Top 7 Ngôi Chùa Người Hoa Quận 5 Nổi Tiếng Nhất - Bất Động Sản
Có thể bạn quan tâm
Nhắc đến Quận 5 thì không ai không nghĩ đây là một vùng đất với bề dày của lịch sử, văn hóa Trung Hoa. Nơi đây nổi tiếng với những chợ, những ngôi chùa là những địa danh văn hóa tiêu biểu cho sự ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa đối với nước ta. Nếu đã có dịp đến du lịch quận 5 thì đừng bỏ lỡ top 7 ngôi chùa Người Hoa quận 5 dưới đây.
Mục Lục
- 1 1. Lịch sử quận 5
- 2 2. Những ngôi chùa Người Hoa quận 5 nổi tiếng nhất
- 2.1 Chùa Bà Thiên Hậu
- 2.2 Chùa Ông (miếu Quan Đế)
- 2.3 Chùa Ông Bổn (miếu Nhị Phủ)
- 2.4 Chùa Bà Hải Năm
- 2.5 Chùa Minh Hương Gia Thạnh
- 2.6 Chùa Tam Sơn
- 2.7 Chùa Minh Hương
1. Lịch sử quận 5
Từ thời phong kiến, Quận 5 gắn liền với sự hình thành và phát triển của khu vực Chợ Lớn và lịch sử 300 năm Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh. Lịch sử hình thành và phát triển gắn với dấu mốc năm 1623, chúa Nguyễn cho thành lập đồn thuế tại quận 5 nên từ đó địa danh Sài Gòn hẹp được dùng để chỉ quận 5.
Đến thời Pháp thuộc, vào ngày 30 tháng 6 năm 1951, Thủ tướng chính quyền Quốc gia Việt Nam đã ký sắc lệnh và đổi tên Khu Sài Gòn – Chợ Lớn thành Đô thành Sài Gòn – Chợ Lớn. Lúc này, Quận 5 thuộc Đô thành Sài Gòn – Chợ Lớn.
Toàn cảnh Chợ Lớn Xưa
Từ sau năm 1975 đến nay, ngày 2 tháng 7 năm 1976, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa VI, kỳ họp thứ 1 đã quyết định và chính thức đổi tên thành phố Sài Gòn – Gia Định thành Thành phố Hồ Chí Minh.
Quận 5 trở thành quận trực thuộc Thành phố Hồ Chí Minh. Cho đến ngày nay, Quận 5 có 14 phường và trở thành trung tâm kinh tế – xã hội của thành phố Hồ Chí Minh.
Đường quận 5 xưa
Quận 5 vươn mình phát triển kinh tế- chính trị ổn định, văn hóa phát triển nâng cao dân trí, cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện,… làm thay đổi hoàn toàn diện mạo thành phố.
Các chợ đầu mối trên địa bàn quận là nơi buôn bán, giao lưu văn hóa nổi bật với các tỉnh lân cận. Là nơi có lịch sử về người Hoa rõ nhất bởi đã có đông đồng bào Hoa cư trú, sinh sống từ khá sớm.
Trong quá trình sinh sống và định cư tại đây cùng với người Việt, người Hoa Quận 5 đã không ngại gian khổ, đóng góp công sức trong hai cuộc chiến tranh chống giặc ngoại xâm, tích cực tham gia vào quá trình xây dựng đất nước. Chính vì thế, những dấu ấn của văn hóa Trung Hoa ảnh hưởng không ít tới cuộc sống và con người quận 5.
Chùa người Hoa quận 5 xưa
2. Những ngôi chùa Người Hoa quận 5 nổi tiếng nhất
Văn hóa Trung Hoa đã được hình thành và được lưu giữ tận ngày nay thông qua những kiến trúc, điêu khắc tại các chùa người Hoa quận 5. Dưới đây là những chùa tiêu biểu cho nét văn hóa Trung Hoa.
Chùa Bà Thiên Hậu
Nằm tại địa chỉ 710 Nguyễn Trãi, phường 11, quận 5, thành phần Hồ Chí Minh chùa Bà Thiên Hậu được biết đến là một ngôi chùa nổi tiếng. Và đứng đầu trong top 7 ngôi chùa Người Hoa quận 5, thành lập vào năm 1760.
Trải qua 261 năm lịch sử, ngôi chùa vẫn giữ được những nét cổ kính và kiến trúc đặc sắc theo kiến trúc chùa cổ Trung Hoa. Là minh chứng cho thấy rằng tín ngưỡng thờ Bà Thiên Hậu đã được du nhập vào Việt Nam theo dòng di dân đầu tiên của người Hoa từ hàng trăm năm trước.
