiện họa dâm dụng chiêu quyết đạo. Kiến bang khải thổ duy thiệu phi mô” (Phúc thiện họa dâm cứ xem đạo ấy. Dựng bang mở đất duy học cách này) do trạng nguyên Ngô Lồ viết chữ.
Tiền điện
Tiền điện là tòa nhà ba gian được xây dựng bằng tường, gạch, cột, kèo mái, đòn tay, rui mè gỗ, mái lợp ngói ống. Ở đây có các hoành phi, liễn đối gỗ được chạm khắc tinh tế chữ Hán “Bảo ngã lê dân” (Bảo hộ dân ta), “Phúc toàn đức bị” (Phúc tròng đức đủ). “Trạch cập lân phong” (Ơn tới đất bên) các bức hoành phi này được làm năm 1901. “Vĩnh bảo vô cương” (mãi mãi dài lâu) làm năm 1891. “Phúc đại tứ ngô châu, thanh linh hách trạc kỳ thân chính. Đức ưu thăng thử miếu, đệ trạch quang huy nãi thánh thần” (Phúc lớn giúp châu ta, tiếng thiêng hiển hách nhờ ngay thẳng. Đức cao vào miếu ấy, nhà cửa cao to mới thánh thần) làm năm 1893.
Chính điện
Chính điện là tòa nhà ba gian được xây dựng bằng tường gạch, cột, kèo mái kiểu kèo chống nhiều tầng rất mỹ thuật và ấn tượng. Xà, đòn tay, rui mè gỗ, mái lợp ngói ống tạo thành tòa nhà cao rộng uy nghi. Thờ cúng chính ở đây là thần Đất (Thổ thần), quen gọi là Ông Bổn (Bản), Thổ Địa công, Đại Bá công. Án thờ Ông Bổn bằng gỗ cao lớn được chạm trổ tinh xảo hình tượng cặp rồng chầu mặt trời, chim hoa lá quả. Các án thờ Thái tuế, Quảng Trạch tôn vương bằng gỗ được chạm tinh xảo giống như án thờ Ông Bổn. Các hoành phi, liễn đối gỗ được chạm nổi, chạm chìm sắc sảo hình tượng rồng mây, hình dơi, chữ Hán “Thần lâm phúc địa” (Thần tới đất phúc), “Đức Thịnh hóa thần” (Đức Thịnh làm thần), “Phúc tinh hoàng đạo, thương lữ đồng an phúc thấu. Đức ý bỉnh di, tứ dân hiệp tụng trinh tường” (Sao phúc rạng trời, thương khách yên bề đi lại. Ý lành giữ đạo, chúng dân mến đức ngợi ca), “Phúc tích dân nhân, điện Nam bang nhi hựu trung thổ, Đức triêm tấn thủy, trấn Tây Đề dĩ hộ hạ thương” (Phúc ban cho dân, yên phương Nam mà hộ Trung thổ, Đức nhuần Tấn thủy, trấn Tây Đề (Sài Gòn – Chợ Lớn) để giúp thương nhân) làm năm 1901, “Phúc địa quán Nam bang, lưỡng quận quần lê mông đại trạch, Đức tinh long Việt cảnh, tứ phương chúng thứ mộc thâm ân” (Đất phúc nhất phương Nam, hai quận thảy nhờ đức cả, Sao đức ngời đất Việt, bốn phương cùng đội ơn sâu) làm năm 1895, “Ngô thổ địa dã” (Thổ địa của ta) làm năm 1864, “Tịch tý thần ân” (Ơn thần che chở) làm năm 1901. Chiếc án thờ “Nhị Phủ miếu Phúc Đức chính thần” tức Ông Bổn làm năm 1909 với kỹ thuật chạm nổi tinh tế cảnh sinh hoạt của con người, chim thú, hoa lá.
