Chùa Phố Cũ - Ngôi Chùa Mang Phong Cách Kiến Trúc Nghệ Thuật ...
Có thể bạn quan tâm
Chùa Phố Cũ là một trong những ngôi chùa lâu đời ở Cao Bằng. Cứ đến ngày mùng một và mười năm âm lịch hàng tháng, nhân dân, du khách thường tới đây dâng hương, lễ Phật.
Chùa Phố Cũ được xây dựng vào đời vua Lê Hy Tông niên hiệu Vĩnh Trị thứ 3 (1679) ban đầu thờ Quan Vân Trường nên được gọi là Quan Đế Miếu, tọa lạc tại thành Mục Mã (nay là phường Hợp Giang). Đến thời nhà Nguyễn (1802 - 1820), chùa được sửa chữa lại, cải tạo nhiều lần, có xây thêm gian hậu cung, có bàn thời Tam cấp để thờ Phật.
Hiện chùa còn lưu giữ 5 tấm bia đá khắc bằng chữ Hán - Nôm thời nhà Nguyễn là các vua Gia Long, Minh Mạng, Tự Đức, Thành Thái ghi nhận công đức, cống hiến tiền của cho chùa. Trải qua thời gian, chùa bị xuống cấp, năm 1945 nhân dân địa phương đã quyên góp trùng tu, xây thêm lầu ở hai cung chính, kiến trúc hoa văn kiểu hoa thị, đắp rồng chầu thời nhà Nguyễn. Sau khi trùng tu chùa, nhân dân rước thêm đức thánh Trần (Hưng Đạo đại vương) về phụng thờ.
Chùa Phố Cũ là ngôi chùa thờ tiền Thánh - hậu Phật, cho nên trong chùa được chia thành hai phần thờ chính là thờ Thánh và thờ Phật.
Từ ngoài cổng đi vào có hai bức tượng to đứng hai bên là tượng Quan Thánh Đế Quân ở bên trái và tượng Văn Xương Đế Quân ở bên phải. Ở cửa chính có bức hoành phi khắc chữ nổi trên tường ghi ba chữ hán “Hiển Thánh Cung” chữ triện trên lầu hai và nhiều đôi câu đối chữ hán. Gian bên phải thờ các vị Nhị Thập Bát Tú, bàn thờ của Hiếu Khương Hoàng hậu, bàn thờ Đức thánh Trần… bên tay trái có 2 quả chuông đồng, 1 quả cao 1,4 m thời vua Càn Long và 1 quả cao 1,15m thời vua Gia Khánh.
Gian chính cung, ở giữa là bệ thờ Thánh “Đạo giáo” thờ Ngọc Hoàng thượng đế, các vị thần trên thiên đình cũng như hạ giới. Gian bên trái thờ Đức thánh hiền. Gian bên phải thời Đức ông.
Gian hậu cung gồm có 3 cấp thờ: cấp thờ nằm ở vị trí cao nhất là thờ Phật Tam Thế Chương Phật, gồm 3 pho tượng có kích thước vừa phải, đang ngồi trong tư thế xếp bằng trên các toà sen có nhiều lớp cánh. Mỗi pho tượng có một dáng ngồi, nét mặt khác nhau. Cấp thờ thứ hai thấp hơn đặt ba pho tượng: ở giữa là đức Phật di đà to nhất, nổi bật cả gian thờ, ngồi trong tư thế xếp bằng trên tòa sen với khuân mặt hiền từ, phúc hậu, hai tay bắt ấn; hai bên là pho tượng Quan âm và Đại thế trí. Cấp thứ ba gồm có: tượng Thích Ca Mâu Ni ở giữa, tượng Phật A Nan Tôn Giả ở bên trái và tượng Ngài Ca Diếp Tôn Giả ở bên phải.
Ngoài giá trị kiến trúc nghệ thuật, chùa Phố Cũ còn là di tích lịch sử cách mạng. Tại đây, ngày 22/8/1945, Mặt trận Việt Minh tỉnh và Thị xã Cao Bằng tổ chức mít tinh, thành lập Ủy ban Hành chính lâm thời của Thị xã Cao Bằng và lễ ra mắt Ủy ban Hành chính lâm thời tỉnh Cao Bằng.
Với những giá trị về văn hóa - lịch sử cách mạng, chùa Phố Cũ được công nhận Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh vào ngày 31/12/2002.
Trải qua giai đoạn lịch sử hơn 300 năm, từ khi xây dựng và hình thành, chùa Phố Cũ đã được tu bổ, tôn tạo nhiều lần. Đây là di tích mang phong cách kiến trúc nghệ thuật thời Nguyễn tiêu biểu của tỉnh Cao Bằng.
Bên trong và ngoài Chùa còn trưng bày Bộ tranh nhân quả răn dạy con người về những giáo lý của nhà Phật. Với những hình ảnh gần gũi, thiết thực, hy vọng rằng luật nhân quả sẽ thấm sâu vào trái tim mỗi người dân để từ đó mọi người điều chỉnh hành vi, suy nghĩ của mình cho đúng đạo lý và cuộc sống sẽ được nhiều may mắn, hạnh phúc hơn.
Lễ hội Chùa Phố Cũ diễn ra vào ngày mồng 2/2 âm lịch hằng năm được tổ chức quy củ, đông vui với nhiều nghi thức, hoạt động. Lễ hội chùa Phố Cũ là dịp để nhân dân, du khách du xuân, trẩy hội, cầu tài, cầu lộc, cầu cho quốc thái dân an, cầu cho mưa thuận gió hòa, nhà nhà được ấm no, hạnh phúc…
Năm nay, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, lễ hội năm nay Ban Tổ chức không tổ chức phần hội, mà chỉ tổ chức phần lễ, mong muốn một năm mưa thuận, gió hòa, mọi người được bình an, hạnh phúc.
Thông qua các hoạt động Lễ hội tại chùa Phố cũ hàng năm đã góp phần giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp; tăng thêm tình đoàn kết dân tộc; góp phần giới thiệu, quảng bá về giá trị di tích văn hóa - lịch sử thu hút du khách trong và ngoài tỉnh đến tham quan, nghiên cứu, tìm hiểu.
Từ khóa » Hoa Văn đình đền Chùa Thời Nguyễn
-
Kiến Trúc Chính điện Chùa Huế Thời Nguyễn
-
Ý Nghĩa Các Biểu Tượng “hóa” Trong Trang Trí Mỹ Thuật Thời Nguyễn
-
Hoa Văn Tứ Quý Trong Mỹ Thuật Thời Nguyễn - .vn
-
Văn Hóa đình, đền, Chùa, Miếu Trong đời Sống Tinh Thần Của Người ...
-
Rồng - Phượng Trong Nghệ Thuật Thời Nguyễn
-
Di Tích Thời Nguyễn - UBND Tỉnh Thái Bình
-
Ngôi Chùa Mang đậm Phong Cách Nghệ Thuật Của Thời Nguyễn Cuối ...
-
Nét Cổ Kính Không Gian Tâm Linh Làng Quê Việt Nam - Tin Tức Nổi Bật
-
Kinh Phật ô Hộc - Một Kiểu Thức Trang Trí đặc Biệt Của Chùa Huế
-
Chùa Một Cột – Wikipedia Tiếng Việt
-
Đền Ngư Uyên Xây Dựng Vào Thế Kỷ 15, Thời Lê Vĩnh Trị (1677) Thờ 7 ...
-
Huế, Cái đẹp Từ Những Mảnh Vỡ - Traveloka