[CHUẨN NHẤT] Thế Nào Là Hai Biến Cố độc Lập - Top Lời Giải
Có thể bạn quan tâm
Câu hỏi: Thế nào là hai biến cố độc lập?
Lời giải:
Hai biến cố A và B được gọi là độc lập với nhau nếu việc xảy ra hay không xảy ra của biến cố này không làm ảnh hưởng tới xác suất xảy ra của biến cố kia.
Cùng Top lời giải đi tìm hiểu chi tiết về hai biến cố độc lập nhé.
Mục lục nội dung 1. Định nghĩa:2. Quy tắc nhân xác suất3. Ví dụ minh họa1. Định nghĩa:
* Định nghĩa 1:
- Hai biến cố A và B được gọi là độc lập với nhau nếu việc xảy ra hay không xảy ra của biến cố này không làm ảnh hưởng tới xác suất xảy ra của biến cố kia.
Thí dụ: Trong bình có 4 quả cầu trắng và 5 quả cầu xanh, lấy ngẫu nhiên từ bình ra 1 quả cầu. Gọi A là biến cố “lấy được quả cầu xanh“. Hiển nhiên P(A) = 5/9 . Quả cầu lấy ra được bỏ lại vào bình và tiếp tục lấy 1 quả cầu. Gọi B là biến cố “lần thứ 2 lấy được quả cầu xanh“, P(B) = 5/9. Rõ ràng xác suất của biến cố B không thay đổi khi biến cố A xảy ra hay không xảy ra và ngược lại. Vậy hai biến cố A và B độc lập nhau.
Trong thực tế việc nhận biết tính độc lập, phụ thuộc, xung khắc của các biến cố. chủ yếu dựa vào trực giác.
* Định nghĩa 2: Các biến cố A1, A2, …, An, được gọi là độc lập từng đôi nếu mỗi cặp hai biến cố bất kỳ trong n biến cố đó độc lập với nhau.
Thí dụ: Xét phép thử từng đồng xu 3 lần. Gọi Ai là biến cố: “được mặt sấp ở lần tung thứ i” (i = 1, 2, 3). Rõ ràng mỗi cặp hai trong 3 biến cố đó độc lập với nhau. Vậy A1, A2, A3 độc lập từng đôi.
* Định nghĩa 3: các biến cố A1, A2, …, An, được gọi là độc lập từng phần nếu mỗi biến cố độc lập với tích của một tổng hợp bất kỳ trong các biến cố còn lại.
Ta chú ý là các biến cố độc lập từng đội thì chưa chắc độc lập toàn phần. Điều kiện độc lập toàn phần mạnh hơn độc lập từng đôi.
Hệ quả: Từ định lý trên ta có thể suy ra một số hệ quả sau đây:
Hệ quả 1:
Xác suất của tích hai biến cố độc lập bằng tích xác suất của các biến cố đó: P(A.B) = P(A).P(B).
Hệ quả 2:
Xác suất của tích n biến cố bằng tích xác suất của các biến cố đó, trong đó xác suất của mỗi biến cố tiếp sau đều được tính với điều kiện tấc cả các biến cố trước đó đã xảy ra:
Hệ quả 3:
Xác suất của tích n biến cố độc lập toàn phần bằng tích xác suất của các biến cố đó:
P(A1.A2 … An) = P(A1).P(A2) … P(An)
2. Quy tắc nhân xác suất
- Nếu hai biến cố A và B độc lập với nhau thì
P(AB) = P(A).P(B)
- Quy tắc nhân xác suất cho nhiều biến cố: Nếu k biến cố A1, A2, …,A3 độc lập với nhau thì
P(A1 A2…Ak) = P(A1).P(A2) … P(Ak)
3. Ví dụ minh họa
Ví dụ 1. Một chiếc máy bay có hai động cơ I và II hoạt động độc lập với nhau. Xác suất để động cơ I và động cơ II chạy tốt lần lượt là 0,6 và 0,8. Hãy tính xác suất để
a) Cả hai động cơ đều chạy tốt
b) Cả hai động cơ đều chạy không tốt
Hướng dẫn
a) Gọi A là biến cố: “Động cơ I chạy tốt”
B là biến cố: “Động cơ II chạy tốt”
C là biến cố: “Cả hai động cơ đều chạy tốt”
Khi đó: C = AB
Vì hai động cơ I và II hoạt động độc lập nên A và B là hai biến cố độc lập.
Áp dụng quy tắc nhân xác suất cho hai biến cố độc lập, ta có
P(C) = P(A).P(B) = 0,6 . 0,8 = 0,48
Ví dụ 2. Bốn khẩu pháo cao xạ A, B, C, D cùng bắn độc lập vào một mục tiêu. Biết xác suất bắn trúng của các khẩu pháo tương ứng là
Tính xác suất để mục tiêu bị bắn trúng.
Hướng dẫn
Vì A, B, C, D cùng bắn độc lập nên ta có xác suất mục tiêu không bị bắn trúng là
Vậy xác suất để mục tiêu bị bắn trúng là
Từ khóa » Cặp Biến Cố Xung Khắc Là Gì
-
Biến Cố Và Quan Hệ Giữa Các Biến Cố | Maths 4 Physics & More...
-
Biến Cố Xung Khắc Là Gì? Bài Tập Biến Cố Xung Khắc Cực Hay, Chi Tiết
-
Biến Cố Xung Khắc Là Gì?Tổ Hợp,xác Suất,quy Tắc đếm
-
Hai Biến Cố Xung Khắc Là Gì - Cẩm Nang Hải Phòng
-
Biến Cố Và Mối Quan Hệ Giữa Các Biến Cố
-
Xung Khắc Là Gì Toán 11 - Thả Rông
-
Biến Cố Không Xung Khắc Là Gì - Thả Rông
-
Biến Cố Xung Khắc Là Gì - Bài 2
-
Quan Hệ Giữa Các Biến Cố A Biến Cố Xung Khắc - Tài Liệu Text - 123doc
-
Bài 2: Mối Quan Hệ Giữa Các Biến Cố
-
Biến Cố Ngẫu Nhiên Và Xác Suất (P2) - Viblo
-
Hai Biến Cố đối Lập Thì Xung Khắc Với Nhau
-
[PDF] Bài 1: BIẾN CỐ NGẪU NHIÊN VÀ XÁC SUẤT