Hậu điện
Hậu điện là tòa nhà ba gian được xây dựng bằng tường gạch, cột, kèo mái kiểu kèo chống giống như kèo chồng ở chính điện, xà, đòn tay, rui mè gỗ, mái lợp ngói ống tạo thành tòa nhà cao rộng uy nghi, các viên đá tảng kê chân cột được tạo hình quả táo rất mỹ thuật. Ở đây có các án thờ Ngọc Hoàng, Phật Thích Ca, Quan Âm Bồ Tát bằng xi măng đá rửa, các cặp liễn đối chạm chìm tinh tế chữ Hán “Phúc chỉ tích Nam doanh thương lữ tứ phương ca lạc thổ, Đức trạch thùy Tây Cống hinh cam thiên tải mộc thần hưu” (Gót phúc tới phương Nam, thương khách bốn phương theo cõi phúc, Đức thần che Tây Cống (Sài Gòn), hương thơm muôn thưở đội ơn thần) làm năm 1902, “Phúc hậu vị cư trung, hữu phúc duy trung giai đắc địa, Niên cao danh thuộc trưởng, tôn niên túc trưởng cộng xưng công” (Phúc lớn ngôi giữa cung, có phúc giữa cung là đắc địa, Tuổi cao danh ở trước, tuổi cao danh trước thảy xưng ông) làm năm 1901.
Đông lang và Tây lang
Đông lang và Tây lang là hai tòa nhà được xây dựng bằng tường gạch, mái lợp ngói ống. Đông lang là nơi tiếp khách, hội họp, ở đây có bức hoành phi và cặp liễn đối gỗ được chạm nổi, chạm chìm tinh tế đề tài chữ Hán, rồng mây, chim hoa, cá nước, bát tiên “Duy thiên lập cực” (Nối trời dựng đất) làm năm 1899, “Nhị nam tứ mỹ linh hoa túy, Phú hải quan sơn quảng hậu bao” (chưa rõ nghĩa).
Hiện tại hội quán Nhị Phủ còn lưu giữ 66 cổ vật gắn với di tích gồm liễn đối, hoành phi, bài vị, lư hương, ngũ sự, án thờ, chuông, tượng bằng các chất liệu gỗ, đồng, hợp chất.
Lễ hội
Hội quán Nhị Phủ tổ chức lễ cúng chính là ngày sinh và ngày mất của Ông Bổn hằng năm vào ngày 15 tháng giêng (ngày sinh) và ngày 15 tháng 8 (ngày mất) với nghi thức lễ truyền thống của người Hoa.
Xếp hạng
Chùa Ông Bổn được Bộ Văn hóa ký Quyết định số 43-VH/QĐ ngày 7/1/1993 công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.
Tham khảo
- Sách “Di tích lịch sử – Văn hóa ở thành phố Hồ Chí Minh”, Phạm Hữu Mý, Nguyễn Văn Đường
- https://www.tripadvisor.com.vn/ShowUserReviews-g293925-d311105-r596630352-Ong_Bon_Pagoda-Ho_Chi_Minh_City.html
_____________________
Các ngôn ngữ khác
Tiếng Anh (English)
Ong Bon Pagoda, also known as Nhi Phu Temple or Nhi Phu Assembly Hall, is located at 264 Hai Thuong Lan Ong Street, Ward 14, District 5, Ho Chi Minh City. This is a cultural religious architecture of the Chinese community, notable for worshiping Ong Bon Dau Cong, the deity who protects land and people. The Nhi Phu Assembly Hall was built by Chinese immigrants from Chuong Chau and Tuyen Chau in Fujian Province around 1875.
The architecture of the assembly hall follows the “noi cong ngoai quoc” style with various buildings such as the main hall, front hall, rear hall, east corridor, and west corridor, with tiled roofs and green glazed ceramic trim. The front hall and main hall worship deities like Quan Thanh De, Tho Than, and Ong Bon, with many intricately carved wooden horizontal lacquered boards and couplets. The hall also preserves 66 important artifacts.
The main festivals at the assembly hall are the birth and death anniversaries of Ong Bon, held annually on the 15th of the first lunar month and the 15th of the eighth lunar month. Ong Bon Pagoda was recognized as a national architectural and artistic monument on January 7, 1993.
