Huế, Cái đẹp Từ Những Mảnh Vỡ - Traveloka

VI | VNDYear End SaleHỗ trợHợp tác với chúng tôiĐặt chỗ của tôiĐăng NhậpĐăng kýĐăng kýKhách sạnVé máy bayVé xe kháchĐưa đón sân bayCho thuê xeHoạt động & Vui chơiMoretraveloka Explore/ destinationsHuế, cái đẹp từ những mảnh vỡNguyễn Thụy Mộc Nhiên19 Nov 2021 - 8 min read

Nói đến Huế là nói đến nghệ thuật cung đình từ ẩm thực, âm nhạc tới kiến trúc. Trong số các điều đặc biệt ở Huế, tôi rất thích thú và ấn tượng với nghệ thuật khảm sành sứ. Từ những mảnh vỡ bể nát, dưới đôi bàn tay tài hoa của những người thợ xứ Huế mà bát vỡ bỏ đi cũng trở thành kiệt tác.

vẻ đẹp Huế

Sự cầu kỳ và tỉ mỉ trong từng chi tiết trong kiến trúc khảm sành sứ ở đại nội Huế.

Nghề khảm sành sứ có từ thế kỷ XVII, ban đầu những người dân xứ Huế góp nhặt những phế phẩm từ các lò gốm để trang trí cho nhà cửa của mình cho thêm phần màu sắc và sinh động. Dần dần, việc khảm các mảnh sành sứ vào kiến trúc phát triển và ngày một tinh xảo hơn nên được ứng dụng vào đền chùa, miếu mạo và các kiến trúc hoàng gia của triều Nguyễn. Thời kỳ đỉnh cao của nghệ thuật khảm sành sứ bắt đầu từ cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, thời kỳ này hầu hết các kiến trúc ở Huế tiêu biểu như Hoàng thành, phủ, đệ, đình làng, từ đường, lăng tẩm đều được khảm sành sứ. Phong cách kiến trúc này được đánh giá có vai trò và vị trí quan trọng hàng đầu trong việc tạo nên diện mạo tiêu biểu cho kiến trúc cung đình triều Nguyễn.

vẻ đẹp Huế

Cửa Chương Đức ở đại nội Huế.

vẻ đẹp Huế

Khảm sành sứ ở cung Trường Sanh.

Từ các vật liệu khô cứng như sành, sứ, thủy tinh các nghệ nhân đã kỳ công, tỉ mỉ và khéo léo cắt gọt, mài dũa, phối màu để chúng trở nên mềm mại, gắn kết với nhau thành những tác phẩm có hồn, sinh động và màu sắc tràn đầy sức sống. Thông thường khảm sành sứ ở chùa miếu sẽ đơn giản hơn, còn với các kiến trúc hoàng gia thì hoạ tiết cầu kỳ, chất men có độ bóng cao và màu rực rỡ hơn. Để tạo nên các hình tượng Long, Ly, Quy, Phượng, hay những con Giao, con Nghê, các nghệ nhân đã sử dụng mảnh sành sứ, chén, sau này có thêm những vật liệu khác như thủy tinh màu, thủy tinh trong suốt, ốp trên bề mặt. Công việc khó nhất và cầu kỳ nhất đó chính là công đoạn khảm ghép các mảnh sành, mảnh sứ và các chất liệu khảm khác lên các cột, trần, mái,…

Việc kết dính các mảnh vỡ cũng là kỹ thuật hết sức độc đáo, chất kết dính được tạo ra từ vôi trộn với hàu, một số loại lá cây và mật mía tạo thành một thứ vữa vừa quánh dẻo, bền chắc, chịu được nắng mưa lâu dài. Họ phải tính toán thật cẩn thận sao cho độ phối màu chuẩn xác nhất. Vì các mảnh mỡ không giống nhau nên tuy bạn nhìn thấy rồng, phượng, chim muông, hoa lá khắp nơi ở Huế nhưng tuyệt nhiên bạn sẽ không tìm được tác phẩm khảm sành sứ nào giống nhau.

vẻ đẹp Huế

Bức bình phong ở đình làng Kim Long.

vẻ đẹp Huế

Chim Phượng ở mái đình làng Triều Sơn Nam.

vẻ đẹp Huế

Sắc màu rực rỡ của mảnh vỡ ở Đại Nội.

Bạn có thể chiêm ngưỡng khảm sành sứ ở chùa chiền, am miếu, phù điêu, bình phong đặc biệt là từ đường các dòng họ ở mỗi ngôi làng ở Huế. Một trong những nơi nổi tiếng tinh xảo và xa hoa của khảm sành sứ trong đời thường là khu từ đường của các dòng họ ở xã Quảng Ngạn, Quảng Công thuộc huyện Quảng Điền. Hoặc bạn có thể ghé thăm làng Phước Tích, đình làng Kim Long ở trung tâm thành phố Huế, hay từ đường dòng họ ở làng Triều Sơn Nam, Triều Sơn Đông…để tận mắt ngắm nhìn sự tỉ mỉ và cầu kỳ của những công trình kiến trúc này. Công trình hoàng gia tiêu biểu của nghệ thuật khảm gốm sứ lên kiến trúc là Ứng lăng – Lăng vua Khải Định (1885-1925), vị vua thứ XII của triều Nguyễn. Đây là một trong những lăng mộ kỳ công, tiêu tốn nhiều tiền và tráng lệ nhất của Huế và Việt Nam.

vẻ đẹp Huế

Khảm sành sứ tinh tế ở lăng Khải Định.