Chùa Bà Thiên Hậu Người Hoa quận 5
Kiến trúc của ngôi chùa được thiết kế theo hình ấn, bao gồm tổ hợp 4 ngôi nhà liên kết với nhau. Bên trong ngôi chùa người Hoa quận 5 này thờ nhiều những bức tượng Thần, Phật khác nhau phổ biến và tiêu biểu theo văn hóa tín ngưỡng Trung Hoa.
Gian giữa của Chính điện là thờ Bà Thiên Hậu, hai bên thờ bà Kim Hoa Nương Nương và Long Mẫu Nương Nương. Việc thờ Bà Thiên Hậu như mong muốn về sự bình an, ban phát phúc lộc, đặc biệt là thần hộ mệnh cho những trẻ sơ sinh.
Cầu nguyện tại chùa người Hoa quận 5
Chùa Ông (miếu Quan Đế)
Ngôi chùa Người Hoa quận 5 này có lịch sử hơn 300 năm thành lập, được xây dựng bởi do một số người Hoa gốc Tiều Châu. Kiến trúc theo hình chữ “khẩu” hay chữ “quốc” là kiến trúc tiêu biểu của ngôi chùa này và là đặc trưng cho nét văn hóa kiến trúc chùa của người Trung Hoa vào thế kỉ XIX.
Ngôi chùa có kiến trúc tổng thể bao gồm: tiền điện, sân thiên tỉnh, chính điện và văn phòng hội quán dọc hai bên các điện thờ. Bên trong chính điện, nơi để thờ cúng là những bức tượng cùng những cột gỗ, bức hoành phi,… được chạm trổ, điêu khắc tinh tế và mang nhiều ý nghĩa.
Với bề dày lịch sử, ngôi chùa này mang những nét và dấu ấn nghệ thuật: thư pháp, chạm đá, chạm gỗ, ghép mảnh sành sứ. Vì thế mà chùa ông được công nhận là kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.
Nếu có dịp ghé thăm chùa người Hoa quận 5 thì hãy đến ngay địa chỉ 676 đường Nguyễn Trãi, phường 11, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh để khám phá những nét cổ kính, tâm linh của ngôi chùa này nhé.
Chùa Ông Người Hoa quận 5
Chùa Ông Bổn (miếu Nhị Phủ)
Tọa lạc tại địa chỉ 264 Hải Thượng Lãn Ông, Phường 14, Quận 5, Hồ Chí Minh. Chùa Nhị Được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là một di tích Văn hóa Lịch sử cấp quốc gia vào năm 1970.
Ngôi chùa này được thành lập vào năm 1970 này mang đậm những nét văn hóa của người Hoa sinh sống tại Chợ Lớn. Kiến trúc theo hình chữ “khẩu”là kiến trúc toàn thể của ngôi chùa và là kiến trúc tiêu biểu của người Trung Hoa.
Điểm mới lạ của chùa Ông Bổn là nơi đây lại thờ chính ông Bổn Đầu Công tức “Phúc Đức chính thần” được đặt ở trung tâm chính điện. Đây là vị thần bảo vệ đất đai và con người.
Bên cạnh đó là có thờ cùng một số các vị thần thánh linh thiêng khác. Vì thế Nhị Phủ miếu còn được nhiều người gọi và mang thêm một cái tên khác nữa là Chùa ông Bổn.
Tượng ông Bổn là tượng thờ chính được đặt trong khám bằng gỗ, sơn son thiếp vàng trang trọng, tâm linh, dáng ngồi khoan thai.
Chùa Ông Bổn Người Hoa quận 5
Trên các bức tường của miếu đều trạm trổ, điêu khắc những hình ảnh tiêu biểu, đặc trưng về phong tục tập quán, văn hóa của người Hoa gốc Phúc Kiến. Miếu Nhị Phủ được xây dựng và được xem là một công trình kiến trúc tiêu biểu của người Hoa gốc Phúc Kiến với sự kết hợp của nghệ thuật điêu khắc gỗ, gốm sứ và đá.
Chùa Bà Hải Năm
Chùa Người Hoa quận 5 được xây dựng cách đây hơn 200 năm từ thời nhà Nguyễn. Với vị trí nằm tại 276 Đường Trần Hưng Đạo, Phường 11, quận 5, Hồ Chí Minh, khi tới đây du khách sẽ được chiêm ngưỡng toàn bộ vẻ đẹp của kiến trúc mang đậm dấu ấn Trung Hoa.