Tiếng Trung (Chinese)
翁本庙,又称二府庙或二府会馆,位于胡志明市第五郡第十四坊,海上懒翁街264号。这是一座华人的文化宗教建筑,以供奉保护土地和人民的神——本头公而闻名。二府会馆由来自福建省漳州和泉州的华人建于1875年左右。
会馆的建筑风格为“内工外廓”,包括大殿、前殿、后殿、东廊和西廊,屋顶铺设筒瓦,檐口镶嵌绿色釉面陶瓷片。前殿和大殿供奉关圣帝君、土地神和本头公,拥有许多精美雕刻的木质匾额和对联。会馆还保存了66件重要的文物。
会馆的主要节日是每年正月十五和八月十五举行的本头公的生辰和忌日庆典。翁本庙于1993年1月7日被认定为国家级建筑艺术遗迹。
Tiếng Pháp (French)
La pagode Ong Bon, également connue sous le nom de temple Nhi Phu ou salle d’assemblée Nhi Phu, est située au 264 rue Hai Thuong Lan Ong, quartier 14, district 5, Ho Chi Minh-Ville. Il s’agit d’une architecture religieuse et culturelle de la communauté chinoise, notable pour le culte de Ong Bon Dau Cong, la divinité qui protège les terres et les personnes. La salle d’assemblée Nhi Phu a été construite par des immigrés chinois originaires de Chuong Chau et Tuyen Chau, dans la province du Fujian, vers 1875.
L’architecture de la salle d’assemblée suit le style “noi cong ngoai quoc” avec divers bâtiments tels que le hall principal, le hall avant, le hall arrière, le couloir est et le couloir ouest, avec des toits en tuiles et des garnitures en céramique émaillée verte. Le hall avant et le hall principal vénèrent des divinités comme Quan Thanh De, Tho Than et Ong Bon, avec de nombreuses planches horizontales laquées en bois et des couplets finement sculptés. La salle conserve également 66 artefacts importants.
Les principales fêtes de la salle d’assemblée sont les anniversaires de naissance et de décès de Ong Bon, célébrés annuellement le 15 du premier mois lunaire et le 15 du huitième mois lunaire. La pagode Ong Bon a été reconnue comme monument national d’architecture et d’art le 7 janvier 1993.
Chấm điểmTừ khóa » Chùa ông Bổn Quận 5
-
Chùa Ông Quận 5 - Ngôi Chùa 300 Năm Tuổi LINH THIÊNG Bậc Nhất
-
Miếu Nhị Phủ – Wikipedia Tiếng Việt
-
Chùa Ông Bổn Hay Miếu Nhị Phủ được Ghi Nhận Là ... - Tripadvisor
-
Chùa Ông Bổn Quận 5 | Miếu Nhị Phủ | Tết Nguyên Tiêu | SaLa TV
-
Chùa Ông Quận 5: Ngôi Chùa Hơn 200 Tuổi Giữa Lòng Sài Gòn
-
Chùa Ông Bổn ở Quận 5, TP. HCM
-
Số 264 Hải Thượng Lãn Ông, Phường 14, Quận 5
-
Miếu Nhị Phủ - Hồ Chí Minh - UBND QUẬN 5
-
Chùa Ông Bổn (Miếu Nhị Phủ) – 300 Năm Linh Thiêng Có Tiếng Tại Sài ...
-
Top 7 Ngôi Chùa Người Hoa Quận 5 Nổi Tiếng Nhất - Bất Động Sản
-
How To Get To Chùa Ông Bổn In Quận 5 By Bus? - Moovit
-
Làm Sao để đến Chùa Ông Bổn ở Quận 5 Bằng Xe Buýt? - Moovit
-
Ðặc điểm Kiến Trúc Miếu Nhị Phủ Của Người Hoa Phúc Kiến ở TP ...
-
Khám Phá 5 Ngôi Chùa Cổ Kính Của Người Hoa ở Quận 5