Nếu bên ngoài lăng là khối kiến trúc bề thế được làm bằng xi măng với tông màu đen trắng thì bên trong lăng lại là sự đối lập thú vị bởi vẻ đẹp lộng lẫy, rực rỡ sắc màu của hàng trăm bức tranh, phù điêu được trang trí tinh xảo bằng hàng vạn mảnh sành sứ và thủy tinh màu. Những bức bích hoạ cầu kỳ đại diện cho bốn mùa xuân, hạ, thu, đông hay mang hình dáng thuỵ thú long, lân, quy, phụng, bát bửu, ngũ phúc … được làm từ các loại chén, bát, độc bình, chai lọ. Sau khi được cắt gọt cẩn thận rồi tỉ mỉ ghép thành những bức tranh, phù điêu, hình chim, hoa, muông thú… tuyệt đẹp theo các điển tích Nho giáo, Lão giáo, Phật giáo, và cả mô típ dân gian. Màu sắc của chúng cực kỳ hài hòa, các tông màu chính gồm trắng, vàng, nâu, xanh lam, xanh lục, tía nên các mảng khối trang trí trông rất mềm mại, sống động.

vẻ đẹp Huế

Phù điêu ở lăng Khải Định.

Điều đặc biệt và ấn tượng nhất của lăng Khải Định là chiếc bửu tán che bên trên pho tượng đồng của nhà vua, đây chính là một kiệt tác. Toàn bộ chiếc bửu tán là một khối bê tông cốt thép nặng gần một tấn nhưng khi nhìn vào, tôi không hề biết đây là khối bê tông mà chỉ cảm giác chiếc bửu tán này được làm bằng nhung gấm với những đường nét uốn lượn mềm mại, thanh thoát và sinh động trông như có thể lay động trước gió. Từng hoa văn, chi tiết trên bửu tán tuy được khảm từ sành sứ nhưng giống hệt như những hoa văn được thêu trên vải. Bên dưới bửu tán là pho tượng đồng của vua Khải Định được đúc tại Pháp năm 1920 và dưới đế tượng chính là nơi đặt thi hài nhà vua.

Tới Huế, bạn có thể nhìn đâu cũng thấy những mảnh vỡ sắc màu từ những công trình hoàng gia tới bình dân như am miếu, bình phong. Từ những thứ vô tri vô giác, tưởng như vứt đi lại trở thành công trình có sức sống mãnh liệt, bền bỉ với thời gian. Chúng đã tạo nên một nghệ thuật đặc sắc của riêng mảnh đất cố đô Huế, không ở đâu có và không thể trộn lẫn. Nghệ thuật khảm sành sứ vừa hồn hậu, bình dị vừa quyền quý, cao sang. Huế lúc nào cũng làm tôi ngạc nhiên và dù có đi bao nhiêu lần cũng vẫn thấy còn rất nhiều điều thú vị đang chờ được khám phá.

Tác giả: Trần Hồng Ngọc* Bài viết tham gia chương trình Traveloka Golocal

Traveloka Golocal là chương trình viết blog giới thiệu những địa điểm đẹp trên khắp đất nước Việt Nam. Đây là cơ hội tuyệt vời để quảng bá du lịch địa phương đến mọi người. Với mỗi bài viết đạt yêu cầu bạn sẽ nhận ngay 800.000 VND và cơ hội làm Cộng tác viên với Traveloka. Thông tin chi tiết về chương trình xem tại: https://www.traveloka.com/vi-vn/golocal

Bài viết được đề xuất

Review Metro số 1 Bến Thành Suối Tiên từ A - Z

26 Dec 2024 - 35 min read

Văn khấn Giao thừa Ất Tỵ 2025 - Cách cúng và bài khấn chuẩn

26 Dec 2024 - 13 min read

8 địa điểm du lịch miền Bắc ngắm vạn vật bừng tỉnh ngày xuân

25 Dec 2024 - 12 min read

Tết Dương lịch là gì? Tết Dương lịch 2025 được nghỉ mấy ngày?

25 Dec 2024 - 11 min read

Tháng 1 có bao nhiêu ngày và những điều bạn cần biết

25 Dec 2024 - 33 min read

Tết Cổ Truyền của người Hà Nội chẳng thay đổi dù thời gian có đổi thay

25 Dec 2024 - 7 min readKhách sạnVé máy bayThings to DoLuôn biết thông tin mới nhấtĐăng ký nhận bản tin của chúng tôi để biết thêm các khuyến nghị về du lịch và phong cách sống cũng như các chương trình khuyến mãi thú vị.Đăng kýĐăng kýHợp tác với Traveloka

Đối tác thanh toán

Về Traveloka

  • Cách đặt chỗ
  • Liên hệ chúng tôi
  • Trợ giúp
  • Tuyển dụng
  • Về chúng tôi

Theo dõi chúng tôi trên

  • Facebook
  • Instagram
  • TikTok
  • Youtube
  • Telegram

Sản phẩm

  • Khách sạn
  • Vé máy bay
  • Vé xe khách
  • Đưa đón sân bay
  • Cho thuê xe
  • Hoạt động & Vui chơi
  • Du thuyền
  • Biệt thự
  • Căn hộ

Khác

  • Traveloka Affiliate
  • Traveloka Blog
  • Chính Sách Quyền Riêng
  • Điều khoản & Điều kiện
  • Đăng ký nơi nghỉ của bạn
  • Đăng ký doanh nghiệp hoạt động du lịch của bạn
  • Khu vực báo chí
  • Quy chế hoạt động
  • Vulnerability Disclosure Program
  • APAC Travel Insights

Tải ứng dụng Traveloka

Công ty TNHH Traveloka Việt Nam. Mã số DN: 0313581779. Tòa nhà An Phú, 117-119 Lý Chính Thắng, P. 7, Q. 3, TPHCMCopyright © 2024 Traveloka. All rights reserved

Từ khóa » Hoa Văn đình đền Chùa Thời Nguyễn