Không gian sân của chùa khá rộng với tượng lân sư ở hai bên cửa và được trang trí rất nhiều đèn lồng tượng trưng cho văn hóa Trung Hoa. Khi bước vào cửa chùa sẽ thấy một lư nhang lớn được đặt trang trọng ở cửa và những chiếc ghế gợi nét hoài cổ thời xưa, những ô cửa tròn cũng gợi cho du khách tới đây cảm nhận được nét Trung Hoa hiện hữu.
Bên trong chánh điện, sẽ thấy chùa người Hoa quận 5 này thờ những bức tượng thần tượng trưng cho tín ngưỡng người Hoa như: Ngọc Hoàng, Diêm Vương, Thánh Mẫu,…Trong Chánh điện là những kiến trúc về cột gỗ chạm khắc hình rồng hay câu đối, cùng với những bao lam, hoành phi và khám thờ chạm trổ tinh tế.
Chùa Bà Hải Năm Người Hoa quận 5
Chùa Minh Hương Gia Thạnh
Nằm tại 380 đường Trần Hưng Đạo, phường 11, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh. Chùa Minh Hương Gia Thạnh là nơi giao thoa những bản sắc văn hóa của người Trung Hoa thời xưa, do người Hoa định cư ở đây xây dựng.
Chùa được xây dựng theo lối kiến trúc 5 gian, có mái đình lợp ngói ống, tường gạch. Bên trong chùa được bố trí những câu đối cong theo thân cột, chạm khắc nổi hình long, hổ, phụng,…
Chùa còn lưu giữ rất nhiều hiện vật quý như: hai quả chuông đồng có niên đại từ năm 1823 và năm 1849, những bộ ghế được chạm khắc hình rồng, phượng và bộ thập bát cùng những binh khí…
Điểm độc đáo của ngôi chùa người Hoa quận 5 chính là ở những hoa văn trên mái, được chạm khắc tinh tế, điêu luyện. Với hình lưỡng long tranh châu, cá hóa long, tượng ông Nhật, tượng bà Nguyệt, những tấm phù điêu trích tuồng tích của Trung Quốc từ những năm 1901.
Chùa Minh Hương Gia Thạnh Người Hoa quận 5
Khám là nơi thờ thần và được đặt ở giữa với các bài vị: Ngũ thổ tôn thần – Ngũ cốc tôn thần- Đông trù tư mệnh – Bốn cảnh thành hoàng. Phía trước khám có một lư hương trầm được làm bằng đá cùng với những bượng tượng của những người nổi tiếng về văn học và sử học thời Trung Hoa.
Chùa Minh Hương Gia Thạnh tiêu biểu cho lối kiến trúc, nghệ thuật thư pháp, nghệ thuật chạm khắc gỗ của người Việt Nam vào những năm của thế kỷ 19.
Chùa Tam Sơn
Đừng bỏ lỡ địa chỉ 118 Triệu Quang Phục, phường 11, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh nếu như bạn muốn tìm hiểu hết văn hóa Trung Hoa.
Chùa Tam Sơn được xây dựng cách đây 200 năm, được một số người Việt gốc Hoa ở Phước Kiến xây dựng. Là một công trình có kiến trúc khiêm tốn, đơn giản theo kiểu chùa của Trung Hoa không chạm khắc quá cầu kỳ, đặc biệt như những ngôi chùa kể trên.
Tuy nhiên, nơi đây vẫn toát lên những nét thanh tịnh, yên bình vốn có của một ngôi chùa và những nét văn hóa của người Trung Hoa để lại.
Chùa thờ những bức tượng Thiên hậu Thánh Mẫu, Kim Huê Thánh Mẫu và Phước Đức Chánh Thần. Bên cạnh đó, chùa còn có những bàn thờ Quan Âm Bồ Tát, Ngọc Hoàng,…
Chùa Tam Sơn quận 5
Hiện nay, Chùa Tam Sơn là ngôi chùa người Hoa quận 5 nổi tiếng về cầu tự cầu phúc và cầu bình an.
Theo quan niệm dân gian của người Hoa, Thiên hậu Thánh mẫu là một vị nữ thần có nhiều năng lực tối cao, tài phép thần thông để phù trợ cho người đi biển. Nhất là khi thuyền bè ngoài biển bị nạn, họ thường đến thắp hương và cầu mong bình an, tai qua nạn khỏi.
Ngoài ra, đây cũng là một ngôi chùa người Hoa quận 5 rất thiêng dành cho những cặp vợ chồng muốn sinh con hiếm muộn. Trải qua ngần đấy thời gian, chứng kiến biết bao nhiêu sự thay đổi, được nâng cấp nhưng chùa vẫn giữ được những kiến trúc mà chỉ chùa Tam Sơn mới có.
Nếu có dịp đến tham quan và tìm hiểu văn hóa của người Trung Hoa tại quận 5 thì hãy ghé ngay chùa Tam Sơn nhé.
Chùa Tam Sơn Người Hoa quận 5
Chùa Minh Hương
Minh Hương là ngôi chùa người Hoa quận 5 cổ kính, có bề dày lịch sử với hơn 150 năm và do một số người Việt và người Việt gốc Minh Hương Trung Quốc xây dựng nên. Chùa hiện nay nằm tại địa chỉ 184, Hồng Bàng, phường 12, quận 5, Hồ Chí Minh.
Bên trong ngôi chùa là những công trình kiến trúc điêu khắc tinh xảo, những bức hoành phi, bao lam,… được chạm khắc rất tinh tế. Sử dụng những kỹ thuật về chạm nổi, chạm bong,… từ xa xưa mà vẫn còn nguyên vẹn cho đến ngày nay.
Chùa Minh Hương Người Hoa quận 5
Tại khu vực trung tâm Chánh điện sẽ là thờ nơi thờ Quan Thánh Đế Quân, phía bên tay trái thờ ông Bổn Địa, phía bên tay phải thờ bà Ngũ Hành. Những bức tượng khác như Phật Di lặc, Quan âm,… đều được thờ tại ngôi chùa người Hoa quận 5 này.
Bao quát toàn thể công trình chùa Minh Hương đều mang những nét văn hóa của người Trung Hoa và có những hiện vật quý giá như: những bức tượng được điêu khắc bằng gỗ lim có niên hạn hơn 300 năm, lư hương cổ kính. Ngoài ra còn có những đồ vật bằng đồng, bàn ghế gỗ từ thời nhà Thanh Trung Quốc.
Văn hóa Trung Hoa ảnh hưởng không ít tới đời sống, văn hóa của người Việt, nhất là vùng đất quận 5 của thành phố Hồ Chí Minh. Chính bởi điều này mà không ít những ngôi chùa Người Hoa quận 5 được hình thành và lưu giữ những nét văn hóa ấy cho đến tận ngày nay. Bài viết trên dành cho các bạn muốn tìm hiểu về bản sắc, tín ngưỡng của người Việt gốc Hoa. Hy vọng những chia sẻ chùa người Hoa quận 5 này sẽ là những thông tin bổ ích dành cho các bạn, giúp các bạn thêm am hiểu về văn hóa Trung Hoa đã ảnh hưởng đến văn hóa Việt Nam như thế nào?
Rate this postTừ khóa » Chùa ông Bổn Quận 5
-
Chùa Ông Quận 5 - Ngôi Chùa 300 Năm Tuổi LINH THIÊNG Bậc Nhất
-
Miếu Nhị Phủ – Wikipedia Tiếng Việt
-
Chùa Ông Bổn Hay Miếu Nhị Phủ được Ghi Nhận Là ... - Tripadvisor
-
Chùa Ông Bổn Quận 5 | Miếu Nhị Phủ | Tết Nguyên Tiêu | SaLa TV
-
Chùa Ông Bổn (Hội Quán Nhị Phủ – Quận 5, Thành Phố Hồ Chí Minh)
-
Chùa Ông Quận 5: Ngôi Chùa Hơn 200 Tuổi Giữa Lòng Sài Gòn
-
Chùa Ông Bổn ở Quận 5, TP. HCM
-
Số 264 Hải Thượng Lãn Ông, Phường 14, Quận 5
-
Miếu Nhị Phủ - Hồ Chí Minh - UBND QUẬN 5
-
Chùa Ông Bổn (Miếu Nhị Phủ) – 300 Năm Linh Thiêng Có Tiếng Tại Sài ...
-
How To Get To Chùa Ông Bổn In Quận 5 By Bus? - Moovit
-
Làm Sao để đến Chùa Ông Bổn ở Quận 5 Bằng Xe Buýt? - Moovit
-
Ðặc điểm Kiến Trúc Miếu Nhị Phủ Của Người Hoa Phúc Kiến ở TP ...
-
Khám Phá 5 Ngôi Chùa Cổ Kính Của Người Hoa ở Quận 5